Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện bi hài ở trạm vùng cao chỉ có... y sĩ nam đỡ đẻ cho sản phụ

Thứ bảy, 17:45 08/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - Ngoài nhiệm vụ chính là khám bệnh, cấp phát thuốc, 4 y sĩ nam người dân tộc Xê-đăng không còn cách nào khác là kiêm nhiệm cả công việc hộ sinh.

Ngoài nhiệm vụ chính là khám bệnh, cấp phát thuốc, 4 y sĩ nam người dân tộc Xê-đăng không còn cách nào khác là kiêm nhiệm cả công việc hộ sinh. Với hơn 70 ca đỡ đẻ từ khi trạm thành lập, 4 “bà mụ” đặc biệt này đã phải trải qua nhiều câu chuyện bi hài, cười ra nước mắt.


Trạm trưởng Nguyễn Cao Bằng khám bệnh cho người dân

Trạm trưởng Nguyễn Cao Bằng khám bệnh cho người dân

Những câu chuyện cười ra nước mắt

Trạm Y tế xã Trà Linh (Nam Trà My, Quảng Nam) nằm sát chân núi Ngọc Linh, cách trung tâm huyện 7 giờ đi bộ, về các nóc của xã cũng mất chừng đó thời gian. Tuy thôn nóc cách trở đường đi nhưng trạm chẳng bao giờ thiếu người đến khám bệnh, xin thuốc. Tại trạm y tế này không có nữ hộ sinh, không có bác sỹ nên 4 nam nhân viên y tế ở đây phải cáng đáng hết mọi công việc từ khám bệnh, phát thuốc, đến... đỡ đẻ.

Đối với các nữ hộ sinh thì công việc đó vốn đã nhiều vất vả, đằng này các anh lại là nam giới. Phong tục của đồng bào cũng không cho phép. Tiếp chuyện chúng tôi, Trạm trưởng Nguyễn Cao Bằng không khỏi bật cười khi nhắc đến những ca đỡ đẻ “có một không hai” khiến anh cùng các nam nhân viên ở đây nhiều phen cười ra nước mắt.

Năm 2001, chị Đinh Thị Hằng ở thôn 3, xã Trà Linh dù đã chuyển dạ ba ngày những vẫn chưa sinh, chỉ đến khi toàn thân chị tím tái, kiệt sức thì mới tìm đến y sỹ Bằng. Sau gần một ngày băng rừng vượt suối anh Bằng mới đến được thôn 3 này. Thấy sản phụ đang trong tình trạng nguy hiểm, bất chấp phong tục truyền thống của đồng bào Xê - Đăng không cho phép đàn ông tiến lại gần nơi sinh nở của phụ nữ, anh phải vận dụng hết khả năng của mình vào ca sinh khó. May mắn cho cả anh cũng như cho cả mẹ con chị Hằng cũng như anh Hiệp. Bế đứa trẻ đang khóc oa oa trên tay, báo hiện ca đỡ đẻ thành công, anh như muốn ngất lịm vì hạnh phúc.

Một trường hợp khác, sản phụ Linh (34 tuổi) khi chuyển dạ được bố trí ở trong căn lều riêng biệt, máu từ “vùng kín” chảy nhiều. Nhưng khi anh Bằng và các đồng nghiệp tiến tới định cởi chiếc váy bết máu, sản phụ lập tức la toáng lên: “Không được cởi váy của mình đâu. Chồng mình thấy thì mình chết mất!”. Thế rồi một tay chị giữ váy, một tay nắm chặt tay anh y tá đang “có hành động mờ ám”. Tiếng la hét của chị làm náo loạn cả một khu rừng. Lúc ấy, người nhà và đặc biệt là anh chồng sấp ngửa chạy tới, một hai đòi xông vào để xem chuyện gì xảy ra. Nghe thấy tiếng chồng bên ngoài, người vợ được thể lại càng la lối.

