Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng vội quy kết "cái tội" mà thầy thuốc không làm và không mắc!

Thứ sáu, 08:12 01/11/2013 | Y tế

GiadinhNet - Sau khi bài viết “Y đức: Xin hãy đánh giá đúng về chúng tôi” của bác sĩ Trần Văn Phúc – một thầy thuốc tâm huyết với nghề trải lòng mình sau một số sự việc không hay xảy ra trong ngành y những ngày gần đây, GiadinhNet đã nhận được rất nhiều chia sẻ, động viên từ phía độc giả. Những ý kiến đó như tiếp thêm sức mạnh tinh thần, là động lực để đội ngũ thầy thuốc của chúng ta toàn tâm toàn ý, cống hiến hết mình, mang hạnh phúc đến từng gia đình và cho xã hội.

Người dân Việt mãi mãi rất cần và biết ơn những tấm lòng y đức

Với thái độ trân trọng và lòng biết ơn của mình, độc giả Sao Băng đã gửi  “tâm thư” đến tác giả của bài viết. “Kính thưa Bác sĩ Trần Văn Phúc (BV Xanh Pôn-HN), ngành ngề nào mà chẳng có những" con sâu làm rầu nồi canh". Chẳng qua là mấy tháng vừa qua có những vụ tiêu cực liên quan đến ngành y, nên người dân bức xúc. Còn thưa bác sĩ Phúc, cuộc sống của chúng ta vẫn không ngừng nghỉ, người dân Việt mãi mãi rất cần và biết ơn những tấm lòng y đức của bác sĩ Phúc và hàng triệu các y, bác sĩ trên khắp đất nước Việt thân yêu. Chúc bác hãy vững tâm trong công việc bác sĩ, bác vẫn cứ sẽ yêu đời bác Phúc nhé”.

Sâu sắc trong cách nhìn nhìn nhận sự việc độc giả Nguyễn Thị Ngân Trang viết:  “Xin chia sẻ với các bác sĩ. Nghề bác sĩ quả là một nghề nguy hiểm vì mỗi sai lầm có thể nhìn thấy ngay và phải trả giá bằng tính mạng con người. Người Việt chúng ta đôi khi có tật xấu là luôn đổ lỗi cho người khác và so sánh với phần có lợi về mình. Không thể phủ nhận một vài sai lầm vừa qua của một số bác sĩ, nhưng phải ghi nhận hàng ngày còn hàng vạn hàng nghìn bác sĩ, y tá vẫn vì cuộc sống mà cống hiến".

Trước khi kết tội người khác xin hãy bình tĩnh công tâm cân nhắc giữa cái đúng và cái sai, công và tội, đừng vì một hiện tượng, một sai lầm mà phủ định tất cả, vào hùa lên án theo kiểu "giậu đổ bìm leo". Dù có thế nào chúng ta cũng mong ngày càng ít đi những sai lầm, thiếu sót, xã hội ngàycàng tốt đẹp hơn.
 
Đừng vội quy kết "cái tội" mà thầy thuốc không làm và không mắc! 1
Bác sĩ chạy đua cứu người nhưng nhiều lúc họ phải nhận hậu quả ngoài ý muốn.

Đồng quan điểm trên, độc giả Hoài Thu đã dẫn chứng cụ thể về một tấm gương của bác sĩ đã để lại trong chị nhiều ấn tượng, mặc dù vì bác sĩ đó chị hoàn toàn không nhớ nổi tên. “Đúng, tôi cũng đồng ý với ý kiến của bác sĩ Trần Văn Phúc. Tôi cũng từng có người nhà bị bệnh phải đi khám chữa bệnh ở nhiều bệnh viện khác nhau. Tôi không phủ nhận có những bác sĩ, y tá không tốt nhưng ngược lại có những thầy thuốc đúng là lương y.

