Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Xuất hiện ca viêm não Nhật Bản đầu tiên, tăng mạnh số mắc sởi

Thứ ba, 15:15 12/06/2018 | Y tế

GiadinhNet - Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, thời điểm từ tháng 5-9 hàng năm luôn là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não, viêm não Nhật Bản. Hầu hết các ca bệnh nặng, tử vong đều chưa tiêm phòng vaccine. Tại Hà Nội, đã ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên, song song với việc gia tăng các ca bệnh sởi.


Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ. Ảnh: CHÍ CƯỜNG

Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ. Ảnh: CHÍ CƯỜNG

Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội ngày 11/6, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tuần qua, địa bàn đã ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên năm 2018. Theo đó, bệnh nhi là bé gái 10 tuổi, ở xã Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Bệnh nhi hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tiến triển bệnh khá tích cực.

Ngày 11/6, PGS.TS Nguyễn Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện Khoa đang điều trị nội trú cho hơn 20 ca viêm não, ngoài ra còn nhiều ca bệnh kèm viêm màng não. Các bệnh nhân nằm điều trị chủ yếu ở Khoa Hồi sức, Truyền nhiễm. PGS.TS Nguyễn Minh Điển cũng cho biết, trong số này có một số trẻ mắc bệnh nặng, phải thở máy. Tuần trước đó, Khoa Truyền nhiễm ghi nhận 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng. Hai ca này đều do không được tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine theo quy định.

Một trong 2 ca này là một bé gái 13 tuổi ở Hải Dương, vào viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật. Người nhà cho biết, trước đó, trẻ xuất hiện sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt. 2 ngày sau, trẻ xuất hiện đau đầu, buồn nôn nên được đưa đến bệnh viện tỉnh. Tại đây, sau khi tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm và chọc dịch não tủy, bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc viêm não Nhật Bản và chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Người nhà bệnh nhân này cho biết không nhớ bệnh nhi đã được tiêm mấy mũi vaccine phòng viêm não Nhật Bản. Trường hợp còn lại mới 15 tháng tuổi ở Bắc Ninh cũng chưa được tiêm phòng vaccine, sau nhiều ngày thở máy, điều trị chống phù não, hiện tình trạng bệnh nhi đã tạm thời ổn định nhưng cần đánh giá sâu hơn về ảnh hưởng di chứng tinh thần, vận động.

Theo ThS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%). Bệnh này thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, đến ngày thứ 2 hay thứ 3 của bệnh thì triệu chứng biểu hiện rõ dần như: Sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp. “Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí 1 ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1-2 ngày là trẻ tử vong”, ThS.BS Đỗ Thiện Hải cho hay.

Ngoài ra, còn có một điều đáng sợ đối với bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản là những di chứng thần kinh về sau. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, di chứng thần kinh sau khi mắc viêm não Nhật Bản như giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Gia tăng mạnh bệnh sởi tại miền Bắc

Không chỉ có những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp vào mùa hè, ngay cả những bệnh hay xuất hiện vào mùa Đông - Xuân như sởi đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc như: Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh...

Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, nếu trong tháng 4 và đầu tháng 5/2018 chỉ ghi nhận 2-6 ca bệnh sởi/tuần thì trong tuần cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2018, trên địa bàn thành phố ghi nhận từ 10 - 18 trường hợp dương tính với sởi/tuần. Cao điểm từ 4-10/6, cả thành phố ghi nhận 33 trường hợp sốt phát ban, trong đó có 20 trường hợp dương tính với sởi. Lũy tích năm 2018 đã có 275 trường hợp mắc sốt phát ban, trong đó có 148 trường hợp mắc sởi. Trong khi cả năm 2017, Thủ đô chỉ ghi nhận hơn 60 ca mắc sởi.

Theo TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, trước đây, bệnh sởi thường phát triển mạnh vào mùa Đông - Xuân thì nay bệnh xuất hiện rải rác quanh năm. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. TS Nguyễn Nhật Cảm cũng cho biết, với những dịch bệnh dễ xảy ra trong mùa hè, để phòng bệnh, các địa phương và mỗi người dân cần tích cực triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, như diệt muỗi, bọ gậy, ngủ màn... Với những bệnh đã có vaccine phòng bệnh, người dân cần tuân thủ việc tiêm phòng đầy đủ.

“Hiện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội bảo đảm đủ vaccine phục vụ nhu cầu phòng bệnh của người dân. Người dân cần chủ động cho trẻ đi tiêm chủng khi đến tuổi, không nên chờ đến khi có dịch mới tiêm sẽ không đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh”, TS Nguyễn Nhật Cảm khuyến cáo.

Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15/6)” cao điểm trong tháng 6/2018. Ngoài ra, Bộ Y tế tổ chức 8 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại 16 tỉnh, thành phố trọng điểm.

Theo ThS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), hiện tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đã có trong Chương trình Tiêm chủng Quốc gia, do đó các bậc phụ huynh nên lưu ý thực hiện các mũi tiêm này từ khi trẻ còn nhỏ theo thời gian sau:

Mũi 1: Khi trẻ 1 tuổi.

Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.

Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2.

Ba mũi tiêm này có khả năng bảo vệ trẻ trong khoảng 5-7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên. Do đó, khuyến cáo các bậc phụ huynh sau khi tiêm mũi 3, cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Nên ngủ màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Khi trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Top