Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài

Thứ bảy, 07:43 17/11/2012 | Y tế

GiadinhNet – Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg và Lễ ký chương trình phối hợp liên ngành Y tế - Giáo dục diễn ra sáng nay (17/11) tại Hà Nội.

Sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo, sự phát triển, cũng như tương lai cuộc sống của học sinh, sinh viên. Công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh, sinh viên và cũng là đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
 
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác y tế trường học trong giai đoạn tới, hôm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 4/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 - Tầm nhìn đến năm 2020 và Lễ Ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2012 - 2020.
 
Hội nghị đã diễn ra trong không khí trang trọng với nhiều phát biểu cảm động, sâu sắc và hiệu quả về công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS nói riêng. Dưới đây là toàn bộ nội dung chương trình được tường thuật trực tiếp trên Giadinh.net.vn từ Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11A Lê Hồng Phong (Ba Đình, Hà Nội).
 
7 giờ 30: Các đại biểu ổn định chỗ ngồi và đang thưởng thức phần văn nghệ chào mừng hội nghị.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 1
Văn nghệ chào mừng Hội nghị
 
Ước mơ đến trường hòa nhập cùng chúng bạn luôn là khao khát cháy bỏng của những em bé bị nhiễm HIV ở Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội. Các đại biểu đang cùng lắng nghe ước mơ của các em qua màn múa hát Chắp cánh ước mơ.
 
Những em bé không may mắc căn bệnh thế kỷ nhiễm ở Trung tâm GDLĐXH số 2 Hà Nội luôn khao khát tình mẫu tử thiêng liêng, dù chỉ một lần trong vòng tay của mẹ. Và dẫu chỉ Gặp mẹ trong mơ nhưng bù lại là những bà mẹ nhân hậu ở Trung tâm hàng ngày chăm sóc, nâng giấc từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em. 

Các đại biểu tiếp tục theo dõi phần biểu diễn đặc sắc và cảm động khác của các em và nhiều nghệ sĩ tham gia chương trình: Nghệ sĩ Đăng Dương thể hiện Bài ca người giáo viên nhân dân của nhạc sĩ Hoàng Vân như một món quà ý nghĩa giành tặng các thày cô nhân dịp 20/11; Ca sĩ Tân Nhàn thể hiện ca khúc Đừng ví em là biển, bài hát ca ngợi tình yêu đôi lứa cùng những cung bậc tình cảm tha thiết sâu lắng của tình biển, tình quê.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 2
Ca sĩ Đăng Dương và Tân Nhàn cùng các cháuở trung tâm GDLĐXH số 2 Hà Nội trong phần biểu diễn chào mừng Hội nghị.
 
Ngay sau phần văn nghệ chào mừng hội nghị kết thúc, Hội nghị chính thức được bắt đầu.

8 giờ 20: PGS.TS Phan Trọng Lân - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) giới thiệu đại biểu tham dự.

Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm dự và chỉ đạo Hội nghị. 

Tới tham dự hội nghị có sự hiện diện của PGS.TS.Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo; PGS.TS.Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế; TS Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Đến dự Hội nghị còn có đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương; Đại diện Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, đại diện Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Lãnh đạo Sở Giáo dục  Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc và các cơ quan thông tấn báo chí. 

8 giờ 30: Trong không khí trang trọng của hội nghị, PGS.TS. Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lên phát biểu khai mạc.
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 3
PGS.TS Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ trưởng Trần Quang Quý khẳng định: “Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ”.

Ông cũng cho biết: Liên Ngành Y tế - Giáo dục đã, đang và tiếp tục phối hợp chặt chẽ thực hiện các nhiệm vụ được giao, hướng tới mục tiêu giảm tỉ lệ mắc bệnh, tật và nâng cao sức khỏe cho học sinh, sinh viên, bảo đảm cho các em được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Ngày 4/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Đây là một kế hoạch hoạt động phối hợp liên ngành nhằm tăng cường nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề bức xúc trong công tác dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Thực hiện Quyết định số 84 của Thủ tướng, các Bộ, Ngành, các cấp và các tổ chức xã hội đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch đề ra.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 4
Chăm sóc trẻ bị nhiễm, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Với hơn 22 triệu học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên.

