Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cao điểm nắng nóng, hàng loạt bệnh truyền nhiễm “rình rập” tấn công

Thứ ba, 07:03 12/05/2020 | Y tế

GiadinhNet - Cùng với việc chủ động phòng, chống dịch COVID-19, thời điểm vào hè, nhiệt độ tăng cao, mưa nhiều rất cần chú ý phòng, chống nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt xuất huyết hay viêm não.

Cao điểm nắng nóng, hàng loạt bệnh truyền nhiễm “rình rập” tấn công - Ảnh 1.

Điều trị cho trẻ viêm não tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: TL

Hà Nội: Hơn 100 ca mắc sốt xuất huyết

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận hơn 100 ca sốt xuất huyết, chưa có trường hợp tử vong. Riêng trong tuần qua, đã có thêm 2 ca mắc. So với cùng kỳ năm 2019, hiện số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố giảm 55%.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, số ca mắc sốt xuất huyết giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 là do ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân được nâng lên.

Mùa hè năm 2020 được dự báo nắng nóng gay gắt hơn các năm trước, nhiệt độ trung bình cao, nếu kết hợp với mưa nhiều sẽ tạo thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Tại Hà Nội, quận Hoàng Mai hay huyện Thanh Oai là một trong 10 "điểm nóng" dịch sốt xuất huyết hàng năm do có mật độ dân số cao, nhiều khu nhà trọ, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát. Do đó, cán bộ y tế các địa phương này vừa căng sức phòng chống dịch COVID-19, vừa tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết, tăng cường hệ thống giám sát côn trùng, đo chỉ số bọ gậy ở một số nơi có ổ dịch cũ…

Phân tích dịch tễ cho thấy, ở miền Bắc, hàng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết thường phát triển mạnh nhất vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Còn ở các tỉnh phía Nam, dịch có thể xảy ra quanh năm. Dù không phải người bệnh COVID-19 nào cũng có biểu hiện triệu chứng, nhưng qua ghi nhận, một điểm chung giữa người mắc COVID-19 và sốt xuất huyết là những biểu hiện triệu chứng đầu tiên đều sốt, có biểu hiện ho hoặc đau nhức người. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết hay mắc COVID-19, triệu chứng những ngày đầu khó phân biệt được. Do đó, nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, tốt nhất nên tự cách ly với những người trong gia đình, mang khẩu trang, liên hệ nhân viên y tế tuyến gần nhất để có hướng thăm khám, điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Cẩn trọng với viêm não, tay chân miệng…

Hà Nội và nhiều tỉnh thành đang bước vào giai đoạn cao điểm nắng nóng, thậm chí có ngày nhiệt độ lên tới 42 độ C, kèm theo mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát. Cùng đó, sau thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19, trẻ nhỏ, học sinh đã đồng loạt quay trở lại trường học, nếu việc phòng chống, vệ sinh không đảm bảo, ngoài sốt xuất huyết thì viêm não hay bệnh tay – chân – miệng cũng được "điểm danh" như những dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao.

Đặc biệt, viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất dễ bùng phát trong giai đoạn nắng nóng, lây qua muỗi đốt. Theo thống kê, từ tháng 5 tới tháng 8 hàng năm là thời cao điểm của bệnh nguy hiểm này.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mỗi năm ghi nhận khoảng 1.000-1.200 ca mắc viêm não virus, bệnh nhân thường tăng cao vào các tháng mùa hè. Đáng lưu ý, số mắc bệnh do virus viêm não Nhật Bản ghi nhận 200 - 300 trường hợp/năm. Đây là bệnh có diễn biến nặng, chủ yếu tấn công trẻ dưới 15 tuổi.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%). Điều đáng chú ý là bệnh viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác, diễn tiến của bệnh lại rất nhanh, thậm chí chỉ sau 1 ngày bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê.

Bệnh thường khởi phát với các dấu hiệu sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động.

Mới đây, BS Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận hai trường hợp mắc viêm não Nhật Bản diễn biến rất nặng. Cụ thể, bé gái 5 tuổi được Trung tâm Y tế huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng lơ mơ, môi tím, thở rên, gắng sức nhiều, gồng cứng và tăng trương lực cơ toàn thân, thóp phẳng, cổ gượng. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị viêm não màng não, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp độ IV và lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định bệnh nhân dương tính với viêm não Nhật Bản B.

Theo người nhà bệnh nhân, ngày 26/4, cháu bé khởi sốt, gia đình đã mua thuốc về cho uống nhưng không thuyên giảm. Đến ngày 29/4, cháu bé tiếp tục sốt cao và co giật toàn thân nên được gia đình đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.

Bệnh nhi thứ 2 chỉ mới 5 tháng tuổi, khởi phát bệnh vào ngày 16/4 với biểu hiện sốt cao, kèm theo nôn ói và ho. Người nhà đã tự mua thuốc về điều trị cho bé tại nhà nhưng không khỏi. Đến ngày 23/4, cháu bé được đưa đến Trung tâm Y tế huyện M’đrắk chữa trị. Tại đây, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cháu bé bị xuất huyết não, viêm phổi nặng và chuyển bệnh nhân lên điều trị ở tuyến trên.

Mặc dù, viêm não Nhật Bản là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và có nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc chủ động tiêm vaccine. Các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi cần đưa con đi tiêm đầy đủ và đúng lịch trong tiêm chủng thường xuyên: Lịch tiêm chủng lần 1 khi trẻ đủ 1 tuổi; lần 2 từ 1 - 2 tuần sau lần 1; lần 3 từ 1 năm sau lần 2. Các bậc phụ huynh tại các vùng nguy cơ cao cần chủ động cho trẻ tham gia tiêm bổ sung vaccine viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ 6 - 15 tuổi.

Ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, từ người già đến trẻ em, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp D1, D2, D3, D4. Khi mắc bệnh thì cơ thể có miễn dịch với tuýp virus đó nhưng không đủ miễn dịch để phòng tất cả tuýp virus khác. Vì vậy, về lý thuyết, một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 15 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top