Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới: Tập trung giải quyết 3 vấn đề cấp bách

Thứ năm, 08:22 19/01/2017 | Y tế

GiadinhNet - Năm 2017, kinh phí cho công tác phòng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm nhiều, đặc biệt là tiền mua thuốc kháng virus từ nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, các địa phương cần phải bảo đảm 100% số người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, hiện nay số người nhiễm HIV có thẻ BHYT mới đạt tỷ lệ hơn 40%.

Tư vấn cho bệnh nhân HIV điều trị bằng ARV. Ảnh minh họa
Tư vấn cho bệnh nhân HIV điều trị bằng ARV. Ảnh minh họa

Những thách thức

Hiện cả nước đã phát hiện hơn 220.000 người nhiễm HIV, trong đó khoảng 50% số người bệnh đang điều trị thuốc kháng virus (ARV). Số thuốc này được cấp miễn phí cho người bệnh bằng nguồn kinh phí tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế giảm dần và sẽ hết sau năm 2018. Đây là thách thức lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

PGS. TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Để giải quyết thách thức này, chúng ta bắt đầu phải chuyển sang nguồn sử dụng BHYT. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới nên còn rất nhiều vướng mắc cần phải tập trung giải quyết.

Hiện nay có 3 vấn đề chính, trọng tâm mà Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang tập trung giải quyết. Thứ nhất: Nỗ lực để người nhiễm HIV có thẻ BHYT tăng nhanh. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS hiện đang có thẻ BHYT đang ở mức tương đối thấp. Trung bình trên toàn quốc tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT mới chỉ chiếm 40%, bằng 1/2 so với tỷ lệ tham gia BHYT chung cả nước. Thứ hai, nhanh chóng kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS. Hiện nay, trên toàn quốc có khoảng gần 400 các phòng khám, điều trị HIV/AIDS. "Từ trước đến nay, các phòng khám này là do các nguồn viện trợ nước ngoài hỗ trợ, do đó khi nguồn viện trợ đang giảm mạnh, chúng ta phải kiện toàn, lồng ghép vào các cơ sở y tế nhằm đáp ứng được các yêu cầu cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS để ký hợp đồng với các cơ quan BHYT. Việc này vẫn đang còn nhiều khó khăn cần giải quyết”, đại diện Bộ Y tế cho hay. Thứ ba, cần tập trung giải quyết việc mua thuốc ARV và thanh toán ARV bằng nguồn BHYT. Đây là việc chưa có trong tiền lệ, vì vậy còn rất nhiều việc đang phải tháo gỡ.

Rào cản đối với những người nhiễm HIV/AIDS

Trên thực tế, người nhiễm HIV còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc khi tham gia BHYT. Do phần lớn người nhiễm HIV là lao động tự do, không đủ giấy tờ cá nhân pháp lý như hộ khẩu, chứng minh nhân dân để tham gia BHYT. Việc mua BHYT theo hộ gia đình cũng là một trong những khó khăn, vì phần lớn những người trong các gia đình này đều nghèo.

Bên cạnh đó, nhiều người sau khi ra khỏi Trung tâm giáo dục chữa bệnh lo sợ bị kỳ thị cho nên không dám về địa phương, đi tìm việc nhiều nơi, không đăng ký tạm trú hoặc thường trú; thường xuyên thay đổi chỗ ở, sống lang bạt, thậm chí họ không có cả chứng minh nhân dân. Đây là rào cản cơ bản khiến người nhiễm HIV khó tiếp cận BHYT.

Một lý do khiến nhiều người nhiễm HIV chưa sẵn sàng mua thẻ BHYT nữa là do còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các dự án. Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, gây cản trở cho người có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, làm giảm tác dụng và hiệu quả của các dịch vụ này, bao gồm cả việc mua và sử dụng thẻ BHYT...

Tích cực tháo gỡ

PGS. TS Nguyễn Hoàng Long cho biết: “Thời gian qua, ngành Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan đã rất trăn trở, tích cực tháo gỡ những rào cản. Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc trao đổi với người nhiễm HIV, cộng đồng người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS để tìm ra những rào cản khi người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận sử dụng BHYT, nhiều người chưa có thông tin đầy đủ về sự cần thiết, cũng như làm thế nào để tham gia BHYT, nên trong thời gian vừa qua chúng tôi đã tích cực truyền thông. Từ năm 2015, chúng tôi đã phổ biến tất cả thông tin liên quan đến BHYT cho những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại các phòng khám về sự cấp bách, cần thiết và làm thế nào để tham gia BHYT, quyền lợi khi tham gia”.

Ngoài thông tin trực tiếp thì ngành Y tế cũng tăng cường truyền thông đại chúng thông qua đài, báo, kênh truyền hình đại chúng để phổ biến rộng rãi, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Đồng thời, tích cực truyền thông cho gia đình người nhiễm, cho xã hội để họ có những tác động, vận động những người nhiễm HIV chưa tham gia BHYT.