Triển khai thực hiện Quyết định số 84 của Thủ tướng, Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế rà soát, điều chỉnh và ban hành nhiều văn bản pháp quy tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có công tác giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Chủ động xây dựng và bổ sung hệ thống theo dõi, báo cáo, tổng hợp, phân tích tình hình và thu thập số liệu trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS, lồng ghép trong công tác thống kê, báo cáo chung.

Đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 84 của Thủ tướng, chuẩn bị cho xây dựng Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2011-2020 theo nhiệm vụ được giao.

Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành. Trong 3 năm qua, đã có trên 30 đoàn giám sát, đánh giá tại 30 tỉnh, thành phố của 3 vùng, miền được tổ chức, góp phần thực hiện hiệu quả Quyết định số 84.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 5
Vẫn còn nhiều trường hợp phụ huynh không muốn cho con em học và sinh hoạt chung với trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. (Ảnh chỉ  mang tính minh họa)

Thứ trưởng Trần Quang Quý cho biết: Qua 3 năm thực hiện Quyết định số 84 của Thủ tướng, nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai trong các cơ sở giáo dục và đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể là:

Kiện toàn Ban Điều phối và chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS các cấp; Nghiên cứu, rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Ngành Giáo dục các cấp đã chủ động trong việc phối hợp với ngành Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội và các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong tổ chức triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS, nâng cao nhận thức và có hành động tích cực về bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Công tác giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được quan tâm. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục được thực hiện lồng ghép trong giảng dạy chính khóa và hoạt động ngoại khóa với những hình thức phong phú.

Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nói chung và trẻ em trong các trường học về cơ bản đã giảm đáng kể. Hầu hết trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đã được học và hòa nhập cộng đồng, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.

Việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc trẻ; các dịch vụ chăm sóc, tư vấn, phổ biến chính sách xã hội hiện hành và các quy trình cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho giáo viên, người nuôi dưỡng và người chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV được quan tâm thực hiện.

Thứ trưởng Trần Quang Quý nhấn mạnh: Để đạt được các kết quả tốt đẹp nêu trên, ngoài nỗ lực, cố gắng của ngành Giáo dục còn phải kể đến việc phối hợp chặt chẽ, tham gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, các Bộ, Ngành có liên quan và đặc biệt là sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong và ngoài nước, như các tổ chức của Liên Hiệp quốc (UNICEF, UNESCO, UNFPA) và các tổ chức quốc tế khác (Tổ chức Cứu trợ trẻ em, Plan…).

Thứ trưởng Trần Quang Quý gửi lời cảm ơn sự hợp tác rất hiệu quả của các cơ quan, tổ chức trên và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự trợ giúp, hợp tác trong thời gian tới để từng bước nâng cao chất lượng thực hiện công tác giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 6
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đang trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý tại hội nghị.

Thứ trưởng Trần Quang Quý cũng cho biết, Hội nghị lần này được tổ chức, bao gồm lễ ký kết chương trình phối hợp Liên Ngành và Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 84 của Chính phủ nhằm mong muốn nhận được sự ủng hộ, quan tâm, hỗ trợ nguồn lực từ các Bộ - Ban - Ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác y tế trường học, công tác phòng, chống HIV/AIDS hoạt động một cách bền vững. 

Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến, thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục - Đào tạo Thứ trưởng Trần Quang Quý gửi lời chúc mừng toàn thể các thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước sức khỏe và hạnh phúc, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thứ trưởng cũng gửi lời chúc đến các em học sinh sức khỏe và nhiều thành công trong học tập.

8 giờ 35: Ngay sau phần phát biểu khai mạc Hội nghị của PGS.TS Trần Quang Quý, TS Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên - báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg.

Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 7
TS Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên
 
TS. Ngũ Duy Anh cho biết: Qua 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng, ba ngành Giáo dục, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội đã có những nỗ lực rất lớn và đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể là:

Kiện toàn Ban Điều phối và chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS các cấp; Nghiên cứu, rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS.

Ngành Giáo dục các cấp đã chủ động trong việc phối hợp với ngành Y tế, Lao động- Thương binh và Xã hội và các Ban - Ngành, đoàn thể liên quan trong tổ chức triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS, nâng cao nhận thức và có hành động tích cực về bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Công tác giáo dục, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được quan tâm. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục được thực hiện lồng ghép trong giảng dạy chính khóa và hoạt động ngoại khóa với những hình thức phong phú.

