Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Điểm hẹn” hàng tháng của… thông gia

Thứ tư, 10:11 24/02/2016 | Y tế

GiadinhNet - Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu vực quận 2 và các vùng lân cận TPHCM đã ưa chuộng, tin cậy mô hình "Phòng khám Bác sĩ gia đình" tại bệnh viện quận đến độ chọn nơi này thành điểm hẹn để chăm sóc sức khỏe tổng thể định kỳ.

 

BS Đặng Ngọc Sơn thuộc Trường ĐH Y Dược TPHCM đang thăm khám tại Phòng khám Bác sĩ gia đình (Bệnh viện quận 2) ngày 22/2. Ảnh: Đỗ Bá
BS Đặng Ngọc Sơn thuộc Trường ĐH Y Dược TPHCM đang thăm khám tại Phòng khám Bác sĩ gia đình (Bệnh viện quận 2) ngày 22/2. Ảnh: Đỗ Bá

Đến bệnh viện vì nhớ bác sĩ

Thứ Sáu tới, cụ bà Lương Thị Phiêu theo lịch hẹn sẽ đến Phòng khám Bác sĩ gia đình ở Bệnh viện quận 2 gặp TS.BS Lê Thanh Toàn. Cụ Phiêu năm nay đã 94 tuổi, trú tại phường  Bình Trưng Đông, cách bệnh viện khoảng 15 phút đi xe.“Già rồi nên "máy móc" cũng rệu rã lắm chú ơi! Cứ đau nhức mình  mẩy, khó chịu chỗ này, chỗ kia nên tháng nào tôi cũng phải gặp bác sĩ Toàn, nhờ bác sĩ "bảo trì máy" định kỳ mới ổn được...”, cụ Phiêu vừa cười, vừa hóm hỉnh chia sẻ. Có lẽ cách nói chuyện "đầy tính kỹ thuật" của cụ Phiêu xuất phát từ hoạt động kinh doanh duy tu bảo dưỡng ô tô tại nhà của người con trai.

Cụ bà đã sống gần trọn thế kỷ cũng nói thêm về cảm nhận riêng của mình đối với mô hình Phòng khám Bác sĩ gia đình: “Thú thiệt với chú, tôi không rành lắm về mô hình nọ kia, nhưng bác sĩ Toàn và các y tá ở đây "dễ thương", tâm lý lắm. Lúc khám bệnh, bác sĩ hỏi chuyện này chuyện nọ, quan tâm cứ như người thân lâu ngày gặp lại vậy, rất thoải mái. Tôi đi khám ở đây hơn một năm rồi. Lúc đầu phải uống nhiều thuốc, cứ hai tuần là đến khám lại. Bây giờ bệnh đỡ, uống ít thuốc thôi, mỗi tháng mới gặp lại bác sĩ một lần nên nhiều lúc tôi cũng thấy… nhớ”.

Thực ra, nỗi nhớ của cụ Phiêu còn có “ẩn tình” khác nữa. Con trai cụ  ngoài việc đưa mẹ ruột đến đây còn đưa cả mẹ vợ - bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (78 tuổi, trú tại phường  An Phú, cách bệnh viện khoảng 25 phút đi xe) để khám sức khỏe định kỳ. Mỗi khi đến kỳ “bảo trì máy móc”, hai cụ bà thông gia vừa được gặp vị bác sĩ mà họ yêu mến, vừa được hàn huyên đủ chuyện trên đời. Cụ Phiêu còn cho biết thêm, hai đứa cháu cũng được bố mẹ đăng ký khám, chữa bệnh cùng nơi với bà nội, bà ngoại.

Được biết, trường hợp cụ Phiêu và những người có mối quan hệ gia đình đã đăng ký "trọ gói" tại Phòng khám Bác sĩ gia đình - bệnh viện quận 2 không phải là duy nhất. “Ngày càng nhiều hộ gia đình không chỉ ở trong quận  mà còn ở các địa phương lân cận, quyết định chọn đây là nơi gửi gắm sức khỏe”, đại diện Phòng khám cho hay.

Khai thác lợi thế “điểm  thực hành y học gia đình”

Cùng với các bệnh viện tuyến quận/huyện tại TPHCM đồng loạt triển khai mô hình Phòng khám Bác sĩ gia đình theo chủ trương của Bộ Y tế, Ban lãnh đạo Bệnh viện quận 2 đã nhanh nhạy “bắt tay” cùng Trường ĐH Y Dược TPHCM thiết lập Phòng khám thực hành Y học gia đình.

