Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chớ coi thường khi bị ong đốt

Thứ tư, 14:16 20/08/2014 | Y tế

GiadinhNet - Không hiếm trường hợp khi bị ong đốt đã chủ quan, không xử lý kịp thời, đúng cách dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.

Ong đốt làm chết người

Nhiều trường hợp đi nương hoặc ở nhà do vô tình bị ong đốt và không được xử lý kịp thời, đúng cách dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng, nhất là với trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa.

Chớ coi thường khi bị ong đốt 1
  Các y bác sĩ đang cấp cứu cho bệnh nhân Lâm Thị Ny. Ảnh Đ.H

Một số trường hợp điển hình như: 

Chiều 18/2/2014, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng đã phải cấp cứu em Tô Văn Hoàng Sang, sinh năm 2007, trú tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi do bị ong đốt hơn 100 mũi. Được biết, chiều ngày 13/2, lúc đi chơi với bạn thì bất ngờ em bị ong vò vẽ bay tới đốt tới tấp. Quá hoảng loạn, em Sang bỏ chạy, đàn ong đuổi theo và chui vào tai em tiếp tục đốt. Em ở trong tình trạng hoảng loạn, phù toàn thân, suy gan…trên người chằng chịt các vết ong đốt, đặc biệt là trên đầu, hai tai và bụng.

Một trường hợp khác cũng đã tử vong vào ngày 9/8 do bị ong đốt. Chiều 8/8, anh T bị đàn ong vò vẽ làm tổ trên cây của nhà hàng xóm tấn công và đốt gần 100 mũi khiến toàn bộ thân thể sưng vù. Anh được đưa vào Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên đã tử vong.

Mới đây, ngày 15/8, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cũng cho biết đang tích cực điều trị cho một bệnh nhi bị ong vò vẽ đốt hơn 100 mũi là em Lâm Thị Ny, sinh năm 2001, người dân tộc Cơ tu, trú tại xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng. Hiện sức khỏe của em Ny rất nguy kịch với suy đa cơ quan, tổn thương thận, hoại tử cơ…Các bác sĩ đang tiến hành siêu lọc máu cho Ny.

Được biết, khoảng 16 giờ ngày 14/8, hai chị em Nguyên và Ny đi chăn bò và cắt cỏ tại khu vực rẫy trồng keo của các hộ gia đình trên khu vực núi Hoà Bắc thì giẫm phải tổ ong vò vẽ. Ong bị “vỡ tổ”, hàng trăm con đã bay ra đuổi theo và đốt hai chị em Nguyên và Ny. Em Ny bị đốt hơn 100 mũi, còn em Nguyên bị đốt hơn 40 mũi. Ngay sau khi phát hiện, gia đình đã đưa hai em đi bệnh viện cấp cứu. Em Nguyên hiện được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. 

Sơ cứu khi bị ong đốt

Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (axit). Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine.

Chớ coi thường khi bị ong đốt 2
Nọc ong được chứa 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong

Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như vong vò vẽ, ong đất, do đó tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt vì người bị đốt khó phân biệt là mình bị loại ong nào đốt.

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.

Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau:

Trước hết phải nhổ ngay kim chích (nếu có). Dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những “chất kết tủa”, từ đó giúp giải nọc độc.

Chớ coi thường khi bị ong đốt 3

  Khi bị ong đốt, dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim... để khều kim chích ra.

Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.

Hoặc nhanh chóng dùng một trong các kinh nghiệm dân gian sau:

Dùng vôi đã tôi bôi vào chỗ bị đốt.

Hạt và lá quất hồng bì giã nhỏ nhuyễn, đắp lên vết đốt.

Măng tre vòi (tươi non) xát vào vết đốt.

Cắt một lát củ dáy dại xát vào vết đốt.

Thuốc lào tẩm nước điếu (hoặc giã nát) chấm vào vết đốt.

Lấy lá, dây, củ chìa vôi giã nhỏ, đắp vào vết đốt.

Nhanh chóng đến cơ sở y tế nơi gần nhất để thăm khám. Nạn nhân chỉ cần nhận dạng con ong đã đốt mình để cung cấp cho bác sĩ biết, tìm hướng điều trị hợp lý, không nên tự mình phán đoán rồi xem thường bệnh trạng mà dẫn đến những nguy cơ khó lường.

Lưu ý nhận dạng ong đốt

Ong mật: Đốt bàn chân sau cùng (chân thứ 3) to lên và mang theo cục phấn hoa (giỏ phấn), khi đốt để lại ngòi, tổ có mật. 

Ong vò vẽ: Làm tổ trên cây, mái nhà, cột,...tổ có hoa văn như vân gỗ, hình bầu nậm hoặc hình khối lớn chỉ có một lỗ để ong ra vào, hung dữ. 

Ong bắp cày (ong mặt ngựa, ong đất, ong bù trình): Làm tổ dưới mặt đất, thường dùng tổ mối đã bỏ đi, hốc đất, người đi rừng dễ dẫm phải. Ong rất to, có thể cỡ ngón tay, rất hung dữ. Các ong này khi đốt không để lại ngòi và một con có thể đốt nhiều nốt.

Các biện pháp phòng tránh ong đốt

Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết.

Không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới), không chọc phá tổ ong nếu thấy không cần thiết và không đảm bảo an toàn.

Không để hoang nhà cửa, các tầng nhà hoặc phòng (ong dễ đến làm tổ).

Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ ong mới xây (còn nhỏ, thường tháng 3-4 tháng).

Không nên xem ong vào nhà hoặc làm tổ trong nhà là báo hiệu điều tốt lành.

Khi đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm... có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín nếu có thể.

Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa).

Nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi (không làm nếu nguy cơ cháy rừng).

Cách loại bỏ tổ ong: dùng khói (không làm nếu nguy cơ gây cháy), bình xịt diệt côn trùng (ví dụ bình xịt muỗi) để xua ong đi hết. Sau đó dùng màn hoặc lưới mắt nhỏ để bọc tổ ong và gỡ đi (để tránh trường hợp ong còn trong tổ). Người làm mặc quần áo dày hoặc áo mưa (loại nhựa dày) và đầu đội mũ kín, đi găng. 

Lan Dương tổng hợp

vulanthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top