Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: “Nghề Y là nghề cứu vớt đau khổ của con người...”

Thứ hai, 10:42 10/02/2014 | Y tế

GiadinhNet - “Nghề Y là một nghề cao quý, phải đặt lợi ích bệnh nhân lên trên tất cả những lợi ích khác của người thầy thuốc. Thời gian qua, ngành Y đã có rất nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân” - GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế (từ năm 1997-2003), hiện là Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nói trong cuộc trò chuyện đầu năm với PV Báo GĐ&XH về vấn đề y đức hiện nay.

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: “Nghề Y là nghề cứu vớt đau khổ của con người...” 1

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng

 
Nhiều chuyển biến tốt

Thưa Giáo sư, với cái nhìn khách quan của mình, ông có thể đánh giá những mặt được của ngành Y tế trong thời gian qua?

- Theo tôi, ngành Y trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tốt. Thứ nhất, Việt Nam không để xảy ra những dịch bệnh lớn, mặc dù trên thế giới có thể nói là khủng hoảng vì dịch bệnh. Trung Quốc bị cúm A/H7N9 khiến nhiều người tử vong, một số nước vẫn bị dịch H1N1, H5N1... Những dịch bệnh như tay chân miệng, bệnh “lạ” đã được đẩy lùi. Công tác phòng chống HIV cũng có nhiều thành tích tốt, đáng ghi nhận.

Thứ hai, hệ thống khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ. Nhiều kỹ thuật hiện đại được áp dụng, mang lại kết quả đáng mừng. Nhiều bệnh viện được mở rộng, xây mới. Số lượng bác sỹ cũng nhiều hơn. Như thời tôi chỉ có trên 5 bác sỹ/10.000 dân, nhưng bây giờ đã đạt trên 7 bác sỹ/10.000 dân.

Nếu nói về những hạn chế trong ngành Y tế hiện nay, Giáo sư có thể chia sẻ những vấn đề cần khắc phục?

- Theo tôi, hiện nay ngành Y cần phải tập trung khắc phục hệ thống hơn là đi vào sự vụ. Đã đến lúc, ngành Y nên nghĩ đến các phương hướng tổng thể hơn. Một số bộ phận vẫn có tâm lý ỷ lại vào bao cấp, lúc nào cũng kêu thiếu tiền nhưng không năng động.

Rồi cách tổ chức cán bộ hiện nay, nhiều nơi vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ bao cấp. Ví như lấy một anh bác sỹ giỏi ra làm quản lý mà lại không đào tạo quản lý một cách bài bản cho người ấy. Có một tồn tại: Chúng ta vẫn luôn “nhận dạng” thành phần tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe chủ yếu vẫn là thầy thuốc và bệnh nhân mà chưa thấy vai trò, ảnh hưởng hết sức to lớn của đội ngũ cán bộ quản lý.

Có ý kiến cho rằng, 2013 vừa qua là năm có nhiều “sự cố” của ngành Y, quan điểm của Giáo sư về vấn đề này ra sao?

- Tôi không đồng ý với ý kiến này. Có lẽ trước đây cũng có nhưng do chưa phát hiện hoặc phát hiện chưa kịp thời mà thôi. Ở đây tôi  nhấn mạnh vai trò của các nhà báo đã góp phần quan trọng giúp ngành Y tôn vinh những tấm gương tốt, đồng thời cũng phát hiện ra những hạn chế, yếu kém để ngành Y nhận ra để điều chỉnh kịp thời.
 
Song tôi cũng mong các nhà báo tiếp tục tuyên truyền, phân tích một cách khách quan để xã hội hiểu, tránh tình trạng hễ có “sự cố” gì xảy ra thì đổ xô phê phán - điều này rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý của hàng triệu các cán bộ ngành Y đang hết lòng cứu chữa bệnh nhân.
 
Tôi lấy một ví dụ, có một nguyên tắc trong quản lý là quản lý theo ranh giới lãnh thổ và theo ngành dọc.Vấn đề này ở nước ta chưa rạch ròi. Khi nói về quyền lợi, quyền lực của mình thì ai cũng muốn cao, bởi vậy họ đều muốn ngành Y tế (và một số ngành khác) dưới quyền của mình - điều này cũng dễ hiểu và khá phổ biến. Nhưng khi có sự cố xảy ra thì không ít địa phương lại “đổ” trách nhiệm chính cho ngành Y tế!
 
GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: “Nghề Y là nghề cứu vớt đau khổ của con người...” 2

Điều hòa giữa lương và thu nhập của thầy thuốc không phải là việc riêng của ngành Y tế nữa. Nhà nước phải tính đến những chính sách điều chỉnh sao cho phù hợp. Ảnh : P.V

 
Mối quan hệ trong việc quản lý theo lãnh thổ và quản lý theo ngành hết sức quan trọng. Một ví dụ, trước Tết 2014, khi có vụ rượu “rởm” khiến nhiều người tử vong, đã xảy ra tranh luận giữa 2 cơ quan là Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương). Đây là bài học trong việc quản lý phải chia ranh giới rõ ràng.
 
Cái gì thuộc trách nhiệm địa phương, cái gì Bộ Y tế chịu trách nhiệm. Bộ Y tế chịu trách nhiệm về hướng dẫn chuyên môn đường lối, chính sách, quy tắc, còn việc thực hiện, kiểm tra thì địa phương phải chịu trách nhiệm, tránh tình trạng quản lý chồng chéo. Khi có phân định rõ ràng, ta cứ đối chiếu và phán xử, tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau.
 
Làm sao để thầy thuốc không còn phải đau đáu nỗi lo “cơm áo gạo tiền”

Thời gian qua, vấn đề y  đức được nhắc đến với tần suất khá nhiều. Theo Giáo sư, để giải quyết tận gốc vấn đề này, ngành Y tế phải tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi gì?

- Trước hết phải nói rằng nghề Y xuất phát từ một mục đích hết sức cao đẹp là cứu chữa người bệnh. Những người hành nghề Y đầu tiên trong nhân loại là những người truyền đạo, họ thấy người bệnh đau khổ về mặt thể xác nên đã cứu chữa. Như vậy, người truyền đạo làm 2 nghề một lúc với một mục đích cứu vớt đau khổ của con người chứ không phải kiếm sống, càng không phải là vì lợi nhuận trên thể xác của người khác. Đó là xuất phát của ngành Y.

Điều này phải nhấn mạnh với các thầy thuốc trẻ. Việc tổ chức giáo dục y đức trong ngành, trong các trường y cần được thực hiện tốt hơn nữa, phải trở thành sinh hoạt thường xuyên. Chúng ta nên tổ chức cho các đơn vị y tế, các thầy thuốc trực tiếp thảo luận thì chính họ sẽ giác ngộ được nhiều vấn đề sâu sắc, tránh tình trạng nói suông, mang tính giáo huấn chung chung.

“Điều hòa giữa lương và thu nhập của thầy thuốc không phải là việc riêng của ngành Y tế nữa. Nhà nước phải tính đến những chính sách điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu không tôi cho rằng sẽ nguy hiểm, nó tạo ra sự bất bình đẳng ngay trong ngành Y. Sẽ chẳng ai muốn đi công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa khi không có thu nhập thêm mà lương thì lại thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình”.
 
GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng
 
Hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ khiến y đức có xu hướng giảm sút, có những sự vụ gây bức xúc trong dư luận. Chúng ta phải thừa nhận rằng có một bộ phận thầy thuốc chưa hiểu hết mục đích hành nghề của mình, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tính mạng người bệnh và lợi ích của bản thân.
 
Chính vì đặt lợi ích của bản thân mình lên cao (bị đồng tiền lôi cuốn) và coi thường tính mạng của người bệnh cho nên họ đã phạm vào những sai lầm. Ngành Y tế cần đưa việc giáo dục y đức thành một sinh hoạt thường xuyên trong tất cả các đơn vị.

Để đảm bảo các thầy thuốc hết lòng, tận tâm với người bệnh, không phải đau đáu nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì không chỉ có ngành Y tế mới giải quyết được mà còn cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Cần phân biệt lương và thu nhập. Tôi thấy lương của cán bộ ngành Y thấp so với sự đào tạo, cống hiến của người thầy thuốc. Dư luận vẫn nói lương của người thầy thuốc đứng thứ 17 trong 18 ngành nghề. Tuy nhiên có một thực tế, hiện nay thu nhập của một bộ phận thầy thuốc ở thành phố lớn lại khá cao. Nhiều thầy thuốc đổ xô về thành phố, dồn vào những chuyên ngành nhiều bệnh nhân để hy vọng sẽ có thu nhập cao.
 
Vì vậy, điều hòa giữa lương và thu nhập của thầy thuốc không phải là việc riêng của ngành Y tế nữa. Nhà nước phải tính đến những chính sách điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu không tôi cho rằng sẽ nguy hiểm, nó tạo ra sự bất bình đẳng ngay trong ngành Y. Sẽ chẳng ai muốn đi công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa khi không có thu nhập thêm mà lương thì lại thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình.
 
Trân trọng cảm ơn Giáo sư về cuộc trò chuyện này!
 
Hoài Nam (thực hiện)
hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top