Trước tình hình có vẻ căng thẳng, 4 nam y sỹ phải hội ý nhanh, một mặt cử người chạy đi mời già làng lên tuyên truyền vận động, một mặt liên hệ với chính quyền địa phương để giải thích cho gia đình chị Linh hiểu. Trong khi các anh đỡ đẻ cho người vợ thì bên ngoài, anh chồng đỏ mặt tía tai, hết nhìn vào trong lều rồi nhìn lên mặt trời để ước lượng thời gian. Anh chồng nóng ruột vì không hiểu 4 y sỹ đỡ đẻ gì mà lâu như vậy. Trong khi đó, anh Bằng và các đồng nghiệp vừa đỡ đẻ vừa run, chỉ sợ đỡ đẻ xong sẽ bị phạt vạ. Rất may lần ấy, các anh chỉ được một phen hú hồn. Và đó là câu chuyện có thật mà các nhân viên y tế nơi đây vẫn nhớ nằm lòng mỗi khi thăm khám cho các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân nữ.

Khó mấy cũng hoàn thành nhiệm vụ

Trạm trưởng Nguyễn Cao Bằng kể: Nhiều ông chồng khi đưa vợ đến sinh nở thấy trạm y tế toàn đàn ông đã nằng nặc đòi đưa vợ về vì sợ “người đàn ông khác thấy “cái ấy” của vợ mình”, mặc cho các anh can ngăn hết lời. Nhưng chưa ra khỏi cổng trạm y tế, chị vợ vỡ ối la oai oái. Vậy là anh chồng hốt hoảng đưa vợ quay lại. Lập tức, 4 y sỹ khẩn trương đưa sản phụ lên bàn sinh.

Từ khi trạm y tế được xây dựng tại đây, các anh đã tiến hành thực hiện cho 70 trường hợp đỡ đẻ thành công. Đó là con số giúp các anh có thêm động lực hoàn thành công việc hộ sinh đặc biệt của mình. Đến nay, bà con các thôn trong xã đều coi các anh là những hộ sinh mát tay. Nhiều gia đình sau khi đưa sản phụ về nhà đã quay lại lại cảm ơn các anh bằng những món quà hết sức dân dã, khi là mớ rau rừng, khi là gùi sắn, khi là mớ bắp nương. Với các anh, món quà chan chứa ân tình ấy cũng đã đủ mãn nguyện.

Anh Hồ Đúc Na, người đã 25 năm làm công tác y tế ở Trà Linh, tâm sự: “Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, chúng tôi cần sự hỗ trợ rất nhiều. 25 năm nay, trạm Trà Linh không có nữ về công tác nên chúng tôi cũng phải làm luôn công tác hộ sinh”. Cả trạm chỉ có 4 người đàn ông dân tộc Xê-đăng chia nhau tất cả các công việc từ lớn tới nhỏ. Trạm trưởng y tá Nguyễn Cao Bằng cho biết: “Khó khăn nhiều không đếm hết, trình độ cũng thiếu, vật chất cũng thiếu, con người cũng thiếu. Dẫu vậy, chúng tôi luôn cố gắng hết sức hoàn thành công tác chuyên môn, làm đúng với trách nhiệm của người thầy thuốc”.

Với trách nhiệm cao như vậy, ngày nào Trạm trưởng Cao Bằng cũng tổ chức họp triển khai công việc cho 4 người. Một người trực trạm thì những người còn lại phải đi về các thôn, nóc triển khai chương trình y tế. Công việc chính vẫn là tuyên truyền và phát hiện, báo cáo tình hình bệnh tật ở từng làng, bản, nhất là đối với trẻ em. Cái chính là cán bộ y tế phải tuyên truyền làm sao để người Xê-đăng biết tìm đến thầy thuốc, đến trạm y tế khi trong nhà có người bị bệnh.

Trạm trưởng Nguyễn Cao Bằng thật thà chia sẻ: “Mỗi lần lên những nóc chót vót trên đỉnh Ngọc Linh quay về là đã tưởng sẽ không bao giờ đến nữa. Nhưng cứ nhìn cuộc sống của người dân ở đây, chúng tôi lại tự nhủ bà con cần mình biết bao. Rồi lần sau lại đi thêm nữa, thêm nhiều lần nữa”. Câu chuyện cảm động về 4 người đàn ông phụ trách trạm y tế xã Trà Linh thực sự là tấm gương cuộc sống tuyệt vời, là minh chứng cho thấy xã hội còn thật nhiều tấm lòng tốt đẹp.

Trần Vũ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top