Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Cứu mù” cho người hỏng giác mạc nhờ tế bào gốc

Thứ sáu, 10:09 06/03/2015 | Y tế

GiadinhNet - Bằng nỗ lực không mệt mỏi,16 nhà khoa học của Bộ môn Mô – Phôi (Trường ĐH Y Hà Nội) và Khoa Kết giác mạc (Bệnh viện Mắt Trung ương) đã nghiên cứu, sử dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu, mở ra cơ hội cho những số phận bất hạnh được nhìn thấy ánh sáng. Với đóng góp đó, tập thể đã nhận được Giải thưởng Kovalevskaia năm 2014.

 

Công trình điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu bằng cách nuôi tạo tấm biểu mô từ  nguồn tế bào gốc khác nhau đã được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện thành công  (ảnh do Bộ môn Mô- Phôi, Trường ĐH Y Hà Nội cung cấp).
Công trình điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu bằng cách nuôi tạo tấm biểu mô từ nguồn tế bào gốc khác nhau đã được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện thành công (ảnh do Bộ môn Mô- Phôi, Trường ĐH Y Hà Nội cung cấp).

 

Như được tái sinh

Bệnh nhân Nguyễn Văn Tiến ở Vĩnh Phúc là công nhân xây dựng, do bất cẩn không mang bảo hộ lao động khi tôi vôi nên đã để vôi bắn vào mắt trái khiến giác mạc bỏng nặng. Tổn thương này đã làm thị lực của anh Tiến suy giảm trầm trọng, giác mạc bị loét, xung quanh giác mạc các mô xơ phát triển dày đặc. Anh không thể đi làm, giảm sút niềm tin vào cuộc sống khi một bên thị lực chỉ còn 0/10. Rất may mắn, anh đã được các nhà khoa học của Bộ môn Mô- Phôi (Trường ĐH Y Hà Nội) nuôi cấy thành công tế bào gốc từ vùng rìa của giác mạc ở mắt lành của chính mình tạo thành tấm biểu mô giác mạc. Còn các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương đã dùng các tấm biểu mô này ghép cho anh. Sau ba tháng theo dõi, bề mặt nhãn cầu của bệnh nhân đã hồi phục khả quan.

Bệnh nhân Đặng Thị Hon, 44 tuổi (ở Bắc Ninh) cũng may mắn hồi phục thị lực nhờ phương pháp ghép tự thân tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy. Năm 2008, bệnh nhân bị tổn thương giác mạc và bề mặt nhãn cầu do bỏng vôi, mắt mờ đục, không còn khả năng nhìn rõ mọi vật. Để điều trị cho bệnh nhân này, các bác sĩ đã nuôi cấy tế bào gốc lấy từ vùng rìa giác mạc bên mắt lành ghép cho bệnh nhân. Sau khi được ghép hai lần tấm biểu mô, mắt  bà Hon đã nhìn rõ hơn.

TS.BS Vũ Tuệ Khanh, người thực hiện ca phẫu thuật chia sẻ: Cả hai bệnh nhân trên nếu không được thực hiện phương pháp này thì các tổ chức mô, xơ xuất hiện ra kín bề mặt giác mạc, khiến giác mạc của họ bị đục dần rồi không nhìn thấy gì. Khi bị tổn thương nặng, sẹo sẽ phá hủy tổ chức giác mạc gây nên hội chứng suy giảm tế bào nguồn, nếu không điều trị đúng hướng, kịp thời sẽ gây mù rất nhanh. “Cách tốt nhất là ghép giác mạc, song ở nước ta hiện nay rất thiếu nguồn giác mạc để ghép. Giải pháp dùng tấm biểu mô được nuôi cấy từ tế bào gốc là phương án tối ưu để khắc phục hiện trạng này. Tấm biểu mô sẽ làm trong giác mạc bị tổn thương, không cho các tổ chức mô, xơ, mạch máu tấn công bề mặt giác mạc”, TS Khanh nói.

Ngoài hỏng giác mạc do bỏng vôi, nhiều bệnh nhân bị tổn thương giác mạc do bệnh di truyền (đục giác mạc bẩm sinh, suy giảm tế bào nguồn biểu mô giác mạc bẩm sinh), khô mắt, dị ứng thuốc, dùng kính sát tròng không đúng cách… cũng đã nhìn thấy rõ nhờ phương pháp này.

