Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng để bác sĩ liên tục bị “bạo hành” cả thể xác lẫn tinh thần

Thứ tư, 15:00 18/04/2018 | Y tế

GiadinhNet - Chỉ 2 tuần đầu tháng 4/2018, trên cả nước đã có 3 vụ người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, có bác sĩ đã phải “theo dõi chấn thương sọ não” sau khi bị tấn công. Những vụ việc này, một lần nữa khiến giới y khoa cả nước phẫn nộ, khẩn thiết yêu cầu một môi trường “được làm việc tử tế với những người tử tế”.


Bác sĩ V.H.C (BVĐK Xanh Pôn) bị người nhà bệnh nhi tấn công khi đang trao đổi hướng xử lý vết thương cho bệnh nhân, đêm 13/4 (ảnh trích xuất camera bệnh viện).

Bác sĩ V.H.C (BVĐK Xanh Pôn) bị người nhà bệnh nhi tấn công khi đang trao đổi hướng xử lý vết thương cho bệnh nhân, đêm 13/4 (ảnh trích xuất camera bệnh viện).

2 tuần, 3 vụ hành hung bác sĩ

Ngày 16/4, gần 3 ngày sau khi bị người nhà bệnh nhi tấn công, đấm thẳng vào mặt, bác sĩ V.H.C (29 tuổi, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BVĐK Xanh Pôn Hà Nội) vẫn chưa hết sốc. Anh hiện đang được BVĐK Xanh Pôn, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho nghỉ phép để ổn định tinh thần, sức khỏe.

Trước đó, khoảng 23h30 đêm 13/4, khi đang bàn bạc với bố bệnh nhân về hướng xử lý vết thương trên thái dương của em bé 7 tuổi, bác sĩ V.H.C bất ngờ bị người đàn ông này tấn công vào mặt. Bị bất ngờ, vị bác sĩ trẻ có tiếng hiền lành này chỉ biết ôm đầu, ôm mặt. Đáng nói, không chỉ đánh bác sĩ, ông bố bệnh nhi này còn rút tiền đặt lên bàn tạo “hiện trường giả” phải lót tay bác sĩ. Vụ tấn công không gây thương tích đáng kể cho vị bác sĩ trẻ, nhưng để lại di chứng tinh thần rất rõ.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội sáng 16/4, một lãnh đạo Công an phường Điện Biên, (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an phường đã xuống hiện trường, lập hồ sơ ban đầu, mời đối tượng về trụ sở cơ quan công an làm việc. Hiện hồ sơ vụ việc đã được chuyển lên Cơ quan điều tra cấp quận. Xác nhận với PV, đại diện Công an quận Ba Đình cho biết, vụ việc đang được Đội Điều tra tổng hợp công an quận này điều tra, làm rõ.

Chỉ trong 2 tuần (từ 31/3-14/4), cả nước xảy ra 3 vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ. Các sự việc xảy ra ở cả bệnh viện hạng I tại Thủ đô (ở BVĐK Xanh Pôn), bệnh viện ở địa phương (BVĐK Hà Tĩnh ngày 8/4 và BVĐK tỉnh Bắc Kạn 31/3). Trước đó, “thống kê" chưa đầy đủ của Bộ Y tế cho thấy, từ năm 2010 đến đầu năm 2017 có 22 vụ bạo hành cán bộ y tế, trung bình 3 vụ/năm. Nhưng một thống kê khác của ngành Công an, năm 2017 xảy ra 25 vụ bác sĩ bị hành hung, gây thương tích tại các cơ sở y tế như: Ngày 11/4/2017, tại Tây Ninh, người nhà bệnh nhân sau khi dùng ma tuý tổng hợp đã tấn công bác sĩ đang điều trị cho bố nuôi. Tiếp đó, ngày 16/4, tại BVĐK huyện Thạch Thất (Hà Nội), BS Lê Quang Dương bị bố bệnh nhi đập cốc thuỷ tinh vào đầu gây chấn thương, chảy máu. Cũng trong tháng 4/2017, sinh viên thực tập tại BVĐK Thái Nguyên bị người nhà bệnh nhân đấm liên tiếp vào mặt khi đang chuyển bệnh nhân bị tai nạn đi chiếu chụp.

