Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể về người Anh hùng

Thứ tư, 16:18 24/02/2010 | Y tế

GiadinhNet - Vừa nghe lời đề nghị, vị Giáo sư, bác sĩ của dòng họ Hoàng chối đây đẩy: "Viết về tôi à, tôi thì có gì mà viết, nếu có thành công nào đáng nói, thì đó là thành công của cả tập thể Viện, hãy viết về họ!".

Sự từ chối này đã được tôi dự liệu từ trước. Với một người, từng được phong Anh hùng Lao động, lại ở quá cái tuổi thất thập cổ lai hy, còn ham hố nỗi gì...

Vải thoát "kiếp nạn"

Tôi tiếp cận "mục tiêu" theo cách khác.

- Thưa, nhân dịp xuân mới chúng tôi muốn đến trước là thăm vấn sức khoẻ, sau là tìm hiểu thêm về gia đình giáo sư (GS) - Tôi nói - mong GS không từ chối...

Đầu dây bên kia thoáng một chút im lặng, tôi tới luôn:

- Dạ mấy giờ giáo sư rảnh, tôi có thể đến ạ?

- Thôi được, 14h anh có mặt ở phòng 319, số 1 phố Yersin nhé - vị GS nói - mà anh đã biết chỗ đó chưa?

Tôi trả lời rồi vội chuẩn bị những thứ cần thiết cho một cuộc "phỏng vấn".

Giờ thì ông - GS.TS, Thầy thuốc nhân dân Hoàng Thuỷ Long, nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ), đang ngồi trước mặt tôi. GS có chất giọng mảnh, sắc nét và rất rõ ràng. Thực ra trước cuộc gặp gỡ này, tôi đã từng được nghe nhiều về ông. 
 

72 tuổi, GS Hoàng Thủy Long vẫn miệt mài làm việc.

Còn nhớ một ngày đầu tháng 6 năm 1999, nhiều quan chức và người dân ở Bắc Giang như ngồi trên chảo lửa. Trước đó ít ngày, ở vùng Lục Ngạn (Bắc Giang), vài chục cháu bé bỗng dưng mắc các triệu chứng nôn mửa, đau đầu, sau đó 7 cháu đã tử vong. Một phóng sự phát trên truyền hình đã đặt nghi vấn, các cháu thiệt mạng do bị ngộ độc khi ăn những quả vải có phun hoá chất. Giá vải lập tức rớt thê thảm, từ hơn 13.000 đồng/kg xuống còn vài ngàn mà cũng không ai dám mua. Khi ấy, một năm tổng thu toàn tỉnh Bắc Giang khoảng hơn 200 tỷ đồng, thì cây vải đã chiếm quá nửa.

Nhận được thông tin, Bộ Y tế đã tức tốc thành lập Đoàn công tác, trong đó có GS Long, "hành quân" về Lục Ngạn. Chỉ trong hơn một ngày (từ ngày 3 đến 4/6), các giáo sư - bác sĩ, nhà khoa học đã "minh oan" được cho cây vải. Kết quả là những cháu bé kém may mắn trên thiệt mạng chủ yếu do bệnh viêm não Nhật Bản.

- Vậy là chỉ 1 ngày, quả vải đã thoát "kiếp nạn" phải không GS? - Tôi hỏi.

- Chính xác thì phải 1 ngày, 1 đêm. Suốt đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/6, anh chị em của Viện đã tiến hành các xét nghiệm và trả lời được kết quả - GS Long nói. Nguyên nhân các cháu bé tử vong không phải do ngộ độc.

Lúc này bên Viện Bảo vệ thực vật cũng cho biết loại thuốc SHERPA phun cho vải cũng không thể gây tử vong cho trẻ ăn vải, do hàm lượng ở mức rất thấp. Khi những thông tin trên được công bố trên báo chí, chỉ trong vòng 24 tiếng, giá quả vải đã trở về mức bình thường.

Năm 2000, tôi có dịp lên Lục Ngạn công tác, vẫn thấy không ít quan chức và đặc biệt là người dân ở đây nhắc tới GS Long cùng Đoàn công tác, họ cảm ơn và gọi ông là Thầy. GS Long bảo, đó là phần thưởng cao quý nhất mà những người làm nghề như ông rất trân trọng. Tuy nhiên, ông vẫn nhấn mạnh: "Việc nhanh chóng "minh oan" cho cây vải là do sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều đơn vị, không chỉ của riêng Viện VSDT, lại càng chẳng phải của riêng cá nhân tôi". Dường như người có tuổi nào cũng luôn cẩn thận và chẳng mấy khi “nhận vơ” công trạng, tôi nhìn vị giáo sư già, thầm nghĩ!

