Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết thu hút nhân tài của bệnh viện xứ Dừa

GiadinhNet - Là đơn vị y tế tuyến đầu tại tỉnh Bến Tre, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã làm gì để người dân tin tưởng tìm đến nhiều, dù xứ Dừa chỉ cách thủ phủ y tế chuyên sâu (TPHCM) chỉ hơn 70km?

BS Trần Văn Ân, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và BS Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng khoa Nhi đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Đỗ Bá
BS Trần Văn Ân, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và BS Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng khoa Nhi đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Đỗ Bá

Cứu sống bé trai 10 tuổi sốt xuất huyết Dengue nặng

Ngày 14/8, bệnh nhi Nguyễn Tường Duy (10 tuổi, trú tại ấp 7, xã An Thủy, huyện Ba Tri, Bến Tre) rời Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu trong niềm vui, hạnh phúc tột cùng của hai gia đình nội ngoại, bởi trước đó bé trai này bị sốt xuất huyết Dengue (SXHD) nặng đến thập tử nhất sinh. Theo bệnh sử, Duy bắt đầu sốt từ sáng 29/7 và nhập Bệnh viện huyện Ba Tri từ 19h ngày 31/7. Đến 9h sáng 1/8, Duy nôn ra máu, lừ đừ, tay chân lạnh. Các bác sĩ chẩn đoán Duy bị sốc SXHD nên xử trí chống sốc và sau 60 phút thì chuyển thẳng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Tại đây, Duy được các bác sĩ tái chẩn đoán sốc SXHD, xuất huyết tiêu hóa. Lập tức, bệnh nhi được thở ôxy, xét nghiệm máu, tiếp tục chống sốc theo phác đồ Bộ Y tế.

Tuy nhiên đến 17h ngày 2/8, bệnh tình của Duy có các dấu hiệu xấu đi. Lập tức, Duy được đặt nội khí quản, bù dịch chống sốc nhiều giờ, truyền máu… Các bác sĩ Khoa Nhi hội chẩn cùng các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) và đưa ra quyết định tăng áp lực thở máy cho Duy nhằm điều trị tình trạng suy hô hấp nặng, xuất huyết phổi, điều trị rối loạn đông máu, điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng. Đến đêm 3/8, tình trạng của Duy dần ổn định và ngưng dịch truyền vào sáng 4/8. Sau đó bệnh nhi được giảm dần số lần thở máy. Duy hồi phục không di chứng và được xuất viện vào ngày 14/8. BS Trình Xuân Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cho biết: “Đây là trường hợp đầu tiên mà các thầy thuốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chểu phải sử dụng máy thở với áp lực rất cao để chống lại tình trạng xuất huyết phổi để có thể cứu sống được bé”.

Ngày 19/8, trong chuyến công tác thực tế do Vụ truyền thông – Thi đua và khen thưởng (Bộ Y tế) tổ chức, chúng tôi lại chứng kiến một trường hợp điều trị tích cực sốc SXHD nặng. Đó là bệnh nhi Lê Thị Phương Nhi với dịch truyền và thiết bị phủ kín giường bệnh. Theo BS Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu), bé Nhi đang được truyền dịch, huyết tương đông lạnh, truyền máu và thở máy… bởi tình trạng không hề nhẹ. Được biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bến Tre có hơn 1.400 ca phải nhập viện điều trị vì SXHD, trong đó có một ca tử vong (trú tại TP Bến Tre).

Nỗ lực “phủ chuyên môn”

Bé Nguyễn Tường Duy chỉ là một trong nhiều trường hợp được đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tận lực cứu chữa dựa vào trình độ chuyên môn vững vàng, trang thiết bị đầy đủ và kết nối mật thiết với các chuyên gia đầu ngành tại TPHCM.