Có thể nói đây là mô hình đặc biệt bởi nó vừa thực hiện nhiệm vụ chăm lo sức khỏe người dân theo định hướng bác sĩ gia đình, vừa là nơi đào tạo thực hành đối với các sinh viên đang theo học tại Trường ĐH Y Dược TPHCM. Hiện có 15 chuyên gia y tế trong lĩnh vực Y học gia đình chịu trách nhiệm vừa khám chữa bệnh, vừa đào tạo thực hành. Lợi thế nguồn nhân lực dồi dào và trình độ chuyên môn tốt  cộng với sự đầu tư liên tục về cơ sở vật chất đã giúp mô hình Bác sĩ gia đình tại đây nhanh chóng nhận được sự tin cậy của đông đảo người dân.

BS Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện quận 2 chia sẻ: "Từ khi thiết lập mô hình Bác sĩ gia đình (năm 2013) đến nay hiệu quả rất rõ rệt. Hồi mới thành lập, chúng tôi chỉ có 2 phòng khám, mỗi ngày tiếp nhận 20 - 30 lượt bệnh nhân. Đến năm 2014, trước sự tin cậy của người dân, chúng tôi đầu tư nâng thành 4 phòng khám. Số lượt người khám/điều trị trong năm 2014 theo mô hình Bác sĩ gia đình tăng đến 120 - 200 lượt/ngày. Trong năm 2015, con số này đã tăng 60 - 70%”.

Ghi nhận tại đây cũng cho thấy gần 70% người dân đã sử dụng thẻ BHYT khi đến khám, chữa bệnh theo mô hình Bác sĩ gia đình. BS Trần Văn Khanh cũng chia sẻ thêm, mô hình Bác sĩ gia đình tại Bệnh viện quận 2 sở dĩ nhanh chóng thu hút được người dân là nhờ vừa có ưu điểm chung, vừa có nét hay riêng. BS Trần Văn Khanh bộc bạch: “Bên cạnh những ưu điểm từ góc độ chuyên môn, từ khía cạnh kinh tế - xã hội của mô hình Bác sĩ gia đình, chúng tôi còn nhận được sự ủng hộ, đồng hành của các thầy, cô là chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Y học gia đình thuộc Trường ĐH Y Dược TPHCM, mới có thể mau chóng được người dân tin cậy. Hiện chúng tôi đang nỗ lực thiết lập kết nối với các trạm y tế trên địa bàn theo đúng chuẩn mô hình Bác sĩ gia đình để nhanh chóng tối đa hóa lợi ích của người dân khi chọn lựa mô hình chăm sóc y tế ưu việt này”.

Mô hình hay được người dân tin cậy

Theo Sở Y tế TPHCM, hiện địa phương này có 20/23 bệnh viện quận/huyện đã thành lập Phòng khám Bác sĩ gia đình thuộc khoa Khám bệnh với cơ cấu từ 1-4  bàn khám, do các bác sĩ đã được đào tạo chuyên môn về Y học gia đình phụ trách.

Mô hình Phòng khám Bác sĩ gia đình tại các bệnh viện có khu vực riêng biệt, quy trình khép kín từ khám chữa bệnh - thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng - chẩn đoán hình ảnh, có thu phí hoặc lồng ghép trong khoa Khám bệnh của bệnh viện, bao gồm các hình thức khám dịch vụ BHYT hoặc thu phí hoàn toàn.

Toàn địa bàn TPHCM hiện có 136/319 trạm y tế phường - xã thành lập 1 Phòng khám Bác sĩ gia đình với cơ cấu từ một bàn khám trở lên, do bác sĩ có chuyên môn về Y học gia đình phụ trách. Nói cách khác TPHCM đã có 43% số trạm y tế đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là nhân sự để thành lập Phòng khám Bác sĩ gia đình. Đa số các trạm y tế vừa  triển khai khám, chữa bệnh theo mô hình Bác sĩ gia đình, đồng thời vừa thực hiện các hoạt động y tế khác của trạm. Riêng khối y tế tư nhân tại TPHCM cũng có 2 Phòng khám Bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân.

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top