Nhờ đó, việc tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận giáo dục, và hưởng chính sách xã hội của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã được cải thiện.

Nhiều dịch vụ thiết yếu và thân thiện đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã được hình thành và ngày càng được mở rộng như hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi, các dịch vụ về chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ nhiễm HIV, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Cung cấp thuốc ARV miễn phí cho bà mẹ mang thai và trẻ em, xét nghiệm PCR để chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV; mô hình kết nối toàn diện, tiếp nhận và chăm sóc trẻ bị ành hưởng bởi HIV/AIDS tại các cơ sở giáo dục mầm non, các trường công lập được tăng cường.

Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nói chung và trẻ em trong các trường học về cơ bản đã giảm đáng kể. Hầu hết trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đã được học và hòa nhập cộng đồng, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.

Việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc trẻ; các dịch vụ chăm sóc, tư vấn, phổ biến chính sách xã hội hiện hành và các quy trình cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho giáo viên, người nuôi dưỡng và người chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIVđược quan tâm thực hiện.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 8
Tham dự hội thảo có các vị khách nước ngoài.

Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện Quyết định số 84 của số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng cũng nảy sinh nhiều những khó khăn, hạn chế, TS Ngũ Duy Anh cho biết.

Một trong số đó phải kể đến hạn chế về nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và cộng đồng về công tác phòng, chống HIV/AIDS, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên đã được nâng cao nhưng chưa đầy đủ.

Công tác truyền thông chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi hành vi, nhất là chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Nhận thức và hiểu biết về Luật Phòng, chống HIV/AIDS và những quy định đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của một số cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh cũng chưa cao;

Qua đó, TS Ngũ Duy Anh cũng đưa ra nhiều giải pháp trên nhiều khía cạnh, trong đó có sự phối hợp liên ngành y tế, giáo dục, lao động…
 

Đọc toàn văn báo cáo TẠI ĐÂY

 
Với bài báo cáo của TS Ngũ Duy Anh, các đại biểu đã được nhìn thấy nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về công tác phòng, chống HIV, AIDS và giảm kỳ thị mà ba ngành Giáo dục, Y tế và Lao động – Thương binh & Xã hội đã làm được trong thời gian qua.
 
9 giờ: Để hiểu rõ hơn về những gì vừa được nghe, các đại biểu đang cùng xem phóng sự về công tác phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phóng sự được Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) thực hiện.
 
9 giờ 15: Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội, ông Phan Ngọc Tuấn lên trình bày kết quả 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg trên địa bàn Thủ đô. 
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 9
Ông Phan Ngọc Tuấn - Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội
 
Kết quả của ngành GD-ĐT Hà Nội đạt được trong công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống HIV/AIDS 3 năm qua là rất đáng tự hào thể hiện trên các số liệu sau: Tổ chức được trên 400 buổi truyền thông với trên 3.000 cốt cán tuyên truyền viên của các cấp học, các ngành học tham dự về tuyên truyền cho cơ sở.  

Xây dựng trên 1.000 câu lạc bộ và thường xuyên tổ chức sinh hoạt với nội dung phòng chống ma túy, HIV/ AIDS; Có 100% cán bộ công chức, giáo viên, HSSV cam kết nói không với ma túy, HIV/ AIDS, không cờ bạc, rượu chè bê tha, không tham gia đua xe trái phép và gây mất trật tự an ninh trong, ngoài nhà trường và trên địa bàn dân cư nơi cư trú. 

Tổ chức được 6 kỳ thi tìm hiểu về Luật Phòng chống ma túy, HIV/AIDS cho trên 1 triệu học sinh Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trường Trung cấp chuyên nghiệp và sinh viên các trường Cao đẳng.

Tổ chức được 2 kỳ thi trả lời các điều Luật Phòng chống ma túy, HIV/AIDS bằng hình thức trắc nghiệm khách quan với trên 800 ngàn HSSV và trên 2.000 cán bộ, công chức, giáo viên tham gia; Tổ chức 3 kỳ thi viết bài tuyên truyền phòng chống ma tuý HIV/AIDS trong toàn ngành với 1 triệu 500 ngàn bài dự thi. 

