Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo sư, Viện sỹ Phạm Song: Cống hiến trọn đời cho y học

Thứ hai, 08:29 01/02/2010 | Y tế

GiadinhNet - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế - Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song sinh ra trong một gia đình có nhiều người làm thầy thuốc. Cả ông nội và ông ngoại của ông đều là những lương y nổi tiếng ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Để có được thành công, Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song cho rằng con người ông thấm đẫm 4 yếu tố: Nho giáo, Phật giáo (từ truyền thống gia đình), tinh thần cộng sản vì nhân dân phục vụ và sự kỷ luật của giáo dục phương Tây mà ông đã được tiếp thụ trong cả cuộc đời mình.

Nguyên tắc sống qua từng giai đoạn

Tính đến thời điểm này, Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song tròn 79 tuổi. Tuy nhiên, trong căn phòng làm việc của ông ở số 18B Trần Hưng Đạo vẫn luôn sáng đèn. Một ngày của Giáo sư Phạm Song được bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc vào 22 giờ đêm. Mỗi tuần ông chỉ nghỉ ngơi đúng vào sáng thứ 7, thời gian còn lại ông viết sách, viết tham luận khoa học và lướt web tìm kiếm thông tin...

Mặc dù kinh qua nhiều chức vụ như: Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị,  Bộ trưởng Bộ Y tế (1988 -1992), cho đến việc kiêm chủ tịch của 6 hội trong một thời gian dài, nhưng dù ở cương vị nào ông cũng luôn làm việc một cách tốt nhất. Ông tiết lộ, để làm được như vậy thì phải xây dựng nguyên tắc qua từng giai đoạn. Quãng thời gian tuổi trẻ cho tới 53 tuổi, ông có 3 nguyên tắc là: "Hiểu biết, kỷ luật và ứng xử". "Ngoài chuyên môn của mình, tôi đã đọc, học và tìm hiểu kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để có nhiều hiểu biết. Trong công việc, tôi là người tôn trọng kỷ luật, cuộc sống có nhiều cám dỗ mình phải có kỷ luật để đẩy lùi những ham muốn. Còn ứng xử, tôi dung hòa được 4 yếu tố trong con người mình. Khi đã già tôi vẫn xây dựng nguyên tắc sống cho mình đó là nhập thế bằng tinh thần vô ngã, vô ưu và vô thường"- Giáo sư Phạm Song nói.
 

Gia đình GS, VS Phạm Song.

Kỷ vật được đặt trang trọng tại gia đình Giáo sư Phạm Song là chiếc xe đạp của những năm 60 thế kỷ trước. Theo Giáo sư, đó là kỷ vật đầu tiên ông mua tặng bà xã khi làm chuyên gia ở Algerie. Sau này, khi là Bộ trưởng Bộ Y tế, ông vẫn dùng nó đi họp phụ huynh cho con. Hiện trong căn nhà ở 18B Trần Hưng Đạo, gia đình Giáo sư Phạm Song có ba thế hệ chung sống rất hoà thuận và yên ấm. 

Ngành y không phải để làm giàu

Giáo sư Phạm Song chủ biên nhiều cuốn sách, trong đó đặc biệt đáng chú ý là 4 tập Bách khoa thư về bệnh học (viết cùng 120 giáo sư). Ông trăn trở, hiện nay trong xã hội, nhu cầu về đồng tiền lớn quá mà nghề y cũng chẳng thể nào tách mình ra khỏi dòng chảy của cơ chế. Trên một mặt bằng như vậy thì phải nhìn nhận đúng mực hơn, mỗi một người theo ngành y thì nên thấy bệnh là chữa không kể sang hèn.

Luận về ngành y, Giáo sư Phạm Song cho rằng, nghề y là nghề đặc biệt theo xu hướng nhân đạo chứ không phải  là nghề để làm giàu. Ông lấy một ví dụ ở Đức quy định kinh doanh sức khỏe không thể lãi quá 20%, vì vậy phải xây dựng chữ đức trên nền văn hóa thương người như thể thương thân. Giáo sư Phạm Song mong muốn đến một lúc nào đó khám chữa bệnh không có đồng tiền chen vào. Để làm được như vậy không có cách nào khác là hướng tới  bảo hiểm y tế toàn dân. Khi ấy, khám chữa bệnh sẽ công bằng, văn minh, bác sĩ và bệnh nhân đều thoải mái hơn.

Nói về những thành quả đã đạt được của ngành y, Giáo sư Phạm Song tự hào cho biết Việt Nam đã làm được nhiều việc lớn như: Thanh toán bại liệt, giảm tử vong trẻ em, duy trì được tiêm chủng toàn dân. Đối phó với những dịch bệnh mang tính toàn cầu như dịch SARS, cúm A/H1N1 là một thành công rất lớn của ngành y tế. Ngoài ra, thành công trong các ca ghép gan, ghép thận, nội soi, chấn thương chỉnh hình từ năm 2002 đến 2009 đã nâng lên một bậc và nội soi phẫu thuật nhi khoa đã vươn lên đứng đầu các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Đánh giá về công việc học tập và lối ứng xử của lớp trẻ hiện nay, Giáo sư Phạm Song cho rằng, sinh viên ngành y hiện nay khác nhiều với thế hệ của ông. Họ được hưởng một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thông tin phát triển. Tuy nhiên, theo ông dù bất cứ xã hội nào, thời đại nào thì tố chất của người theo ngành y là phải có chữ nhân, chữ tâm và không ngừng học hỏi.

Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song sinh năm 1931 trong một gia đình công chức ở xã Sơn Long, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Năm 1982 ông làm Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Năm 1984, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Chủ nhiệm Bộ môn truyền nhiễm - Trường Đại học Y Hà Nội. Từ năm 1988 - 1992, Giáo sư Phạm Song là Bộ trưởng Bộ Y tế. Hiện nay, ông là Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, làm chuyên gia tại Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Giáo sư  Phạm Song được tặng thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Thầy thuốc nhân dân, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác. Năm 2000, ông là Viện sĩ Viện hàm lâm Y học Liên bang Nga về hệ thống và biện chứng. Năm 2006, ông được Viện Tiểu sử Hoa Kỳ tặng danh hiệu Nhà khoa học tiêu biểu của năm do cống hiến trọn đời cho y học.

Hoài Nam

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top