Bài học từ người cha - Bộ trưởng

Có điều khá lý thú là sự nghiệp của cha, chú, anh và bản thân GS Hoàng Thủy Long đều gắn với chữ "Vi". Cha và chú ông (BS Hoàng Tích Mịnh) đều tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại Pháp những năm 1930, chuyên ngành Vi trùng học (khi về nước, cha ông dành nhiều tâm huyết cho nghiên cứu và điều trị các bệnh sốt rét cơn, thương hàn, lỵ, giang mai, dại do chó cắn - những bệnh phổ biến tại Việt Nam lúc đó). Anh trai ông - GS Hoàng Thuỷ Nguyên, chuyên ngành Virus học và bản thân ông, chuyên ngành Vi khuẩn học. Ngoài ra cả 4 người đều công tác và giữ những chức vụ quan trọng tại viện VSDTTƯ (trước đây có tên là Viện Pasteur).

Lúc gặp GS Long, tôi  nói vui: "Hà Nội không biết hiện nay có bao nhiêu con phố, nhưng chắc chắn gia đình GS "chiếm" đến hai rồi!". Ông cười bảo: "Ba chứ? Phố Hoàng Tích Trí, Hoàng Minh Giám và phố Vũ Ngọc Phan". Thì ra, ngoài cụ thân sinh (GS Hoàng Tích Trí, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế của nước VNDCCH thời kỳ 1946 - 1958) và người bác họ (cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin Hoàng Minh Giám), GS Long còn có một người bác ruột đằng mẹ là nhà văn Vũ Ngọc Phan (cha của cố GS. Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng), cũng được đặt tên đường ở Hà Nội...

Tôi hỏi GS Long, trong sự nghiệp và cuộc đời, ông học được nhiều nhất điều gì từ người cha? Ông bảo, năm 1946, khi Thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội, ông mới có 7 tuổi, theo mẹ và hai em tản cư về Hoa Lư (Ninh Bình). Lúc này cha và anh cả lên chiến khu. Đến năm 1952, mẹ con ông mới lên được Việt Bắc gặp cha. Ở với cha được ít ngày, ông sang Trung Quốc học Thiếu sinh quân, năm 1957 mới trở lại Hà Nội. Một năm sau thì cha ông qua đời, vậy nên ký ức về cha không nhiều. Tuy vậy, ông vẫn nhớ rõ cha là người cởi mở, nhân ái nhưng cũng rất kiên quyết. "Đừng dựa dẫm, phải biết dấn thân vào trường đời, có như vậy mới trưởng thành", đó là lời cha thường nói với mấy anh em. Từ lời dạy của cha, cộng với tấm gương tần tảo, hy sinh nuôi dạy con cái của mẹ ông mà mấy anh em ông đều tự lập, không ngại dấn thân và khôn lớn, trưởng thành.

Năm 1965, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, ông và nhiều tân bác sĩ vào tuyến lửa Vĩnh Linh - Quảng Trị để tôi luyện, thử thách. Những năm 1966 - 1969, ông tiếp tục công tác tại Phân viện Vệ sinh dịch tễ tiền phương (đóng ở miền Tây Nghệ Tĩnh), chuẩn bị những điều kiện về y tế, chi viện cho chiến trường miền Nam. Những năm sau đó, dù là nghiên cứu sinh trên nước bạn Ba Lan hay đảm nhận các chức vụ quan trọng của Viện VSDTTƯ, ông luôn tâm niệm, đã làm gì thì làm cho hết mình, không sợ sai, chỉ sợ không dám làm, dám nghĩ, dám dấn thân.