Tổ chức 6 kỳ thi tiểu phẩm đóng vai trên sân khấu có nội dung phòng chống ma túy, HIV/AIDS với trên 700 tiểu phẩm dự thi của 29 đơn vị phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị và các trường THPT, TTGDTX, trường TCCN và Cao đẳng tham dự.

Tổ chức xét nghiệm điều tra được 60 trường THPT, 12 TTGDTX, 2 trường Cao đẳng và 8 trường TCCN với trên 600 ngàn que thử xác định chất gây nghiện; Khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho 100% HSSV 1 lần/năm.

Thực hiện kiểm tra được 515 trường học và cơ sở giáo dục về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS; Xử lý 5 đối tượng HSSV nghiện ma túy theo đúng quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
 
9 giờ 21:  Cô Nguyễn Thị Phương - Đại diện Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số II (Ba Vì, Hà Nội) - mang đến hội nghị Mô hình giáo dục trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 10
Cô Nguyễn Thị Phương - Đại diện Trung tâm Giáo dục lao động 
xã hội số II
Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số II có nhiệm vụ làm nhiệm vụ quản lý, cai nghiện, chữa bệnh giáo dục, dạy nghề tổ chức lao động sản xuất cho đối tượng là người nghiện ma túy (cả nam và nữ) gái mại dâm, gái mại dâm nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.

Tháng 8/2001, Trung tâm được bổ sung nhiệm vụ: Tiếp nhận, chăm sóc, chữa trị và nuôi dưỡng cho trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi nhiễm HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây cũng là một nhiệm vụ của Trung tâm được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề của trẻ do ảnh hưởng của HIV/AIDS mang lại.

 
Theo báo cáo, hàng năm Trung tâm đã phối hợp với Tổ chức Cô nhi Thế giới (WWO) tổ chức các chương trình Hội trại hè cho trẻ với những trẻ em trong cộng đồng.

Qua hoạt động đó các trẻ em tại cộng đồng đã tích cực tham gia các hoạt động, chia sẻ hòa đồng với những trẻ em tại Trung tâm. Các hoạt động được tổ chức nhiều địa điểm khác nhau như: Đồng Nai, Đồi Cọ (Đông Anh, Hà Nội), Đầm Long (Ba Vì, Hà Nội).

Đặc biệt, dịp hè 2011, Trung tâm đã phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em tổ chức chương trình “Cầu vồng tỏa sáng” được tổ chức tại Đầm Long với sự tham gia tích cực của giáo viên, học sinh và đặc biệt hơn nữa là sự tham gia của gần 100 phụ huynh học sinh đại diện cho hàng trăm phụ huynh học sinh của hai nhà trường. 

Qua chương trình, cha mẹ học sinh đã trực tiếp chứng kiến sự hồn nhiên, hòa đồng tích cực tham gia các hoạt động chung giữa các trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS với con em họ, tổ chức cho cha mẹ học sinh vào thăm trực tiếp nơi ở của trẻ tại Trung tâm. Từ đó họ đã có sự cảm thông, chia sẻ, có cái nhìn rõ rệt và tích cực hơn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này.

Ngoài ra trong các dịp lễ, tết như ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), Trung thu, Trung tâm thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu giữa trẻ em tại Trung tâm với trẻ em ngoài cộng đồng, dân cư trên địa bàn.
 
Các chương trình tuyên truyền, truyền thông được tổ chức thường xuyên tại các thôn, xóm, trường học về chống phân biệt kỳ thị đối với người nhiễm HIV, đặc biệt hơn là những trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Bên cạnh đó Trung tâm còn có đội ngũ tình nguyện viên (là người địa phương) luôn chia sẻ, cảm thông đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hàng ngày họ dành thời gian vào chơi với trẻ, dạy cho trẻ những kỹ năng sống… vào các dịp tết, giỗ trong gia đình đón các trẻ em về gia đình riêng của mình. Có những người đã đề nghị với gia đình tiếp nhận các trẻ em coi các em như những thành viên trong gia đình, dòng họ của mình.

Hiện nay các trẻ được chăm sóc tại Trung tâm theo mô hình gia đình. Ngoài giờ học trên lớp, khi về nhà các con được cán bộ, mẹ nuôi dạy bảo thêm trong vấn đề học tại nhà, các anh chị lớn tuổi theo kèm cặp, dạy các em học.

