Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chạy thận nhân tạo, chạy cả từng bữa ăn

Thứ tư, 09:34 20/04/2011 | Y tế

GiadinhNet - "Suốt cả tháng trời bữa cơm của tôi chỉ toàn rau với đậu phụ, đến nỗi bác sỹ yêu cầu phải đổi thực đơn".

Anh Thái Khắc Dần rơm rớm nước mắt kể về những ngày khốn khổ của mình. Hoàn cảnh của anh Dần cũng là tình cảnh của hàng trăm bệnh nhân bị suy thận mãn, đang phải chạy thận nhân tạo ở các bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh (Nghệ An).

Mỗi người, mỗi cảnh...

Đối diện BV Giao thông vận tải miền Trung là những  phòng trọ tồi tàn, tạm bợ. Chẳng biết từ bao giờ, những khu này được gọi là "xóm chạy thận". Trong những căn phòng chưa đầy 10m2 nhưng có tới 3-4 người chung sống. Có lẽ, xác định chống chọi với căn bệnh nan y này là cả một quá trình lâu dài, phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, thế nên các bệnh nhân thận hết sức tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt.

Anh Thái Khắc Dần (SN 1975), quê ở xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ là người có "thâm niên" 7 năm chạy thận. Nhà anh chỉ có hai  mẹ con, mẹ hiện ở quê, đã gần 80 tuổi nên không giúp được gì cho con nữa. Bản thân anh chưa kịp lấy vợ đã bị bệnh, giờ chỉ biết  nhờ vào bảo hiểm y tế (BHYT) và khoản trợ cấp ít ỏi.
 

Phòng chạy thận nhân tạo tại BV Giao thông vận tải miền Trung.  Ảnh: Hồ Hà

Cùng phòng trọ với anh Dần là anh Hồ Hữu Quế (SN 1970) quê ở Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu. Bệnh suy thận mãn tính của anh đã bước sang năm thứ tư. Dù được hưởng BHYT hộ nghèo, nhưng mỗi tháng anh cũng phải chi khoảng 500.000 đồng tiền thuốc men. Anh Quế tâm sự, điều bây giờ anh lo lắng nhất là các khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày đang đội giá. Nào là gas tăng, điện tăng, các thứ đều tăng. Loay hoay mãi, anh Quế đành phải chấp nhận mỗi tuần chạy 2 lần thay vì 3 lần như trước đây. Bớt được gần 200.000 đồng mỗi tháng để có thêm tiền chi tiêu thì sức khỏe anh lại càng sa sút vì độc tố trong người không được lọc ra hết.

Anh Quế buồn rầu nói: Biết là nguy hiểm nhưng đành phải làm vậy. Mới bữa trước, trong xóm trọ này có ông Thọ - người Hà Tĩnh cũng vì chắt chiu chi tiêu để dành tiền mua thuốc nên huyết áp tăng đột ngột, co thắt cơ tim. Anh em chúng tôi đưa đến bệnh viện thì tắt thở.

Xóm chạy thận nằm gần khu nghĩa địa Hưng Dũng - vốn đã ảm đảm thì nay càng ảm đạm hơn. Dù luôn phải giành giật giữa sự sống và cái chết, thế nhưng để bám trụ và tồn tại, các bệnh nhân chạy thận ở trọ khu này rủ nhau đi đánh giày, nhặt phế liệu để có thêm tiền thuốc, tiền thuê trọ, chi tiêu sinh hoạt.  Trường hợp chị Phan Thị Ngân (SN 1964) quê ở xã Công Thành,Yên Thành là cám cảnh nhất. Chị lấy chồng muộn, được một năm thì chồng mất vì ung thư, con trai Trần Công Nam vừa chào đời thì bị gan mật bẩm sinh, hiện vẫn đang là bệnh nhân ngoại trú của BV Nhi TƯ.

Chị gửi con cho ông bà nội 80 tuổi chăm sóc, một mình vào thành phố Vinh ở trọ để chạy thận hơn một năm nay. Những lúc khỏe, chị đi nhặt ve chai nhưng mấy tháng nay bệnh ngày một nặng, phải nằm ở phòng trọ. Hơn lúc nào hết, hoàn cảnh của chị đang cần những tấm lòng thơm thảo để chị có thêm nghị lực chống chọi với bệnh tật. 

Nỗi niềm người thầy thuốc

8 giờ sáng, Khoa thận nhân tạo BVĐK tỉnh Nghệ An đã đông kín người. Tất cả giường bệnh không còn chỗ trống. Những bệnh nhân chạy thận hầu hết là người nghèo. BS Phan Trọng Hòa, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu - BVĐK tỉnh Nghệ An cho biết:  Bệnh nhân đã bị suy thận chỉ có ba cách điều trị là ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Những trường hợp đang điều trị tại khoa thận ai cũng mong muốn ghép thận nhưng gặp phải vấn đề kinh phí và nguồn thận. Do đó, để kéo dài sự sống, người bệnh chấp nhận chạy thận nhân tạo dù chi phí không hề rẻ.

Mỗi tuần, các bệnh nhân chạy thận nhân tạo ít nhất 2-3 lần. Hầu hết bệnh nhân nghèo còn được tiếp tục chạy thận là nhờ vào BHYT.

BS Hòa cũng cho biết, thời gian gần đây, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân vì  lý do kinh tế nên đã phải giảm số lần chạy thận từ 3-4 lần/tuần xuống 1-2/tuần khiến bác sỹ rất lo lắng. Giá cả tăng cao khiến bệnh nhân thận càng thêm túng quẫn, bi quan. "Đồng hành với họ, anh em chúng tôi tự dặn mình phải nâng cao chất lượng phục vụ, chia sẻ trong bệnh tật cũng như cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân thận được khuyến khích gọi điện thoại cho các bác sỹ bất cứ giờ nào và đều nhận được sự giúp đỡ", BS Phan Trọng Hòa nói.
 
Hồ Hà
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 47 phút trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 15 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top