Những kỷ niệm về dịch SARS

Thần tâm
 
Hãy uống một viên Dogmatine*
một viên Mellaril*
vẫn thao thức
đêm dài ra đến sáng
thấy chập chờn ló rạng
không phải hừng đông
mà chạng vạng trời chiều
có gì như tiếng chim kêu
đang lảnh lói tận tinh cầu tít tắp
khóc rồi, tại sao lại khóc
thì cười đi cho đời hóa điên rồ
lại uống Ha lô*
dớt dãi chảy như ngày thơ bé
Con ơi con! nỗi đau nhiều thế
đâu chỉ riêng con
Mà chung cả đời cha
 
(Một trong những bài thơviết về con của GS Hoàng Thủy Long)
 
* Các thuốc điều trị bệnh tâm thần
Sự "dấn thân" mà GS Long nói làm tôi nhớ tới câu chuyện cách đây 7 năm (2003), khi đó Việt Nam là một trong 25 nước hứng chịu dịch bệnh SARS (hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng). Ngày 23/2, tại Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), các bác sĩ phát hiện ra thương nhân J.Chen, người Mỹ gốc Hoa mang mầm bệnh lạ. Sau đó Chen về Hồng Kông và đến ngày 13/3 thì tử vong. Ngày 18/3, số người bị SARS ở Hà Nội, Ninh Bình đã lên đến con số 63, trong đó 5 người tử vong. Trước mức độ lây lan và sự nguy hiểm của dịch bệnh, trong số tử vong lại có cả các bác sĩ (của BV Việt - Pháp), người dân vô cùng lo ngại. Đúng lúc ấy lại rộ lên tin đồn, chính ông Viện trưởng Viện VSDTTƯ Hoàng Thuỷ Long vào thăm bệnh nhân cũng bị "dính" SARS, đang nguy kịch khiến dư luận "đã sợ lại càng sợ hơn".

Thực tế thì việc GS Long vào thăm và lấy bệnh phẩm của bệnh nhân ở Bệnh viện Việt - Pháp là có thật, ông còn vào tới 2 lần (đi cùng còn có một số các GS, BS khác của Viện). Tuy nhiên việc nhiễm SARS thì "vịt" 100%. Ngay khi phát hiện mầm bệnh, Bộ Y tế đã thành lập Ban chống dịch đặc biệt, do Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến làm Trưởng Ban, GS Long làm Phó Ban. Nhiều biện pháp hữu hiệu đã được đưa ra: Phong toả, bao vây, cách ly nguồn dịch, lập bản đồ dịch tễ, thực thi kiểm dịch biên giới, thông tin dịch bệnh kịp thời, lên phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả, nhờ vậy mà chỉ trong vòng 45 ngày (23/2 đến 8/4), chúng ta đã khống chế dịch thành công. Ngày 20/5, tại một cuộc họp ở Genève (Thuỵ Sĩ), WHO đã ca ngợi Việt Nam, nước đầu tiên ngăn chặn thành công dịch SARS.

GS Long tâm sự, cuộc đời ông trưởng thành qua những cuộc "dấn thân" mà dịch SARS trên đây chỉ là một ví dụ. Trước đó, vào các năm 1976 - 1977,  bệnh dịch tả, dịch hạch lan rộng và hoành hành tại hàng chục tỉnh, thành.       

Trong điều kiện nước nhà mới thống nhất, khó khăn trăm bề, ông cùng anh em của Viện đã xuống những vùng dịch nặng nhất (như Thuỷ Nguyên, Hải Phòng - Ba Đồn, Quảng Bình) tìm hiểu căn nguyên của dịch bệnh, từ đó đề ra các biện pháp chống dịch hữu hiệu. "Những lần trực tiếp xuống các vùng dịch hiểm nghèo, sống cùng với bà con ở đó đã giúp tôi trưởng thành và học hỏi được vô cùng nhiều. Chúng tôi đã tìm ra các biện pháp chiến thắng dịch bệnh từ thực tế", GS Long nói.

Điều chưa bao giờ kể

Trong căn phòng nhỏ của Viện VSDTTƯ chiều 27 Tết Canh Dần, những dòng hồi ức, những tâm sự về công việc của GS Long cứ đan xen nhau, tuôn trào một cách tự nhiên. Tôi thầm thán phục trí lực, sinh lực của "ông lão" 72 tuổi và tự hỏi, phải chăng, người anh hùng này chưa từng biết đến hay đã vượt qua mọi hỉ, nộ, ái, ố của kiếp người, khiến ông khác những người bình thường và giúp ông trở thành Anh hùng? 
 

GS.TS Hoàng Thủy Long (bên trái) cùng gia đình (người ngồi giữa là GS.TS Hoàng Thủy Nguyên) (Ảnh tư liệu).

