Hà Nội
23°C / 22-25°C

Câu chuyện giờ mới kể về "ông đỡ" hơn 20 năm ở bệnh viện Phụ Sản

Thứ tư, 16:31 14/08/2019 | Y tế

GiadinhNet - ThS.BS Lưu Quốc Khải - Trưởng khoa Đẻ 2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã hơn 20 năm đồng hành cùng sản phụ vượt qua cảnh "mồ côi một mình"…

Có lẽ những sản phụ đã từng chọn BV Phụ sản Hà Nội gửi gắm niềm tin đều ít hay nhiều có tiếp xúc với ThS.BS Lưu Quốc Khải và đều ấn tượng bởi nét chân chất, hiền lành song cũng có phần nghiêm nghị của vị bác sỹ có tố chất người lính cụ Hồ trong tim. Được mệnh danh là bác sĩ sản "mát tay", ThS.BS Lưu Quốc Khải mỗi lần cắt rốn cho các cháu và thông báo người nhà đang nín lặng đợi chờ rằng "em bé sinh rồi nhé!" thì niềm hạnh phúc trong ông lại như được vỡ òa.

Câu chuyện giờ mới kể về ông đỡ hơn 20 năm ở bệnh viện Phụ Sản - Ảnh 1.

Bác sĩ Lưu Quốc Khải.

Con đường đưa Lưu Quốc Khải trở thành bác sĩ khá tình cờ. Trong thời gian làm bộ đội, một lần đến trạm xá, anh chăm chú nhìn bác sĩ trẻ thao tác nhanh nhẹn và tận tình chăm sóc một bệnh binh rồi bỗng thấy "tim mình thổn thức". Từ đó, anh nung nấu ước mơ trở thành người thầy thuốc.

Xuất ngũ, Khải tìm lại những quyển sách hóa, sinh và ôn thi vào Đại học Y Hà Nội. Để có tiền trang trải việc học, anh làm mọi công việc từ phụ hồ đến bảo vệ... Nhờ đó, anh thấu hiểu cuộc sống và luôn ưu tiên những sản phụ nghèo, khó khăn được khám trước.

Thời gian đầu công tác tại khoa sản, anh ngại ngùng khi bị bạn bè trêu chọc. Nhưng anh tự động viên, "đâu phải ai cũng được chứng kiến giây phút những đứa trẻ chào đời". Một trong những ca đáng nhớ nhất với bác sĩ Khải là đỡ đẻ cho vợ, đón đứa con trai đầu lòng lúc còn khó khăn, bươn chải kiếm sống.

"Khi đó, vợ tôi mang bầu gần 9 tháng. Vợ chồng tính còn vài tuần nữa mới sinh, thì tôi còn có thời gian xoay sở", người cha khi đó mới là bác sĩ học việc kể.

Nhưng chị chuyển dạ sớm, lại là thai ngôi ngược. Anh quyết định đỡ đẻ tại nhà để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con. Nhìn con trai chào đời, anh thấm thía ý nghĩa của câu nói "mẹ tròn con vuông" mà các bác sĩ sản phải khắc cốt ghi tâm.

Hành trình nhiều chục năm trong nghề khiến anh thấu hiểu và đồng cảm với các sản phụ, giúp họ tin tưởng, bớt sợ hãi và an tâm sinh con.

"Nhiều người tưởng công việc này nhàn hạ, chỉ là hướng dẫn người mẹ rặn rồi đỡ em bé, cắt dây rốn. Thực ra mỗi phụ nữ vượt cạn đối mặt với rất nhiều rủi ro, cần sự đồng hành của bác sĩ", anh nói.

Ngoài theo dõi, điều trị cho thai phụ khi mang thai và sinh, bác sĩ Khải còn điều trị vô sinh hiếm muộn, phát hiện sớm ung thư phụ khoa, đỡ đẻ cho những ca sinh khó nhất tại bệnh viện. Anh còn trực tiếp giảng dạy và đào tạo các y, bác sĩ trẻ. "Công việc cứ cuốn tôi đi, 24 giờ mỗi ngày không đủ", bác sĩ Khải nói.

Câu chuyện giờ mới kể về ông đỡ hơn 20 năm ở bệnh viện Phụ Sản - Ảnh 2.

Bác sĩ Khải thăm khám sản phụ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Với hơn 20 năm trong nghề, bác sĩ Khải không nhớ mình đã đỡ đẻ được bao nhiêu ca, đem lại tia sáng đầu đời cho biết bao đứa trẻ, tạo suối nguồn yêu thương cho bao nhiêu gia đình. Tuy nhiên, mỗi ca “vượt cạn” đều để lại trong anh nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. 

Anh kể về “gia tài” lớn nhất của mình cho đến thời điểm hiện nay là hàng trăm bức thư của những gia đình có con được sinh ra thành công từ khoa Đẻ 2. Những bức thư như, cuốn nhật ký kể lại niềm hạnh phúc khi con chào đời, khi con chập chững những bước đi đầu tiên… được các gia đình gửi tặng bác sĩ Khải và tập thể Khoa. Đây là món quà vô giá đối với anh, bởi đó là sự ghi nhận của người bệnh đối với sự hy sinh thầm lặng của người thầy thuốc.

Câu chuyện giờ mới kể về ông đỡ hơn 20 năm ở bệnh viện Phụ Sản - Ảnh 3.

Bác sĩ Khải với một bé sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: NVCC

Ở cương vị một người quản lý gần 100 cán bộ nhân viên y tế, một bác sĩ sản khoa bận rộn, giỏi chuyên môn, sáng y đức được nhiều sản phụ tin tưởng, những tưởng bác sĩ Khải sẽ không đủ thời gian cho bản thân nhưng do cách sắp xếp thời gian khoa học cộng với tác phong nhanh nhẹn nên bác sĩ Khải vẫn cố gắng giành chút ít thời gian cho những sở thích từ ngày còn khoác trên vai chiếc áo bộ đội cụ Hồ đó là những vần thơ thấm đượm tình cảm hay thi thoảng lại ôm đàn gảy vài khúc nhạc yêu thích.

Theo chia sẻ của ông, dù cuộc sống có thay đổi ra sao, biến động thế nào nhưng với ông, trái tim, tâm hồn người lính Cụ Hồ luôn chiếu rạng, soi tỏ mỗi bước đi giúp ông luôn có được trái tim ấm nóng, cái đầu tỉnh táo khi đối diện với những khó khăn trong nghề.

"Niềm hạnh phúc mỗi ngày của tôi là tận tay đón những sự sống mới đến với cuộc đời", anh nói.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 2 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 5 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top