Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo bệnh sởi biến chứng nặng gây tử vong cho trẻ

Thứ sáu, 10:30 16/03/2018 | Y tế

GiadinhNet - Từ đầu năm 2018 đến nay, Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận điều trị nội trú cho gần 90 ca mắc sởi, thuỷ đậu. Trong đó, ghi nhận một ca tử vong do sởi; đặc biệt, không ít bệnh nhi mắc sởi, thuỷ đậu có biến chứng nặng.


BS Thúy Nga thăm khám cho bệnh nhi Q.C.B (4 tháng tuổi, ở Mỹ Đức, Hà Nội) bị thuỷ đậu. Gia đình cháu B có 4 người đều bị thuỷ đậu. Ảnh: T.Nguyên

BS Thúy Nga thăm khám cho bệnh nhi Q.C.B (4 tháng tuổi, ở Mỹ Đức, Hà Nội) bị thuỷ đậu. Gia đình cháu B có 4 người đều bị thuỷ đậu. Ảnh: T.Nguyên

Ghi nhận nhiều ca biến chứng vì sởi, thuỷ đậu

Đang bế cháu gái N.H (12 tháng tuổi) điều trị bệnh sởi tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bà N.T.Đ (ở Kim Động, Hưng Yên) chia sẻ, cách đây 10 ngày, cháu H bỗng có triệu chứng sốt cao 39 độ C, kéo dài, gia đình bế cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương khám và được chẩn đoán mắc sởi. Bà Đ cũng cho biết, cháu H bị lây bệnh từ anh trai ruột, đáng tiếc là anh trai cháu H đã tử vong vì bệnh này ngày 19/2 vừa qua.

Bà Đ kể, trước Tết, cháu N.K (SN 2014, ở Kim Động, Hưng Yên) điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì viêm phổi. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhi đã có dấu hiệu hồi phục tốt, ăn uống, sinh hoạt bình thường và được ra viện. Tuy nhiên, ngày 15/2, cháu K lại sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc nên quay trở lại Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh sởi, tuy nhiên, do thể trạng yếu trên nền bệnh cũ, tới ngày 19/2, cháu đã qua đời.

Đây cũng là trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2018 mà Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận. Riêng tại Khoa Truyền nhiễm, ThS. BS Đỗ Thị Thúy Nga cho biết, từ đầu năm tới nay có 44 bệnh nhân nhập viện điều trị sởi, trong đó, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất chỉ mới 2 tháng tuổi, còn lại chủ yếu là từ 3-5 tuổi, nhiều trường hợp bị diễn tiến nặng, có biến chứng nên phải can thiệp thở máy, thở oxy. Trong số gần 50 bệnh nhi này, nhiều trường hợp trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng vaccine sởi, bị lây nhiễm từ chính bố mẹ hoặc người thân trong gia đình. Một số khác, nhiều gia đình cho biết, cứ đến lịch tiêm các bé lại ốm, quấy khóc nên không tiêm được, tới lúc trẻ ổn định hơn thì bố mẹ lại… “quên”.

Cũng theo BS Thúy Nga, thời tiết giao mùa như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm như thuỷ đậu có nguy cơ bùng phát. Chỉ hơn 2 tháng, Khoa Truyền nhiễm tiếp nhận hơn 40 ca điều trị nội trú vì thuỷ đậu.

Tại Phòng 222, Khoa Truyền nhiễm có 5 giường bệnh nhưng đã có tới 2 gia đình “rủ nhau” bị thuỷ đậu. Bế con đang khóc ngằn ngặt vì những nốt thuỷ đậu gây ngứa, khó chịu, chị Q.T.H (ở Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, cả nhà chị có 4/4 người mắc thuỷ đậu. Sau Tết Nguyên đán, con trai lớn của chị mắc thuỷ đậu, chỉ 4-5 ngày là khỏi, nhưng bé đã “kịp” truyền bệnh cho cả bố, em trai. Hiện tại, chồng chị đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, sốt 7 ngày chưa hạ. Con trai út của chị là cháu Q.C.B (4 tháng tuổi) vào Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị viêm phổi, sau vài ngày lại bị thuỷ đậu và lây cho mẹ.