Hàng tháng, hàng quý Trung tâm phối hợp với Tổ chức Cô nhi Thế giới, các khoa công tác xã hội trường Đại học Lao động Xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội giáo dục trẻ về tâm lý, các kỹ năng sống và tâm sinh lý, giới tính cho trẻ vị thành niên.

100% trẻ lớn được dạy cách phòng chống lây nhiễm HIV, các trẻ đều biết tự bảo vệ, phòng chống lây nhiễm cho bản thân và cho cộng đồng. Đây là một trong những kiến thức cơ bản tiến tới để trẻ hòa nhập tốt với cộng đồng…
 
Cô Nguyễn Thị Phương kiến nghị những vấn đề liên quan tới việc đào tạo nghề, tới đầu tư cơ sở vật chất và chế độ chính sách, sự quan tâm tới những cán bộ trực tiếp chăm sóc trẻ có HIV... Cô bày tỏ sự xúc động khi được tham gia Hội nghị rất ý nghĩa này. Đại diện cho những người đang trực tiếp tham gia chăm sóc các cháu, cô xin hứa sẽ tiếp tục và nâng cao hơn nữa sự chăm sóc dành cho các cháu.
 
9 giờ 34: Bà Võ Kim Loan - Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai tham luận về Mô hình phối hợp trong việc hỗ trợ chăm sóc và điều trị trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 11
Bà Võ Kim Loan - Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai
 
Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ, là 1 trong 10 tỉnh có người nhiễm HIV cao nhất cả nước. Để giúp đỡ các cháu, Trung tâm đã có nhiều hoạt động, trong đó có việc kết hợp với CLB Bạn và Tôi đã hỗ trợ cho trẻ bị nhiễm HIV và đưa trẻ đến phòng khám. 

Một số tổ chức trong tỉnh cũng đã hỗ trợ bằng nhiều hình thức cho các cháu. Hàng năm, Trung tâm xin kinh phí tổ chức các chương trình hỗ trợ các cháu trong việc triển khai khám và điều trị HIV/AIDS.
 
Trung tâm đã phối hợp với Sở GD-ĐT trong việc giải quyết các trường hợp trẻ có HIV không được đến trường. Đồng thời phối hợp với nhiều Bộ, Ban, Ngành để tăng cường công tác truyền thông. Từ đó, công tác chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV tại đây đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
 
Bà Võ Kim Loan cũng nêu ra một số hạn chế, không chỉ về mặt kinh phí, mà còn ở nhận thức và sự quan tâm chưa đúng mức từ xã hội. Từ đó, bà cho rằng, nếu có được sự quan tâm sâu sát hơn, có được đội ngũ chăm sóc HIV tâm huyết, sự huy động phối hợp với nhiều tổ chức khác trên địa bàn tỉnh... sẽ góp phần sâu sắc vào công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em bị nhiễm HIV.
 
9 giờ 44: Ông Dương Duy Hưng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thái Nguyên báo cáo về việc kết nối dịch vụ và chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Thái Nguyên.

Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 12
Ông Dương Duy Hưng - Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thái Nguyên
 
Theo số liệu thống kê năm 2010, Thái Nguyên xếp thứ 4/10 tỉnh trong toàn quốc có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao, tỷ lệ nhiễm là 510/100.000 dân, toàn tỉnh có 177/180 xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS.

Kết quả trong 3 năm triển khai mô hình kết nối dịch vụ và chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở 2 xã Linh Sơn và Minh Lập cơ bản đã đạt được những mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Ban điều hành ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã được thành lập kịp thời. Có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành trong quá trình chỉ đạo thực hiện.

Mạng lưới cộng tác viên được kiện toàn đủ ở các xóm, có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội vì vậy các hoạt động của mô hình triển khai được thuận lợi. Hàng tháng thăm hộ gia đình, đánh giá nhu cầu của trẻ và chuyển Ban điều hành cấp xã xử lý kịp thời.

Qua đó đã làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Xây dựng được mạng lưới kết nối dịch vụ trong toàn tỉnh; 100% trẻ bị ảnh hưởng đã được lập danh sách quản lý trường hợp, đánh giá nhu cầu và hỗ trợ dịch vụ kịp thời.

