Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS.TS Nguyễn Công Khẩn: Sẽ kiểm tra chặt đối với hàng nhập khẩu

Thứ hai, 10:03 20/06/2011 | Y tế

GiadinhNet - "Trong thời gian tới, Cục ATVSTP sẽ đề xuất việc đưa DEHP là chỉ tiêu theo dõi đối với phụ gia thực phẩm và một số mặt hàng có sử dụng phụ gia tạo đục; thực hiện kiểm tra chặt đối với hàng nhập khẩu".

GS.TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) cho biết thông tin như vậy trong buổi trả lời phỏng vấn Báo GĐ&XH.

Tác hại DEHP phụ thuộc vào mức độ đưa vào cơ thể

DEHP là chất gì và ảnh hưởng sức khỏe của nó thế nào thưa ông?

- DEHP là tên viết tắt của diethyl hexyl phtalate - một chất hữu cơ lỏng, không màu, không mùi, chỉ tan trong dầu, không tan trong nước nên tạo đục trong sản phẩm chứa nước. Nhiều hoá chất khác có cấu trúc tương tự DEHP tạo thành nhóm các dẫn chất phtalate như: monobutyl phtalate (MBP), dibutyl phtalate (DBP), benzylbutyl phtalate (BZBP), monomethyl phtalate (MMP)...

DEHP được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp nhựa để tạo độ dẻo. Các loại nhựa, chất dẻo để sản xuất đồ dùng giả da, áo mưa, giày dép, bao bì nhựa; DEHP còn được dùng như chất lỏng thủy lực và chất cách điện.
 

Thu hồi sản phẩm thạch có chứa DEHP.

Tác hại DEHP với sức khỏe phụ thuộc vào mức độ chất DEHP đưa vào cơ thể. Khi nhiễm cấp tính với liều lượng 5-10g có thể gây ức chế hệ tiêu hóa ở người. Trên động vật thí nghiệm gây nhiễm liều cao qua đường tiêu hóa tác động xấu lên gan, thận và tăng trưởng. Khi nhiễm DEHP ở liều nhất định và kéo dài có thể gây tăng sinh tế bào gan, phổi ở động vật thí nghiệm; gây dị tật bẩm sinh; giảm khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến thụ thai, teo tinh hoàn; làm xáo trộn nội tiết gây dậy thì sớm trước tuổi. Tuy chưa có các minh chứng cụ thể nhưng một số nghiên cứu còn cho thấy DEHP có thể là một chất có nguy cơ ung thư.

DEHP là chất không được phép đưa vào thực phẩm. DEHP có thể ô nhiễm từ không khí, môi trường, bao gói song ở giới hạn thấp, không nguy hại cho sức khỏe.

Thưa ông, lý do gì mà nhà sản xuất lại sử dụng chất này trong thực phẩm?

- Tháng 5/2011, tại Đài Loan, Công ty phụ gia thực phẩm Dục Thân có trụ sở tại Đài Bắc đã bị phanh phui do đưa chất DEHP trái phép vào trong phụ gia tạo đục. Sản phẩm này đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Đồng thời chất tạo đục có chứa DEHP đã được dùng trong sản xuất các loại nước giải khát, nước ép hoa quả tại Đài Loan.

Nhà sản xuất gian dối dựa vào đặc tính tạo đục của chất này để tăng độ huyền phù, giữ hương vị và màu thay vì phải dùng tinh chất dầu cọ hoặc dầu mè vốn đắt hơn nhiều lần. Đây là hành vi gian dối có chủ đích.

Bộ Y tế đang chuẩn bị Đề án cảnh báo nhanh

Hiện nay đã có gần 40 sản phẩm thực phẩm chứa chất DEHP được thu hồi, các sản phẩm này đều có sử dụng chất phụ gia có xuất xứ từ Đài Loan, ông có thể cho biết, Cục VSATTP có tiếp tục rà soát hay không?

- Gần 40 sản phẩm thực phẩm có chất DEHP bị thu hồi đều liên quan tới sử dụng chất phụ gia tạo đục xuất xứ từ Đài Loan đã được mạng lưới INFOSAN và cơ quan y tế Đài Loan cảnh báo. Đây là đợt truy xuất nguồn gốc nhanh chóng và phối hợp chặt chẽ nhất với phía bạn từ trước tới nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi thông tin và cập nhật việc truy xuất nguồn gốc. Trong thời gian tới, Cục sẽ đề xuất việc đưa DEHP là chỉ tiêu theo dõi đối với phụ gia thực phẩm và một số mặt hàng có sử dụng phụ gia tạo đục; thực hiện kiểm tra chặt đối với hàng nhập khẩu. Do đó, việc giám sát vẫn sẽ tiếp tục.