Nằm cùng phòng điều trị với con chị H, còn có bệnh nhi gặp biến chứng viêm não do mắc thủy đậu. Theo chị P.T.H, mẹ bệnh nhi K.N (12 tuổi, ở TP Nam Định), sau khi sốt nhẹ một ngày, cháu K.N bỗng ngất lịm đi khiến gia đình tá hỏa đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cấp cứu, sau đó chuyển thẳng lên Bệnh viện Nhi Trung ương tối 10/3. Sau một ngày đêm hôn mê sâu, cháu K.N dần hồi tỉnh, bình phục. Tới ngày 12/3, cháu được chuyển về Khoa Truyền nhiễm. Các bác sĩ vẫn phải tiếp tục theo dõi, làm thêm các đánh giá về tình hình sức khoẻ của bé.

Khám hai lớp đề phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện

Cũng tại Khoa Truyền nhiễm, chỉ trong hơn 2 tháng từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận tới gần 1.000 ca mắc cúm vào điều trị nội trú. Tính trên toàn viện, số tới khám vì các triệu chứng cúm lớn hơn rất nhiều. Hiện tại khoa có gần 55 bệnh nhi điều trị vì cúm. Dù con số đã giảm so với thời điểm trước Tết Nguyên đán, nhưng mỗi ngày, Khoa vẫn có thêm 10-13 ca vào mới vì bệnh này.

BS Thúy Nga cảnh báo, người dân vẫn cho rằng ho gà, thủy đậu, cúm hay sởi là các căn bệnh thông thường, lành tính nên thường chủ quan. Tuy nhiên, trên thực tế, những biến chứng viêm não, biến chứng vào nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim, hay sốt, co giật, lơ mơ, rối loạn tri giác… hoàn toàn có thể xảy ra. “Không chỉ những bệnh nhân có nền thể trạng không tốt, bất thường, mà với những người tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh đều có thể gặp nguy hiểm với diễn tiến bất ngờ của những căn bệnh này”, BS Thúy Nga nói. Do đó, theo BS Thúy Nga, khi gặp những triệu chứng của các bệnh này, bệnh nhân cần được đưa đi khám sớm, theo dõi cẩn thận, phòng tránh những diễn tiến tiêu cực của bệnh.

Một trong những yêu cầu quan trọng trong khám chữa bệnh các bệnh lý truyền nhiễm là kiểm soát nhiễm khuẩn, phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Theo BS Thúy Nga, thực tế có không ít phụ huynh do tâm lý lo lắng, hoặc đưa con đi khám buổi tối nên nằng nặc xin bác sĩ cho con nhập viện, trong khi tình trạng của con em mình chưa đến mức đó. BS Thúy Nga nói: “Chúng tôi có những tiêu chuẩn nhập viện trên từng mặt bệnh. Để đánh giá, chỉ định bệnh nhi nhập viện, chúng tôi có 2 bước. Có không ít bệnh nhân dù đã được các bác sĩ ở phòng khám tư vấn nhưng vẫn xin vào Khoa bằng được. Tới đến Khoa, chúng tôi lại thăm khám tiếp, nếu thực sự cần thì mới cho điều trị nội trú. Đơn cử như với bệnh cúm, không phải bé nào mắc cúm cũng vào viện điều trị. Đa số bệnh nhi mắc cúm thường là nhẹ, viêm long đường hô hấp, sốt... Nếu không phải cúm trên nền bệnh nhi sốt cao liên tục, bệnh mãn tính, hoặc bệnh nhi lớn tuổi, nguy cơ sốt co giật không cao, thể trạng tốt… thì có thể hướng dẫn người nhà cho bệnh nhi điều trị tại gia đình, không cần phải nhập viện”.

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi

Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng sau:

- Sốt cao > 39°C.

- Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng.

- Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

- Ban mọc theo thứ tự, bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ. Ngày thứ 2: Ngực lưng cánh tay. Ngày thứ 3: Bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân, hết sốt và ban bắt đầu bay.

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

- Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.

- Khó thở, thở nhanh.

- Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

- Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

(Nguồn: Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương)

Thu Võ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top