Tôi đã lầm! Sau cuộc nói chuyện này, khi đọc hết tập thơ "tự biên, tự diễn" mà ông ngần ngừ tặng lúc chia tay, tôi chợt hiểu vì sao giọng ông nghẹn lại khi nói về người con trai duy nhất, cũng từng là một sinh viên Y khoa. Con ông mắc bệnh nan y, dù đã chạy chữa nhiều nơi, nhưng căn bệnh đã không thể giải quyết được triệt để. (Tạo hóa có lẽ đã rất trớ trêu khi để người cha già- một GS. Bác sĩ lừng danh, trong một dòng họ cũng toàn người nổi danh với nghề Y phải bất lực trước tật bệnh tình của con trai mình. Xin lỗi GS khi tôi phải nói ra điều này). Tôi cũng hiểu, những đêm thức trắng chăm sóc con, ban ngày cật lực vì công việc, với ông, đó thực sự là những "cuộc chiến", mà bằng sự nỗ lực phi thường, ông đã chu tất được cả hai vai.

Tôi biết rằng năm 2004, GS Long đã tự làm đơn xin nghỉ cương vị Viện trưởng, trở về là một nhà khoa học bình dị, dù ngành vệ sinh dịch tễ vẫn rất cần đến khả năng quản lý của ông. Vì vậy không có gì là ngạc nhiên khi trong tập thơ (và trong suốt cuộc trò chuyện), tuyệt chẳng thấy dòng nào ông nhắc về sự kiện mình được phong tặng Anh hùng.

Cuộc đời được và mất, điều đó chưa phải là quan trọng nhất. Quan trọng là dám dấn thân, sống hết mình, không dửng dưng trước nỗi đau đồng loại, cố gắng vượt qua khó khăn của bản thân, đó là điều tôi thấy rõ qua những dòng thơ - đúng hơn là những lời tâm sự mà ông viết, dường như là để cho riêng mình, ghi lại quãng đời hơn 70 năm, trong đó có tới hơn 45 năm làm bác sĩ.

Có lẽ tất cả những yếu tố đó là nhân tố khiến ông trở thành Anh hùng?!
 
Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân, GS. TS Hoàng Thủy Long sinh năm 1939. Năm 1988 là Phó viện trưởng Viện VSDTTƯ. Từ 1994 - 2004 là Viện trưởng.

Người anh trai cả của GS Long là Thầy thuốc Nhân dân - GS.TS Hoàng Thuỷ Nguyên, một cây đa, cây đề của ngành Y học nước nhà. GS Nguyên là người đã dành cả cuộc đời cho việc xây dựng nền Y học Dự phòng của Việt Nam. Người ta biết đến ông qua nhiều công trình Y học, nhiều chức danh, cương vị mà ông đảm nhiệm và qua cả những câu chuyện như giai thoại. Vào những năm 1960, buổi sơ khai của ngành Vệ sinh dịch tễ, chúng ta chưa có trung tâm kiểm định vaccine. Để chứng minh cho sự an toàn của vaccine phòng bại liệt Sabin do ta sản xuất, GS Nguyên đã cùng Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch uống 10 liều thử nghiệm trước khi đưa ra sử dụng. Mấy chục năm sau, vào tháng 12/2000, tại Lễ công bố Việt Nam thanh toán được bệnh bại liệt với sự tham dự và công nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều người đã rưng rưng nhớ lại câu chuyện này.

GS Hoàng Thủy Nguyên từng công tác trong Quân Y mặt trận, từng tham gia nhiều chiến dịch trong đó có Chiến dịch Điện Biên Phủ, từng nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh và cũng là Anh hùng Lao động.

Hai người em khác của GS Long là Hoàng Thuỷ Lạc, Hoàng Thuỷ Tiến, một người là Tổng Giám đốc công ty thiết bị Y tế Việt Nam, người kia là Cục phó Cục ATVSTP của Bộ Y tế. Nếu kể cả người chú ruột - Thầy thuốc Nhân dân, cố BS Hoàng Tích Mịnh (từng là Giám đốc Viện Vi trùng học Bắc Bộ, Phó Viện trưởng Viện VSDT TƯ) thì riêng "trực hệ" nhà GS Long đã có tới 6 người công tác tại ngành Y, đóng góp công sức và giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống y tế Cách mạng, từ 1945 đến nay.

 
Nguyễn Đức
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 12 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top