Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo dịch viêm não đang vào mùa: Chưa có thuốc đặc trị bệnh

Thứ tư, 10:23 11/06/2014 | Y tế

GiadinhNet - Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), trong ngày 10/6 có đến 3 trẻ phải nhập viện do viêm não. Từ đầu mùa đến nay có khoảng 20 bệnh nhân viêm não được điều trị tại đây. Viêm não hiện nay có 4-5 loại, không phải loại viêm não nào cũng có vaccine dự phòng…

Cảnh báo dịch viêm não đang vào mùa: Chưa có thuốc đặc trị bệnh 1

Để phòng bệnh viêm não, ngoài việc tiêm phòng vaccine, cha mẹ cần phải mắc màn cho trẻ khi đi ngủ, mặc quần áo dài để phòng muỗi đốt. ảnh: P.Vinh

 
Di chứng nặng nề

Ở Việt Nam, viêm não là một đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt với trẻ em vào mùa hè. Nguyên nhân của viêm não thường gặp nhất là nhiễm virus. Đây là một tình trạng bệnh lý nặng nề đe dọa tính mạng bệnh nhân cũng như để lại nhiều di chứng nếu không phát hiện sớm và được điều trị kịp thời.

Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng bắt đầu ghi nhận các ca viêm não. Đáng chú ý, nhiều trường hợp đến bệnh viện muộn, dễ để lại di chứng. Trung bình một năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 400-600 ca viêm não, trong đó viêm não Nhật Bản chiếm khoảng 10%.

BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, hiện nay Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho 14 ca viêm não, trong đó có một số ca viêm não Nhật Bản.

Theo các chuyên gia y tế, khi mắc viêm não, trẻ có thể tử vong vì suy hô hấp, trụy tim mạch. Tuy nhiên, nếu được cứu chữa kịp thời và tích cực, trẻ có thể khỏi bệnh, khoảng 10 – 15% các bệnh nhân thường để lại di chứng vận động và thần kinh như bại liệt, cấm khẩu, mất trí nhớ, cử động dị thường ngoài ý muốn như run rẩy, uốn éo, lắc lư, gồng cứng người, động kinh... Nguyên nhân thường là do phát hiện bệnh muộn. Khi gặp các di chứng này, trẻ thường bị co cứng cơ, phải nằm một chỗ không ho hoặc hắt hơi được. Do đó, dịch mũi họng ứ trong phổi gây nên tình trạng viêm phổi và bệnh nhân dễ tử vong vì viêm phổi.

Bệnh viêm não Nhật Bản thường gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi (nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6 tuổi). Thời gian ủ bệnh khoảng 5-15 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Sốt xuất hiện đột ngột, nhức đầu, dấu hiệu màng não (cứng gáy, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, trẻ em có thể bị hôn mê). Tỷ lệ trẻ viêm não Nhật Bản B bị di chứng khá cao, khoảng 80% trẻ khỏi bệnh bị những di chứng thần kinh - tâm thần, có khi vĩnh viễn. Đến nay, viêm não Nhật Bản B cũng như nhiều bệnh khác do siêu vi gây ra vẫn chưa có thuốc đặc trị.
 
Cần được tiêm phòng và phát hiện sớm

Theo các bác sĩ, căn nguyên chính dẫn đến chứng bệnh viêm não của bệnh nhi là virus, nhưng cũng có những trường hợp không phát hiện được căn nguyên gây bệnh. Vừa qua, có bé 9 tuổi ở Hải Dương bị viêm não đã điều trị 4 tuần ở Bệnh viện Bạch Mai, 3 tuần ở Bệnh viện Nhi Trung ương nhưng vẫn không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết trẻ bị viêm não đều không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi mắc bệnh, trẻ thường có hiện tượng sốt cao 39 - 40oC, thường bị những cơn co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè, nhiều đờm nhớt, nôn mửa và mê man. Vì vậy, người nhà cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Viêm não có thể xuất hiện ở các mùa trong năm, nhưng tại khu vực phía Bắc, mùa hè là thời gian cao điểm của bệnh viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản B. Thời gian trẻ mắc viêm não thường từ tháng 5 đến tháng 8-9 âm lịch. Đây là thời điểm cây quả phát triển, mưa nhiều, nhiệt độ cao, muỗi tăng. Đỉnh cao của dịch bệnh là tháng 6 và tháng 7.

PGS.TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến nay cả nước ghi nhận 280 trường hợp bị viêm não (bao gồm cả viêm não Nhật Bản B và các trường hợp viêm não khác), 4 trường hợp đã tử vong.
 
Tiêm vaccine, vệ sinh sạch sẽ- biện pháp phòng bệnh hữu hiệu
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, để phòng bệnh viêm não Nhật Bản B, người dân cần tuân thủ các khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng như: Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản B cho trẻ đầy đủ và đúng lịch: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Ngoài việc tiêm phòng vaccine, cha mẹ cần phải mắc màn cho trẻ khi ngủ, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt. Đồng thời thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng và không cho trẻ chơi ở chỗ ẩm thấp.
 
Thiện Ân
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top