Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cầu thủ Việt Nam có lợi thế hơn Malaysia nếu đá dưới trời lạnh?

Thứ sáu, 15:13 14/12/2018 | Y tế

GiadinhNet - Với một đội bóng quen sống, luyện tập và thi đấu trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ quanh năm ở mức cao như Malaysia, thi đấu dưới trời lạnh Hà Nội trong trận chung kết lượt về AFF Cup ngày 15/12 có ảnh hưởng gì?

Người phụ nữ có ý kiến quan trọng giúp thầy Park về với tuyển Việt Nam Người phụ nữ có ý kiến quan trọng giúp thầy Park về với tuyển Việt Nam

GiadinhNet - Thầy Park có rất nhiều lý do để lo lắng trước khi đến với đội tuyển Việt Nam. May mắn, vợ của ông luôn thấu hiểu và đưa cho ông những ý kiến hữu ích. Quyết định đến Việt Nam của thầy Park cũng dựa trên ý kiến của bà.

19h30 ngày mai, 15/12 tại Sân vận động Mỹ Đình sẽ diễn ra trận chung kết lượt về AFF Cup giữa 2 đội Việt Nam và Malaysia. Từ ngày 13/12, các cầu thủ đội Malaysia đã có mặt tại Việt Nam để tập luyện, làm quen sân cỏ.

Malaysia là đất nước trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ quanh năm ở mức cao. Tại nơi diễn ra trận chung kết lượt đi là Bukit Jalil (Malaysia) có mức nhiệt 31 độ, chênh 15-19 độ so với nhiệt độ của Hà Nội.

Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội về ảnh hưởng của không khí lạnh đến các cầu thủ, Ths Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, thân nhiệt con người hằng định ở 37 độ. Khi vận động thể lực mạnh như các cầu thủ trong trận đấu, cơ thể sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn. Cơ thể phải thải lượng nhiệt đó qua các cơ chế qua các con đường như: Tỏa nhiệt ra mội trường, qua hơi thở và tiết mồ hôi để thải nhiệt khi mồ hôi bay hơi.

BS Nguyễn Văn Phú – Phó Giám đốc Bệnh viện Thể Thao Việt Nam, cho biết, về mặt lý thuyết, thời tiết luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thể lực, kỹ thuật và chất lượng thi đấu của các cầu thủ. Nhưng trên thực tế, đối tượng mà chúng ta đang muốn nói đến là một đội tuyển bóng đá quốc gia đang vươn tầm ra châu lục thì họ phải đảm bảo thể lực trong mọi điều kiện thời tiết.

Theo BS Phú, đội tuyển U23 của chúng ta đã từng thi đấu ở Thường Châu với băng tuyết phủ trắng nhưng họ vẫn thi đấu tốt. Hay tháng sau, đội tuyển của chúng ta tiếp tục thi đấu ở Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, một nước ở vùng tiểu trung cận đông, thời tiết khí hậu sa mạc hoặc các cầu thủ có thể di chuyển thi đấu ở những điều kiện cực kì khắc nghiệt về độ cao, ánh sáng, độ ẩm, mưa tuyết,… nhưng chúng ta vẫn có thể đáp ứng được.

Theo dự báo thời tiết thì, nền nhiệt đang ấm dần lên, thời tiết vào ngày mai rơi vào khoảng từ 16-24 độ C, về mặt cá nhân, tôi thấy đây là điều kiện lý tưởng để tổ chức thi đấu bóng đá ngoài trời. Thậm chí chúng ta còn có một chút lợi thế khi chúng ta tiếp một đội bóng như Malaysia với khí hậu nóng, thời tiết gần như không có mùa đông.


Cầu thủ Quế Ngọc Hải tập riêng với bác sĩ dưới cái lạnh 13 độ của Hà Nội, chuẩn bị cho lượt về AFF Cup. Ảnh: Zing

Cầu thủ Quế Ngọc Hải tập riêng với bác sĩ dưới cái lạnh 13 độ của Hà Nội, chuẩn bị cho lượt về AFF Cup. Ảnh: Zing

Điều gì xảy ra khi các cầu thủ phải thi đấu trong môi trường lạnh?

