Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Thêm kênh giám sát an toàn thực phẩm trong trường học

Thứ năm, 07:04 19/09/2019 | Y tế

GiadinhNet - Tại Kế hoạch số 184/KH-UBND về Công tác y tế trường học năm học 2019-2020 do ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký ban hành nêu rõ mục tiêu trọng tâm là tăng cường kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm, quyết tâm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học.

Hà Nội: Thêm kênh giám sát an toàn thực phẩm trong trường học - Ảnh 1.

Bữa ăn bán trú của học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội. Ảnh minh họa

An toàn thực phẩm, quyết định chất lượng bữa ăn học đường

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đánh giá rất cao việc xây dựng bữa ăn học đường để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh. Ông nhấn mạnh: "Xây dựng được bữa ăn cho học sinh không phải là dễ. Phải xuất phát từ tình thương, trách nhiệm của các thầy cô mới xây dựng được bữa ăn tốt cho học sinh".

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, thực đơn bữa ăn học đường xây dựng trên cơ sở khoa học là điều vô cùng quan trọng. Để xây dựng thực đơn bữa ăn học đường khoa học phù hợp với lứa tuổi, vùng miền, theo mùa, theo tuần... thì nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm để thực hiện bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng mang tính chất quyết định.

TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam nhấn mạnh: Đảm bảo chế độ ăn của trẻ tiểu học và THCS phong phú, đa dạng, cân đối, giàu dinh dưỡng, đáp ứng từ 45-55% nhu cầu khuyến nghị dinh dưỡng và các vi chất thiết yếu đối với học sinh tiểu học và 30-40% nhu cầu đối với học sinh THCS… Cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, muối, hình thành các thói quen ăn uống tốt và tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngay trong giai đoạn này.

Tại Hà Nội, những năm gần đây mô hình dạy học 2 buổi/ngày là phổ biến. Lượng học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội ăn bán trú tại trường ngày càng tăng. An toàn thực phẩm trong trường học là vấn đề được không chỉ phụ huynh, học sinh mà dư luận cũng rất quan tâm.

Thống kê cho thấy, năm học 2019-2020, Hà Nội có hơn 1.600 trên tổng số 2.700 trường học có tổ chức bữa ăn bán trú. Toàn thành phố có hơn 700.000 học sinh tiểu học, trong đó có khoảng 90% đăng ký ăn bán trú tại trường. Tỷ lệ này ở cấp THCS là hơn 20% trong tổng số hơn 450.000 học sinh. Ngoài ra còn có gần 550.000 trẻ mầm non được chăm sóc, nuôi dưỡng hằng ngày tại hơn 1.100 trường và nhóm lớp. Điều này có nghĩa là mỗi ngày toàn thành phố có tới hơn 1 triệu học sinh ăn bán trú tại trường với số lượng 1-4 bữa, tùy theo độ tuổi.

Cuối tháng 4/2019, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội kiểm tra thực tế các trường học cho thấy, một số nơi còn sơ suất trong việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm như: Để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín; khay ăn, bát ăn chưa được rửa sạch; việc lưu mẫu thực phẩm chưa đúng quy định; nhân viên chế biến thực phẩm chưa thường xuyên sử dụng găng tay; thiếu thiết bị phòng, chống côn trùng…

Giải pháp giám sát an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

Như đã nêu, an toàn thực phẩm trong trường học là vấn đề được nhiều người quan tâm, thậm chí nhiều phụ huynh coi đây là tiêu chí hàng đầu trong lựa chọn trường học cho con, đánh giá chất lượng giáo dục.

Nhiều giải pháp để các trường học, đơn vị giáo dục hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất an toàn bữa ăn cho học sinh. Bà Dương Thị Sau, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đông Anh (Hà Nội), cho biết: Truy tận gốc nguồn thực phẩm và tăng cường giám sát toàn diện các khâu của quy trình tổ chức bữa ăn cho học sinh tại trường là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường trong năm học 2019-2020. Việc rà soát tất cả doanh nghiệp cung ứng thực phẩm cho các bếp ăn tập thể trên địa bàn đã được triển khai và sẽ thực hiện thường xuyên. Nếu phát hiện nơi nào cung ứng thực phẩm không bảo đảm, Phòng yêu cầu nhà trường cắt hợp đồng cung ứng và kiến nghị cơ quan chức năng xử phạt nghiêm khắc, dứt khoát không để tái phạm. Đây cũng là địa phương cuối năm 2018 xảy ra vụ việc một số trẻ ở Trường Mầm non Xuân Nộn biểu hiện ngộ độc thực phẩm.

Tại quận Tây Hồ, trong năm học 2019-2020, ngành GD&ĐT quận đã tập trung tăng cường giám sát nguồn gốc thực phẩm. Khác so với các năm học trước, năm nay UBND quận và các nhà trường thường xuyên kiểm tra thực tế tại đơn vị cấp 2, tức là truy tận gốc nơi cung ứng thực phẩm, từ đó kịp thời ngăn chặn nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh trong việc giám sát quy trình tổ chức bữa ăn bán trú là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học. Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, cách thức này không chỉ thêm kênh giám sát mà còn góp phần làm tăng tính minh bạch trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng của học sinh trong mỗi nhà trường. 

Ngoài việc yêu cầu tăng cường giám sát, kiên quyết không để đơn vị cung cấp thực phẩm, chế biến suất ăn không bảo đảm an toàn tại các nhà trường, năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học lưu ý hơn trong khâu vệ sinh dụng cụ nấu và khay, bát ăn... của học sinh. Những đơn vị có sai phạm, lơ là trong việc tuân thủ các quy định an toàn, vệ sinh thực phẩm, để xảy ra hiện tượng học sinh bị ngộ độc thực phẩm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Hòa Xuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top