Đột phá mới trong y học

Điều trị tổn thương giác mạc bằng tế bào gốc là phương pháp y học mới, một số nước trên thế giới đã áp dụng và tiếp tục nghiên cứu.Với mong muốn đưa phương pháp điều trị này vào Việt Nam, từ năm 2004, nhóm nghiên cứu của hai đơn vị trên đã cùng phối hợp, nghiên cứu phương pháp điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu bằng cách nuôi tạo các tấm biểu mô từ các nguồn tế bào gốc khác nhau.

Từ kết quả thực nghiệm đầu tiên thành công trên mắt thỏ, tập thể tiếp tục nghiên cứu thành công trên người. PGS.TS Nguyễn Thị Bình, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Mô – Phôi (Trường ĐH Y Hà Nội), người chủ trì đề tài cho biết, điều quan trọng nhất trong nghiên cứu này là nuôi tạo thành công tấm biểu mô. Nếu bệnh nhân bị tổn thương một mắt, sẽ được lấy tế bào gốc từ vùng rìa giác mạc bên mắt lành để ghép. Còn bệnh nhân bị tổn thương ở cả hai mắt, sẽ điều trị ghép tấm biểu mô được nuôi cấy từ tế bào niêm mạc miệng.

“Sau ca đầu tiên thực hiện từ năm 2008 tới nay, nhóm đã tiến hành nuôi cấy và ghép tấm biểu mô được tạo thành từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc bên mắt lành cho 15 bệnh nhân và bằng tấm biểu mô từ tế bào niêm mạc miệng cho 22 bệnh nhân bị tổn thương hai mắt. Tất cả các bệnh nhân này đến nay vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường…”, PGS.TS Nguyễn Thị Bình cho biết.

Thời kỳ đầu, việc nghiên cứu của các nhà khoa học gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí. Các thành viên đã bàn nhau bỏ tiền túi để thỏa niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Nhớ lại những ngày tháng khó khăn ấy, PGS.TS Nguyễn Thị Bình không giấu được xúc động. Ngày ấy, một thành viên trong nhóm đi học tại Nhật Bản về nuôi cấy tế bào gốc. Tuy nhiên, khi về áp dụng tại Việt Nam lại không thành công. Cả nhóm lại mày mò tìm cách khác để thử nghiệm. Khó khăn nhất là tạo được môi trường phù hợp để nuôi sống tế bào.

Ngày đêm miệt mài nghiên cứu, nhưng cũng có lúc trong đầu họ thoáng chút nản chí vì cả trăm lần thất bại. Nhưng quyết tâm và nỗ lực tới cùng đã giúp họ thành công. Để tạo ra những tấm biểu mô của giác mạc, các nhà khoa học đã phải lấy tế bào gốc của chính bệnh nhân, tiến hành nuôi cấy từ 18-20 ngày trong môi trường vô khuẩn. Môi trường nuôi cấy đặc biệt này đã có bổ sung những chất phù hợp để tế bào gốc phát triển thành tấm biểu mô. Việc nuôi tạo tấm biểu mô hoàn toàn mới so với các phương pháp đang áp dụng trên thế giới với quy trình đơn giản, rẻ tiền và không sử dụng chất liệu có nguồn gốc động vật bởi dễ bị nhiễm protein xâm nhập vào tế bào nuôi.

 

Chi phí để nuôi tấm biểu mô khoảng trên 10 triệu đồng, rẻ hơn nhiều lần so với một số nước trên thế giới. Công trình khoa học này đang được đề nghị công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Tới đây, những người bệnh không may mắn sẽ mất khoảng 15 triệu đồng để thực hiện cấy ghép và cơ hội nhìn thấy ánh sáng rất khả quan.

Nhóm các nhà khoa học  này cũng đang nghiên cứu quy trình nuôi cấy tế bào gốc để điều trị bệnh Parkinson, bước đầu có kết quả tốt, mang lại niềm hy vọng cho các bệnh nhân bị bệnh.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top