Điển hình như con tôi khi nằm ở Bệnh viện Nông nghiệp 1. Khi nhập viện cháu vẫn bình thường chỉ ho và sốt. Sau khi khám, chụp phim và mang kết quả cho bác sĩ tôi trở về phòng bệnh. Lát sau tôi thấy bác sĩ hốt hoảng đến nơi kiểm tra lại cho cháu và dặn dò rất kỹ lưỡng tôi phải làm gì bởi hình ảnh chụp phim cho thấy cháu bị viêm phổi nặng. Đêm đó cứ 15-30 phút bác sĩ lại tới thăm khám cho cháu đến khi thấy cháu an toàn mới thôi.

Một tuần sau cháu xuất viện, cảm ơn tấm lòng của các bác sĩ gia đình có đem phong bì và hoa quả tới khoa cám ơn, nhưng các bác chỉ nhận mỗi cân hoa quả. Sau đó tôi có nhiều lần tới khám cho cháu, khi kê đơn các bác kê thuốc nội nhưng chỉ sau 3 ngày là cháu đã khỏi bệnh. Tôi từng hỏi sao bác không kế đơn thuốc khác cho cháu thì bác sĩ hỏi lại: Vậy cháu dùng thuốc này có khỏi không? Có a! - Vậy tại sao chị lại muốn dùng thuốc khác? Chỉ nên thay thuốc khi thuốc dùng không có hiệu quả còn không nên thay thuốc nếu không muốn sau này con bị kháng thuốc.

Lâu rồi tôi không nhớ được tên các bác sĩ khoa nhi (năm 2007) hồi đó, nhưng đó chính là các bác sĩ nam còn trẻ, hình như mới được nhận vào bởi khi đến tôi còn thấy một số người bệnh không muốn khám vì sợ là sinh viên mới ra trường. Còn bác sĩ Hùng ở khoa Tai mũng họng, Bệnh viện Nông nghiệp 1 đã dạy tôi cách chăm sóc cho con để cháu không bị viêm A, viêm họng. Tôi đã làm theo và kết quả rất tốt. Thật sự tôi rất cảm ơn các bác sĩ đó và cả các bác sĩ ở bệnh viện nhi trong đó có Bác sĩ Liêm cùng kíp mổ đã cố gắng trong 3 tiếng đồng hồ để mổ nội soi cho con tôi vị sợ cháu nếu mổ phanh thể lực yếu sẽ khó hồi phục.

Trong quá trình khám chữa bệnh tôi cũng thấy có một số gia đình lấy đồng tiền để yêu cầu bác sĩ đối xử tốt với mình hơn. Chính những người này làm hư hỏng một số bác sĩ không thể cưỡng lại sức hút của đồng tiền và làm khổ những bệnh nhân khác...”

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều ngành nghề đang bị những con sâu làm rầu nồi canh chứ không riêng gì ngành y của bạn. Khi một sự việc xấu xa nào đó xảy ra tâm lý chung của mọi người là căm ghét, phê phán. Tôi không là một đồng nghiệp của bạn, nhưng cũng là công chức nhà nước, cũng hiểu được phần nào cảm giác của các bạn khi trong ngành mình có sự việc đáng tiếc xảy ra bởi ngành tôi cũng đã có những sự việc không mấy tốt đẹp và dù có ghét những người làm việc đó như thế nào thì lòng yêu nghề trong tôi vẫn không thay đổi. Tôi tự dặn lòng sẽ làm tốt công việc của mình dù trong hoàn cảnh nào.

Thời gian qua cũng theo dõi sự việc của bs Tường. Xin chia sẻ với bạn và đội ngũ bác sỹ chân chính. Mong các bạn vững lòng để tiếp tục công việc của mình một cách tốt nhất. Thân chào". Đây là lời chia sẻ của độc giả Doanchau.

Xin đừng vội quy kết cái tội mà họ không làm và không mắc

"Với ngành y chúng tôi, ngàn vạn cuộc đời được cứu sống không làm dịu đi nỗi đau của một sự mất mát". Quả đúng là hầu hết bệnh nhân khi vào viện đều có tâm lý như thế... nhưng không phải tất cả. Người Việt Nam hay sống theo phong trào, nói theo phong trào và chịu ảnh hưởng của dư luận, vậy nên theo tôi Bs Phúc đừng bị chị phối nhiều, hy vọng thời gian tới chủ đề "hot" của các tít báo sẽ bớt dần những thông tin về ngành y.