Liên quan đến vấn đề lộ danh tính khi tham gia BHYT khiến nhiều người nhiễm HIV/AIDS lo ngại, PGS. TS Nguyễn Hoàng Long cho hay: Vì người nhiễm khi tham gia BHYT cần phải có thông tin chính xác, tên, địa chỉ… Tuy nhiên, những người nhiễm HIV/AIDS không cần phải lo ngại chuyện này, vì các thông tin này chỉ lưu hành tại các cơ sở y tế và các cơ quan liên quan đến BHYT. Các thông tin được bảo mật chặt chẽ, tuân thủ theo quy định, bảo đảm bí mật thông tin cho người nhiễm HIV/AIDS.

Về việc Luật BHYT vẫn quy định phải tham gia BHYT theo hộ gia đình. PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho biết, thời gian gần đây có nhiều người băn khoăn về quy định này, trong đó có những người nhiễm HIV/AIDS nên Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn thêm về tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhưng không nhất thiết tất cả các thành viên trong một gia đình phải tham gia cùng một thời điểm, nên chúng ta vẫn có cơ chế để hỗ trợ những người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT theo từng cá nhân và từng bước tiến đến hộ gia đình.

Nỗ lực tăng tỉ lệ thẻ BHYT cho người nhiễm HIV

Để bảo đảm, duy trì các kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới chấm dứt đại dịch AIDS và đạt được các mục tiêu đã cam kết trong công tác này, tại cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, UBND các tỉnh bảo đảm 100% số người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT.

Ngành Y tế hiện đang tìm các giải pháp thích hợp để tăng tỉ lệ người nhiễm HIV có BHYT. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Ngành sẽ tăng cường công tác truyền thông, vận động để người nhiễm HIV tự nguyện mua BHYT. Những hộ không có điều kiện kinh tế để mua cả gia đình sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để người nhiễm HIV được cấp thẻ BHYT.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh công tác kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS, thúc đẩy nhanh việc mua thuốc ARV nguồn BHYT và có cơ chế thanh toán phù hợp. Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ phải mua thuốc ARV càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế tại các trung tâm y tế, bệnh viện các tuyến có chức năng khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS. Cán bộ y tế phải hiểu, thông cảm và đồng cảm với người nhiễm. Quy định về giấy tờ, hồ sơ phải được mã hóa, bảo đảm tính bảo mật. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người bệnh nhiễm HIV/AIDS phải vượt qua được sự kỳ thị, bởi đây là cuộc chiến đấu lâu dài, cho nên không thể giấu suốt đời.

Việt Nam đang hướng tới lộ trình BHYT toàn dân, chủ trương của Nhà nước trong bối cảnh viện phí tăng tính đúng, tính đủ. Bảo hiểm là “cứu cánh” đối với mỗi bệnh nhân khi vào viện, nếu tính đủ chi phí có thể lên tới hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu. Do đó, nếu không tham gia BHYT, nhiều gia đình có thể trở thành hộ nghèo. Và với người nhiễm HIV/AIDS thì việc tham gia BHYT lại càng cần thiết hơn.

Phong Điệp

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng này, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Còn 164 người nghi ngộ độc sau ăn cơm gà Trâm Anh đang nằm viện

Y tế - 1 ngày trước

Bác sĩ Trịnh Ngọc Hiệp, Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, tất cả các bệnh nhân phải nhập viện nghi ngộ độc sau ăn cơm gà quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, Nha Trang) sức khỏe đã ổn định.

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Uống nhầm thuốc giảm cân của chị gái mua trên mạng, bé 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi ăn nhầm 7/14 viên thuốc giảm cân được chị gái mua ở trên mạng về, bé gái nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, được đưa đi cấp cứu.

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh

Y tế - 3 ngày trước

Kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cơm gà, kết quả cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella, tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột. Các ca ngộ độc tiếp tục tăng cao.

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Bé gái 5 tuổi bị chó dữ cắn trọng thương vùng mặt

Y tế - 4 ngày trước

Sáng 15/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, các bác sĩ Bệnh viện vừa tiến hành xử lý vết thương nặng ở vùng mặt cho một bệnh nhi do bị chó dữ tấn công.

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Thông tin mới nhất vụ 222 người phải nhập viện sau ăn cơm gà ở Nha Trang

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang tổ chức điều tra, xác định định rõ nguyên nhân và sẽ công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Đã có 222 người ngộ độc nhập viện, nghi do ăn cơm gà Trâm Anh ở Khánh Hoà

Y tế - 4 ngày trước

Đến chiều 14/3, các cơ sở y tế ở Khánh Hòa đã ghi nhận 222 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà tại quán gà ở TP Nha Trang.

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Đi khám chữa răng, bé trai 8 tuổi nghịch ngợm nuốt cả kim diệt tủy

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trong quá trình diệt tủy răng, do bệnh nhi hiếu động nên kim diệt tủy đã bị rơi vào đường tiêu hóa.

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

22 trường hợp tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ tiếp tục gia tăng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Sợi tóc thắt vào chân, bé gái 4 tháng tuổi suýt mất ngón

Y tế - 5 ngày trước

Một bé gái 4 tháng tuổi ở TP Vinh (Nghệ An) được người nhà đưa đến bệnh viện với ngón chân sưng đỏ do bị một sợi tóc rụng thắt vào.

Top