BS Trần Văn Ân, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ, để gây dựng niềm tin khám, chữa bệnh cho người dân TP Bến Tre và 8 huyện còn lại trong tỉnh không hề đơn giản, bởi khoảng cách từ Bến Tre đến TPHCM chỉ trên dưới 70km với giao thông thuận lợi. Để trở thành nơi gửi gắm sức khỏe của gần 1,5 triệu dân trên toàn tỉnh, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu là đơn vị tiên phong cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong hoạt động chuyển giao kỹ thuật (Đề án 1816). Tính đến nay, đã có gần 60 kỹ thuật phức tạp gồm cả nội- ngoại- sản- nhi… được các chuyên gia tuyến cuối ở TPHCM chuyển giao.

“Nỗ lực này không chỉ giúp trình độ chuyên môn nhân lực y tế tại bệnh viện nâng cao, bao phủ gần như mọi lĩnh vực điều trị, mà còn giúp chúng tôi gây dựng lòng tin mạnh mẽ của người dân”, BS Trần Văn Ân chia sẻ thêm. Được biết, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cũng là cơ sở y tế hạng II đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện thành công kỹ thuật phẫu thuật sọ não với sự chuyển giao của các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM).

Những kết quả điều trị tích cực thời gian qua đã khiến Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu nhiều khi quá tải (công suất sử dụng giường bệnh 108%). “Từ gây dựng lòng tin nơi bệnh nhân trong tỉnh để chung tay giảm quá tải tuyến chuyên sâu ở TPHCM, tới nay đến lượt Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu lâm cảnh quá tải. Hiện chúng tôi đã đệ trình Sở Y tế tỉnh để được sớm nâng hạng I, tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư xây dựng hạ tầng, trang thiết bị cũng như thu hút thêm nguồn nhân lực y tế tay nghề cao”, BS Trần Văn Ân thông tin thêm.

Dốc sức chiêu mộ nhân tài

Nhân lực y tế tay nghề cao luôn là bài toán khiến giới lãnh đạo bệnh viện tuyến cơ sở (tỉnh/huyện) trên cả nước đau đầu. Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cũng không ngoại lệ. “Hiện bệnh viện còn thiếu trên dưới 30 bác sĩ”, BS Hoàng Việt, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cho hay. Từ năm 2015 tới nay, Bệnh viện đã chiêu mộ được 7 nhân tài bởi chính sách thu hút “quy ra thóc” rất thiết thực, trong đó có cả bác sĩ gốc người Bana ở Tây Nguyên.

Theo BS Hoàng Việt, ngành Y tế Bến Tre đã tham mưu đề xuất và được cấp ủy/chính quyền tỉnh phê duyệt chính sách thu hút “quy ra thóc” rất rõ ràng: Hỗ trợ 20 triệu đồng đối với bác sĩ mới ra trường ngoại tỉnh đầu quân về bệnh viện; với bác sĩ chuyên khoa I, hoặc cao học là 50 triệu đồng; với bậc tiến sĩ là 100 triệu đồng. Riêng tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, trong Đại hội công chức - viên chức đã thống nhất một phương án song song chính sách hỗ trợ của tỉnh: Đó là trích Quỹ Phát triển sự nghiệp để khuyến khích nguồn nhân lực tại chỗ nâng cao trình độ chuyên môn với mức chi tương đương.

BS Hoàng Việt chia sẻ: “Dẫu biết giải bài toán nhân lực y tế tay nghề cao không chỉ đơn thuần tiền hỗ trợ là xong, bởi đó chỉ là thu hút mang tính khởi đầu. Môi trường làm việc với đầy đủ trang thiết bị, máy móc để phát huy tay nghề, điều kiện phát triển, thu nhập… là những vấn đề mà chúng tôi phải quan tâm xử lý nếu muốn giữ chân thầy thuốc giỏi”.

Thời gian qua, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã triển khai thành công nhiều dịch vụ kỹ thuật phức tạp như: Phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não; Phẫu thuật bóc u não; Điều trị bệnh lý võng mạc tiểu đường bằng Laser quang đông; Phẫu thuật thay khớp háng; Phẫu thuật bệnh lý chấn thương cột sống; Kỹ thuật lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận mạn; Lọc máu liên tục…

Đỗ Bá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 5 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top