Tôi rất tâm đắc với bài viết trên, đó là thực trạng của chúng ta không chỉ của ngành y mà còn cả các ngành khác!

Tôi đã từng được bác sĩ Phúc khám - một bác sĩ có chuyên môn sâu, một người bạn nhiệt tình, cởi mở, hòa đồng và tôi tin còn nhiều lắm những bác sĩ như Bs Phúc đang âm thầm, tận tân, tận lực với những bệnh nhân của mình.

Để giảm bớt những suy nghĩ một chiều, theo tôi, khi đưa hàng loạt những tin tiêu cực thì bộ phận truyền thông cũng cần bổ sung những thông tin tích cực! Để tránh cách nhìn hữu khuynh!”. Chia sẻ của độc giả Nguyễn Nga.

Cùng quan điểm với Nguyễn Nga, độc giả Lan Huong cũng cho rằng: "Xã hội đang chỉ nhìn vào những tiêu cực để phủ nhận lên án ngành y tế trong khi đa số các cán bộ y tế vẫn đang từng ngày từng giờ làm việc trong môi trường nhiều nguy cơ lây nhiễm, với lương và phụ cấp gần như thấp nhất khi so sánh với các ngành nghề khác. Cá nhân tôi thấy Bộ Y tế nên đưa ra các ý kiến bảo vệ cán bộ của ngành, hướng được truyền thông vào những mặt tích cực cũng như những khó khăn của các cán bộ trong ngành. Chúng ta đừng vì sai phạm của nhân mà ném đá phủ nhận cả một tập thể.”

Độc giả Nguyễn Thanh Tâm – một người sống ở nước ngoài đã có một cách nhìn khách quan: “Bài viết thật có tình có lý. Tôi là một người sống ở nước ngoài nhiều, từng nhiều lần nằm viện ở nước ngoài, tôi thấy bác sĩ ở nước ngoài được kính trọng hơn ở Việt Nam ta nhiều. Bệnh nhân và gia đình luôn biết ơn bác sĩ. Làm nghề bác sĩ ở Việt Nam thật khổ. Làm việc cứu người mà áp lực từ người bệnh, từ xã hội... quá nặng nề. Mong rằng các bác sĩ  luôn mạnh khỏe, vững vàng để tiếp tục làm việc cứu người! Và xin báo chí hãy tính xem một cuộc đời bác sĩ cứu được bao người bệnh? Một ngày bao nhiêu người được chữa khỏi các bệnh ở các bệnh viện? Và một ngày bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông, vì đánh nhau, vì ma túy..."?

“Hãy có cái nhìn bao dung và đa chiều để các bác sĩ và nhân viên y tế có tinh thần và tình yêu với cái nghề vốn nhiều vất vả và áp lực. Đừng lên án tất cả chỉ vì một vài trường hợp đã qua. Nhà nước hãy quan tâm đến đời sống và tạo điều kiện cho họ hơn nữa để họ không phải lo nỗi lo cơm áo gạo tiền, để họ toàn tâm toàn ý cho chuyên môn và để bớt nảy sinh nhũng tiêu cực trong ngành.

Bác sĩ cũng là con người, xã hội hãy công bằng với họ, đừng quá khắt khe và dồn ép họ, hãy để cho các sinh viên y khoa có tinh thần và lạc quan với cái nghề họ đã chọn để sau này họ còn cống hiến cho xã hội. Đừng tạo thêm áp lực cho họ ngay từ trên ghế nhà trường. Thử tưởng tượng xem xã hội thiếu bác sĩ thì sẽ ra sao? Nghành nghề nào trên thế giới mà không có những sai sót. Hãy đánh giá và lên án tuỳ từng trường hợp, không nên đánh đồng tất cả. Nghành y là nghành lương thiện nhất trong xã hội, dù đã, đang và sẽ còn nhiều bất cấp khó tránh khỏi.” Đấy là lời chia sẻ của một độc giả có tên Tranquocdung.

 Minh Hương (tổng hợp)

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Top