Đội ngũ cộng tác viên hàng năm được tập huấn nâng cao năng lực và tăng cường các kỹ năng làm việc với trẻ. Dẫu rằng vẫn còn nhiều hạn chế, song những kết quả đó đã khẳng định hiệu quả trong việc triển khai mô hình, là cơ sở cho việc xây dựng các hoạt động trong thời gian tiếp theo.
 
9 giờ 50: Tiếp theo chương trình, cô Nguyễn Thị Hoàn - Giáo viên trường THPT Mỏ Trạng (Yên Thế, Bắc Giang) báo cáo về vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 13
Giây phút xúc động của cô Nguyễn Thị Hoàn - Giáo viên trường THPT Mỏ Trạng (Yên Thế, Bắc Giang).
 
Cô Nguyễn Thị Hoàn mở đầu bằng nhận định: “Gia đình có vai trò trung tâm và có ý nghĩa quyết định trong việc làm giảm sự kì thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
 
Điều này càng quan trọng hơn nữa, vì nếu làm giảm được sự phân biệt và kì thị đối với người có H nói chung và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng chúng ta sẽ thuận lợi hơn và dễ dàng hơn trong cuộc chiến chống HIV/AIDS, đến gần chiến thắng hơn trong cuộc chiến khốc liệt này”.

Cô Nguyễn Thị Hoàn cho biết: “Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS mà bị kì thị và phân biệt đối xử thì hậu quả nặng nề hơn nhiều so với người trưởng thành. Bởi lẽ, các em còn quá thơ ngây, trong trẻo, vô tội. Các em thay vì được ôm ấp, vỗ về, nâng niu, chăm bẵm, vui chơi lại bị xa lánh, ghẻ lạnh, tẩy chay, xua đuổi...

Các em ngoài chịu đựng nỗi đau thể xác từ bệnh tật hoặc thua thiệt khi mất đi cha, mẹ lại phải chịu đựng thêm một gánh nặng tâm lý nữa từ gia đình, người thân anh em, họ hàng. Vậy nên ném về phía các em cái nhìn kì thị và thái độ phân biệt đối xử thì đó là sự vô nhân đạo, thiếu nhân văn.

Với mỗi người gia đình chính là nơi an ủi, vỗ về cổ vũ, là nơi dựa, nơi neo đậu đầu tiên. Nếu bị từ chối thì đến người trưởng thành còn thấy chênh vênh, chao đảo, mất phương hướng huống chi trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Bản thân các em đã mặc cảm, đã chịu thiệt thòi quá nhiều.

Gia đình là nhân tố giúp cộng đồng thay đổi cách nhìn, có thể chia ra 2 nhóm: Gia đình có trẻ em bị ảnh hưởng từ HIV/AIDS và Gia đình không có trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Với gia đình có trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thì những người trong gia đình cần tìm hiểu, nâng cao hiểu biết, kiến thức về HIV/AIDS, các cơ chế lây truyền, cũng như có kỹ năng chăm sóc trẻ em có H, và chăm sóc tinh thần cho những em bị ảnh hưởng từ cha mẹ có H, mở rộng hơn tấm lòng, tình yêu, vị tha hơn nữa dành cho các em để phần nào bù đắp nỗi đau quá lớn mà các em phải gánh chịu khi còn quá nhỏ, cũng để góp phần thay đổi cách nhìn của cộng đồng.

Thứ hai, với những gia đình may mắn không có người thân và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này để có thái độ và hành vi, ứng xử tích cực, có hiệu quả trong việc toàn dân tham gia phòng chống AIDS.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 14
Sau bài phát biểu đầy cảm động, cô Nguyễn Thị Hoàn nhận được sự quan tâm của đông đảo phóng viên báo chí.
 
Cô Nguyễn Thị Hoàn khẳng định thêm: Nói đến cộng đồng còn là nói đến các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội. Các tổ chức này cần phát huy vai trò của mình vào cuộc tích cực hơn nữa, lên tiếng vì trẻ và quyền lợi của trẻ em. Xã hội, cộng đồng sẵn sàng chào đón và đứng về phía các em với tất cả vai trò chính trị, trọng trách nhưng quan trọng hơn là bằng cả tấm lòng.
 