Đúng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2017, chị Trần Thị Thanh Hải, Phó Trưởng trạm Y tế xã Hương Lâm (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đang trong ca trực bị chém nhiều nhát vào người, khiến chị bị đa chấn thương. 3 ngày sau, BS Trần Thanh Sơn đang làm nhiệm vụ cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) đã bị người nhà bệnh nhân xông vào đánh đến bất tỉnh, chảy máu vùng mặt và phải cấp cứu. Tối ngày 25/12, BS Đỗ Chính Nghĩa - Trung tâm Cấp cứu 115 Thái Bình trong khi làm nhiệm vụ cấp cứu bệnh nhân vụ tai nạn giao thông tại huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) đã bị người nhà bệnh nhân đấm liên tục vào mắt làm gãy xương sống mũi, xước giác mạc, chấn thương sưng nề mặt vùng mắt trái, vùng trán.

Đến năm 2018, các vụ việc hành hung bác sĩ xảy ra với tần suất dày hơn. Ngày mùng 5 Tết Mậu Tuất (20/2/2018), hai bác sĩ Phạm Hải Ninh và Hoàng Đức Trung của Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái sau khi mổ đẻ thành công cho một sản phụ đã bị chính chồng sản phụ này hành hung dã man, chấn thương đầu, có bác sĩ bị khâu tới 20 mũi. Tại Lâm Đồng, từ đầu năm đến nay cũng liên tục xảy ra các vụ tấn công, hành hung bác sĩ.

Hình phạt quá nhẹ nên “nhờn”

Điểm danh lại các vụ việc để thấy tần suất và mức độ “manh động” của người nhà bệnh nhân ngày càng phức tạp. Nhưng điều đáng nói hơn, là sau những vụ việc đó, các đối tượng hành hung, tấn công bác sĩ đã bị cơ quan chức năng xử lý như thế nào?

Trên thực tế, cơ quan chức năng đã vào cuộc, xử lý các vụ việc (triệu tập đối tượng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tam giam để điều tra…). Tuy nhiên, quá trình điều tra các vụ việc “cố ý gây thương tích” cho các bác sĩ, nhân viên y tế bị hành hung hay gây rối trật tự lại phức tạp do nhiều yếu tố, quy định của Luật (liên quan đến tỷ lệ thương tích, các bị hại sau khi bị hành hung do nhiều nguyên nhân nên “ngại” tố cáo…). Các vụ việc được đưa ra xét xử hiện chưa nhiều so với tỷ lệ những vụ bạo hành bác sĩ. Mới đây nhất, ngày 11/4, TAND TP Đồng Hới (Quảng Bình) mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm đối với 3 đối tượng hành hung bác sĩ ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) vào ngày 23/10/2017. Ba bị cáo trong vụ án này bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” và “Gây rối trật tự công cộng” khi đánh BS Trần Văn Sơn (Phó Trưởng khoa Cấp cứu) thương tích tới 25% và một người khác bị thương tới 55%. HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Minh Hải (SN 1995) 7 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Trung Thông (SN 1984) 5 năm 6 tháng tù giam và Phan Hoàng Diệu (SN 1991) 5 năm 6 tháng tù.

Trước đó, ngày 3/8/2017, TAND huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã tuyên phạt bị cáo Cấn Ngọc Giang 9 tháng tù giam tội “Cố ý gây thương tích”, do dùng cốc hành hung khiến bác sĩ Lê Quang Dương của BVĐK huyện Thạch Thất phải khâu 7 mũi (vào ngày 16/4/2017).

Giới y khoa phẫn nộ

Sự việc bác sĩ trẻ ở BVĐK Xanh Pôn bị hành hung đã trở thành “giọt nước tràn ly” khiến giới y khoa phẫn nộ, bất bình. Không bất bình sao được khi môi trường y tế đang thật sự bất an. Bởi từ năm 2017 đến nay, cứ vài tuần, vài tháng “được yên”, giới y khoa cả nước lại tiếp tục bị “tra tấn về tinh thần” khi ở một nơi nào đó, lại có bác sĩ bị hành hung.