Trả lời trên trang www.accuweather.com, Phó giáo sư Brendon McDermott của Chương trình Đào tạo thể thao sau Đại học trường Đại học tổng hợp Arkansas cho biết: Khi cơ thể gặp lạnh, các mạch máu ngoài da sẽ co lại để giữ ấm cho cơ thể.

Do vậy lượng máu đổ về trung tâm tăng lên, đồng nghĩa với tăng nguồn cung năng lượng cho các cơ bắp cần vận động. Do vậy nhiều vận động viên cảm thấy sung mãn hơn khi thi đấu trong thời tiết lạnh.


Các cầu thủ Malaysia trên máy bay tới Việt Nam, tham dự trận chung kết lượt về AFF

Các cầu thủ Malaysia trên máy bay tới Việt Nam, tham dự trận chung kết lượt về AFF

Tuy nhiên, do giảm cơ chế tiết mồ hôi nên cơ thể sẽ thải nhiệt và mất nước chủ yếu qua đường hô hấp, nếu thời tiết quá lạnh, cảm giác khát sẽ bị “cùn” đi nên lượng nước mất thực tế sẽ tăng lên.

Theo giáo sư McD McDott: “ Uống đủ nước giúp duy trì thể tích máu của chúng ta và chúng ta có thể đổ mồ hôi hiệu quả thải nhiệt tốt mà vẫn duy trì hiệu suất trong cơ bắp hoạt động của mình”.

Còn theo Bác sĩ Jonathan Finnoff, Giám đốc y khoa của Mayo Clinic Sports Medicine: Khi trời quá lạnh, các tín hiệu thần kinh từ não đến cơ chậm chạp hơn và người ta phản ứng kém nhanh nhạy hơn. Cơ bắp trở nên cứng hơn nên dễ bị chuột rút hoặc chấn thương hơn.

Bởi vậy, trong các trận đấu các cầu thủ trên băng dự bị cần được giữ ấm phù hợp và khởi động tốt trước khi được đưa vào sân.

Thống kê tại trang http://advancednflstats.com cho thấy, khi thi đấu ở thời môi trường lạnh, các đội bóng đường phố hoặc đội bóng ở vùng lạnh có tỷ lệ ghi bàn cao hơn các đội bóng vốn quen thi đấu trong nhà hoặc đội bóng đến từ vùng ấm nóng.

Tuy nhiên, do khả năng tự điều chỉnh của cơ thể con người là rất lớn, nên sự khác biệt về phong độ của các cầu thủ trong các môi trường nhiệt độ thay đổi là không quá nhiều và thời tiết lạnh chỉ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đấu nếu nhiệt độ trên sân trở nên quá giá lạnh.

Biểu đồ trên thể hiện hiệu suất ghi bàn của các nhóm đội bóng. Theo đó, có 4 nhóm đội gồm: Đội Dome là đội quen thi đấu trong nhà, đội Warrm là đội quen khó hậu ấm nóng, đội Mid là đội quen khí hậu ôn đới và đội Cold là quen khí hậu lạnh. Biểu đồ cho thấy đội Warlm và đội Dome có hiệu xuất ghi bàn tương đương 2 đội kia ở nhiệt độ trên 51 độ F (10 độ C) nhưng ở nhiệt độ thấp hơn thì hiệu xuất ghi bàn kém hơn.

Thi đấu dưới điều kiện quá nóng hay quá lạnh đều có mặt tiêu cực. Thời tiết quá lạnh, các cầu thủ sẽ phải tiêu hao năng lượng hơn cho việc duy trì thân nhiệt, khả năng nhập cuộc cũng giảm đi. Thời tiết lạnh cũng khiến tỷ lệ chấn thương của các cầu thủ tăng lên.

Còn nắng nóng ngược lại làm kiệt sức vì tiêu hao năng lượng quá nhiều, mất muối và điện giải, và những tia ánh sáng hoạt chất của nó có tác động hệ thần kinh trung tâm điều nhiệt và gây ra những xáo trộn.

(BS Nguyễn Văn Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam)

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 39 phút trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 55 phút trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 3 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Top