Cô Nguyễn Thị Hoàn kết thúc bài phát biểu đầy xúc động của mình bằng một bài thơ và gửi lời chúc sức khỏe tới các thày cô, tới các đại biểu, lời chúc Hội nghị thành công.
 
10 giờ: TS. Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH kết luận hội nghị.
 
Thứ trưởng đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo trong một thời gian ngắn thể hiện qua những bài báo cáo, các tài liệu tham luận tại Hội nghị.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 15
TS. Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH kết luận hội nghị
 
TS khẳng định việc ban hành Nghị định này là sự kịp thời trong Kế hoạch Quốc gia hành động vì trẻ em. Công tác chăm sóc trẻ nhiễm HIV cũng có nhiều thuận lợi nhờ có nỗ lực của các ngành, các cấp, của những người trực tiếp làm công tác chăm sóc trẻ em có HIV; Kiến thức hiểu biết về HIV đã được cải thiện vì thế mà công tác chăm sóc hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp hơn; Các nguồn lực dành cho công tác chăm sóc sức khỏe trẻ nhiễm HIV không ngừng được tăng cường và có sự tham gia của các tổ chức.

Tuy nhiên, TS. Doãn Mậu Diệp cũng cho rằng không phải không có những thách thức: nhận thức tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đầy đủ, công tác liên ngành và đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên ngành vẫn còn khoảng cách về số lượng và chất lượng. Việc phân biệt đối xử vẫn là một con đường dài. Nguồn lực còn hạn hẹp.

Một trong những giải pháp mà TS Doãn Mậu Diệp đưa ra là tăng cường công tác truyền thông, cần huy động ngày càng nhiều hơn sự tham gia của các tổ chức xã hội.
 
10 giờ 15: Các đại biểu tạm giải lao

10 giờ 35: Lễ Ký kết Chương trình phối hợp giữa hai Bộ Y tế và GD-ĐT về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2012 - 2020 được bắt đầu.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 16
 
Đại diện Lãnh đạo Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT), bà Hà Thị Dung, Phó Vụ trưởng - giới thiệu tóm tắt Chương trình phối hợp.
 

Tóm tắt Chương trình phối hợp

Chương trình phối hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; giảm tỉ lệ mắc bệnh, tật và nâng cao sức khỏe học sinh, sinh viên; bảo đảm cho học sinh, sinh viên được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Đồng thời nâng cao nhận thức và sự tham gia có hiệu quả của cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế, ngành Giáo dục, tăng cường sự tham gia chủ động của học sinh, sinh viên trong bảo vệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục - Đào tạo thống nhất triển khai các nội dung phối hợp chính:

1. Xây dựng, kiện toàn cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên. Thực hiện công tác quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên. Triển khai có hiệu quả các chương trình y tế trong các cơ sở giáo dục.

3. Nâng cao chất lượng hoạt động và tổ chức mạng lưới cán bộ làm công tác y tế trường học.

4. Phối hợp liên ngành Y tế - Giáo dục thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác y tế trường học.

5. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá về công tác Y tế trường học. Đánh giá, tổng kết, hoạch định chính sách, cơ chế phối hợp và nội dung hoạt động trọng tâm của công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên.


Mặc dù có nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, nhưng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, đến công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, học sinh, sinh viên. Phó Thủ tướng đã dành thời gian quý báu đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
 
10 giờ 44: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được mời lên phát biểu chỉ đạo và định hướng trong công tác bảo vệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên và công tác phòng, chống HIV/AIDS trong trường học.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 17
 
Đầu tiên, Phó Thủ tướng đánh giá cao việc tổ chức hội nghị lần này và gửi lời chào mừng các quí vị đại biểu, các vị khách trong nước và quốc tế đến dự Hội nghị
 
Phó Thủ tướng cho biết: Chúng ta đang thực hiện những nhiệm vụ lớn, thể hiện trách nhiệm xã hội, thể hiện sự phối hợp các cấp các ngành trong các hoạt động vì sức khỏe trẻ em. Việc sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg là bài học tốt để chúng ta có kinh nghiệm thực hiện tốt hơn nữa Quyết định số 84/2009/QĐ-TTgtrong chặng đường tiếp theo. Đây là một cách làm tốt. Cách làm này thể hiện trách nhiệm đồng thời nhân lên được mô hình tốt trong việc thể hiện trách nhiệm, làm tốt hơn công tác chăm sóc trẻ em.
 