Sau khi vụ việc xảy ra, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu Quốc hội, đồng thời là Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội bày tỏ trên trang cá nhân của mình: “Chắc cần một hiệu ứng mạnh hơn cho một xã hội rất đặc biệt này, như một cú "sốc điện" mà chúng tôi phải sử dụng khi tính mạng người bệnh ngàn cân treo sợi tóc. Tôi tự hỏi, vào một ngày đẹp trời sẽ có bao nhiêu người nắm tay nhau trên đường để bảo vệ một môi trường y tế bình an?”. “Tâm tư” của vị bác sĩ tim mạch nổi tiếng ngay lập tức được hàng nghìn người đồng tình, chia sẻ. BS Ngô Hùng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng “cần phải có khung hình phạt thích đáng cho những kẻ hành hung bác sĩ”.

Một bác sĩ khác là lãnh đạo Khoa Phẫu thuật thần kinh (BVĐK Xanh Pôn), người cũng từng bị người nhà bệnh nhân “đe doạ bằng cách dí súng vào đầu” đã “chính thức đề nghị” Ban Giám đốc Bệnh viện tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết để bảo vệ trật tự của Bệnh viện, và trên hết đó là sự an toàn của các nhân viên y tế Bệnh viện khi đang thực hiện nhiệm vụ. “Hãy để Bệnh viện là nơi chúng tôi có được sự hứng khởi trong làm việc, là nơi chúng tôi có thể cống hiến sức lực và tâm trí cho công việc của mình.Hãy để Bệnh viện là nơi chúng tôi được làm việc tử tế với những người tử tế”, vị bác sĩ này nói.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu từng cho rằng, tình hình bạo hành diễn ra là một nỗi đau mang tới tâm lý bất an và những hậu quả nặng nề với nhân viên y tế. Nó không chỉ ảnh hưởng tới bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng tới hầu hết các bệnh nhân/người nhà bệnh nhân khác.

Đến nay mặc dù có nhiều biện pháp từ Bộ Y tế, những thay đổi trong Bộ Luật Hình sự được đưa ra, nhưng dường như các vụ bạo hành, tấn công nhân viên y tế không có dấu hiệu thuyên giảm, nếu không muốn nói là đang tăng nhanh. PGS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, nhiều biện pháp (tuyên truyền, xử phạt) chưa đạt hiệu quả. Thậm chí, từng có nơi, có người đề xuất “kế sách” cho nhân viên y tế đi học võ, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, biện pháp này không khả thi vì rất lâu và nguy hiểm. Bởi nếu không may đánh trả gây thương tích, dù là tự vệ cũng khiến nhân viên y tế rơi vào vòng lao lí. Với giải pháp tăng cường lực lượng bảo vệ ở các bệnh viện thì không phải bệnh viện nào cũng có điều kiện để làm, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhận thấy, hầu hết các vụ tấn công bác sĩ đều là đánh trộm, hoặc đánh khi bác sĩ không chủ động đề phòng, thường là khi họ đang làm nhiệm vụ khám chữa bệnh/cấp cứu. Vị Đại biểu Quốc hội này đề xuất ý tưởng, giải pháp “Khoảng cách một cánh tay” để ngăn bạo hành bác sĩ. Nguyên tắc này đã được các nước phương Tây áp dụng từ rất lâu. Đây là khoảng cách riêng tư, an toàn cho mỗi thầy thuốc khi giao tiếp với người nhà bệnh nhân/bệnh nhân. Với khoảng cách 1 cánh tay, trong trường hợp bị tấn công, bác sĩ có thể lùi lại, hoặc tránh được.

TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương làm rõ sự việc. TS Nguyễn Khắc Hiền cũng đã trực tiếp chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tổ chức thăm hỏi động viên; quan tâm công tác điều trị phục hồi sức khỏe và tâm lý cho bác sĩ của bệnh viện bị người nhà người bệnh hành hung trong khi đang làm nhiệm vụ. Mặt khác, bệnh viện phối hợp với cơ quan công an địa phương điều tra xác minh, làm rõ vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật. Sở Y tế Hà Nội cũng chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn rà soát tất cả các khoa, phòng chức năng nhằm tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế. Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc ngành nghiêm túc triển khai Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 19-5-2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top