Sau Melamine chúng ta lại phát hiện chất DEHP, tuy nhiên việc phát hiện này đều do các nước thông báo cho chúng ta sau khi họ phát hiện ra ở nước họ. Vậy vấn đề ở đây là gì?

- Melamine là chất mà nhà sản xuất Tam Lộc ở Trung Quốc gian dối đưa vào sữa để tăng giả độ đạm; DEHP là chất mà nhà sản xuất Dục Thân ở Đài Loan gian dối đưa vào phụ gia để giảm giá thành. Các sự cố trên xuất phát từ nước ngoài như chúng ta đã biết. Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế sâu với thế giới và khu vực. Hội nhập WTO đặt ra tất yếu các giao lưu thương mại, trong đó có thực phẩm. Hơn nữa, thực phẩm lưu thông trên thị trường thế giới qua công nghệ chế biến ngày càng phổ biến.
 
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các gian dối, gian lận thương mại không xảy ra. Hàng tuần các bạn đã nhận thấy các thông tin này. Rõ ràng là cảnh báo chủ động của chúng ta còn hạn chế. Bộ Y tế đang chuẩn bị Đề án cảnh báo nhanh trình Thủ tướng sắp tới cũng không ngoài mục đích này. Mặt khác, trong bối cảnh chung về an toàn thực phẩm toàn cầu, hệ thống thu hồi, hệ thống truy xuất nguồn gốc cần được xây dựng, củng cố nhằm nhanh chóng loại trừ các đe dọa mất ATTP trong tình trạng khẩn cấp ở các quốc gia có lưu thông buôn bán thực phẩm với nước ta.

Theo ông các sản phẩm thực phẩm không sử dụng chất phụ gia có xuất xứ từ Đài Loan thì người tiêu dùng có yên tâm không?

- Đến thời điểm này có thể yên tâm. Chúng tôi đã cho khảo sát trên thị trường các sản phẩm thạch, nước giải khát của một số nhà sản xuất trong nước không dùng phụ gia có xuất xứ từ Đài Loan thì chưa phát hiện có chứa DEHP. Chúng tôi đã cho công bố thông tin rộng rãi trên các báo và trang thông tin của Cục để người tiêu dùng yên tâm. Chúng tôi vẫn tiếp tục giám sát và liên tục cập nhật thông tin về vấn đề này.

- Xin cảm ơn ông!
 

Ông có những khuyến cáo gì đối với người dân về các hiểu biết an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi nhiều sự cố khó lường có thể xảy ra?

- Người dân không những cần phải nắm được các hướng dẫn thông thường (nhãn mác) thực phẩm mà còn phải nắm chính xác các thông tin cảnh báo của các nhà chức trách về các đe dọa đối với an toàn thực phẩm. Trong tương lai, các cảnh báo có thể sẽ ngày càng nhiều và khó lường.
 
Vì vậy, trong giai đoạn có yêu cầu chú ý đặc biệt đối với người tiêu dùng như "truy xuất nguồn gốc sản phẩm” "thu hồi sản phẩm" thì các cơ quan báo chí, truyền thông cần đưa tin đúng mức, chính xác, đúng các thông điệp mà các nhà quản lý đưa ra để giải quyết các sự cố khẩn cấp về ATTP, tránh các thông tin, bình luận tạo tâm lý nghi ngờ, dễ hoang mang và cản trở hiệu quả của các giải pháp giải quyết.
 
Đây là các giai đoạn "truyền thông nguy cơ". Người tiêu dùng cần tiếp nhận thông tin có chọn lọc, chính xác và có sự phối hợp nhanh chóng của các doanh nghiệp, các đại lý phân phối trong việc thu hồi sản phẩm, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm có nguy cơ mất an toàn như vụ việc thực phẩm có sử dụng chất tạo đục nhiễm DEHP xuất xứ từ Đài Loan đang được giải quyết. Đây là một ví dụ về thực hiện quản lý an toàn thực phẩm trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp.

PV (Thực hiện)

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 14 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top