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng khẳng định: Những gì đã thể hiện chỉ là kết quả bước đầu, bởi ngay cả việc phân biệt sự chống kỳ thị cũng đã còn rất nhiều vấn đề. Sau hội nghị này, đặc biệt sau lễ ký kết, chúng ta phải thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, tốt hơn nữa, đặc biệt nhân rộng các mô hình điển hình làm tốt. Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS vẫn là một chặng đường dài. Phó thủ tướng nói.
 
Phó Thủ tướng đề nghị, các Bộ - Ngành liên quan cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác chăm sóc trẻ em.Tiếp tục rà soát, củng cố các văn bản pháp luật, về cơ chế, cách thức phối hợp; Tiếp tục củng cố kiện toàn tổ chức, nâng cao trách nhiệm của Ban chỉ đạo công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt vai trò của nhà trường.

Ba Bộ Y tế, GD-ĐT, LĐ-TB&XH cần tổ chức các chương trình thiết thực trong công tác chăm sóc trẻ có H, triển khai ký kết đi vào thực tế, phải có chương trình kiểm tra vấn đề này, nhất là trong địa phương; Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục dục tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là chống phân biệt đối xử, tập trung trong nhóm trẻ em bị HIV/AIDS. 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh về phương pháp tuyên truyền, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa; Củng cố và hoan thiện hệ thống thông tin, giám sát về số lượng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS để có số liệu chính xác đề xuất các giải pháp. 

Nhiều khi vì thành tích một số nơi sẽ giấu các trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS. Do vậy, cần thiết phải có số liệu chính xác; Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe – giáo dục; Giải quyết tốt phúc lợi xã hội...
 
Kết thúc bài phát biểu Phó Thủ tướng gửi lời chúc hội nghị thành công.
 
11 giờ: PGS.TS Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ Giáo dục -Đào tạo đại diện ngành Giáo dục và toàn thể các thầy cô giáo có mặt ngày hôm nay lên nhận lẵng hoa chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam của Phó Thủ tướng
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 18
 
11 giờ: Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục - Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2012 - 2020 đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận ký.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 19
 
Để triển khai thực hiện chương trình phối hợp này, PGS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng. đại diện cho Bộ Y tế và PGS.TS Trần Quang Quý - Thứ trưởng đại diện cho Bộ Giáo dục - Đào tạo lên ký Kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục - Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012-2020”.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 20
 
Lễ ký kết có sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Trần Thị Bình vàí Lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế.
 
11 giờ 10 phút: Ông Nguyễn Đình Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế) công bố Quyết định trao tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân của Bộ trưởng Y tế cho các cá nhân của ngành Giáo dục đã có những thành tích đóng góp trong công tác giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên.
 
11 giờ 18: PGS. TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế lên trao kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho 20 cá nhân thuộc Bộ GD-ĐT

11 giờ 20: Để ghi nhận các thành tích, đóng góp của các tập thể và cá nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và giảm kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, ông Lưu Hồng Sơn -Phó Chánh văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố Quyết định thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho 9 cá nhân.
 
11 giờ 24: TS. Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB &XH lên tặng bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích.
 
11 giờ 26: Đồng chí Nguyễn Đình Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế) công bố Quyết định khen thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.
 
11 giờ 30: PGS.TS. Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế - tặng Bằng khen và hoa cho 14 tập thể,13 cá nhân có thành tích.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 21
 
11 giờ 32: Đồng chí Nguyễn Đình Mạnh - Phó Chánh văn phòng Bộ Giáo dục - Đào tạo công bố Quyết định khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo.
 
11 giờ 40: PGS.TS Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lên tặng bằng khen và tặng hoa cho 41 tập thể, 30 cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
 
Cuộc chiến chống kỳ thị với người bị nhiễm HIV/AIDS còn là một chặng đường dài 22
 
11 giờ 45: Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục và Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg đã thành công tốt đẹp.
 
PGS.TS Phan Trọng Lân - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và chỉ đạo Hội nghị. PGS.TS Phan Trọng Lân cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các vị đại biểu.
 
Hội nghị kết thúc lúc 11 giờ 55.

Nhóm PV Giadinh.net.vn
Ảnh: Võ Hải
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 19 phút trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 26 phút trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 5 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Top