Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh viện K: Giảm tình trạng nằm ghép

Ngành Ung thư và Bệnh viện K đang đối mặt với thực trạng: tỷ lệ mới mắc ung thư ngày càng tăng (dự báo, mỗi năm Việt Nam có 150.000 đến 170.000 ca mắc mới ung thư) và tỷ lệ tử vong do ung thư cao. Mạng lưới phòng chống ung thư mỏng, 2/3 trong số các cơ sở phòng chống ung thư hiện mới thành lập trong 5 năm gần đây, cán bộ thiếu, yếu; trang thiết bị cũ và không đồng bộ.

 Bênh viện K là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối về khám chữa bệnh ung thư. Bệnh nhân đến Bệnh viện K đa dạng các thành phần, từ trẻ em đến người lớn tuổi, khắp các vùng miền. Lượng bệnh nhân bảo hiểm y tế, người nghèo theo chế độ chiếm từ 70 - 80%. Số ca bệnh nặng chuyển đến Bệnh viện K ngày càng nhiều.

 

 

Lãnh đạo Bệnh viện K cho biết, thực hiện Đề án Giảm tải bệnh viện, Bệnh viện K đã đưa cơ sở Tân Triều vào hoạt động giai đoạn 1 từ tháng 8/2012 với 300 giường bệnh (3 khoa lâm sàng) cùng đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Đến tháng 5/2014, Bệnh viện đã chuyển 8 khoa điều trị cùng toàn bộ các phòng chức năng, khoa xét nghiệm từ cơ sở 1 (Quán Sứ) và cơ sở 2 (Tam Hiệp) đến cơ sở 3 (Tân Triều). Việc đưa cơ sở Tân Triều vào hoạt động được xem là một trong những giải pháp quan trọng và kịp thời giúp giảm tải Bệnh viện trong thời gian qua cũng như góp phần chủ yếu nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh tại Bệnh viện K. Hiện cơ sở Tân Triều có 700/1.000 giường bệnh, là nơi hoạt động khám và điều trị chính của Bệnh viện K với hơn 2.000 bệnh nhân điều trị, trong đó thường xuyên có hơn 1.000 bệnh nhân điều trị nội trú, góp phần giảm tải 70% cho cơ sở 1 và cơ sở cơ sở 2. Cùng với đó, Bệnh viện đã đẩy mạnh điều trị ngoại trú, giảm số người bệnh nội trú (tập trung ở khối Xạ và Nội khoa), góp phần quan trọng vào giảm số giường bệnh thực kê có người bệnh phải nằm ghép. 5 năm gần đây, số giường có người bệnh phải nằm ghép tại Bệnh viện luôn là 100% thì trong tuần đầu của tháng 8/2014, số giường bệnh có người phải nằm ghép đã giảm. Hiện giường bệnh có người bệnh nằm ghép trên tổng số giường bệnh thực kê là 68,8%.

Bệnh viện cũng chú trọng đến việc chấn chỉnh ý thức tổ chức kỷ luật, giờ giấc làm việc, bố trí làm thêm giờ để người bệnh không phải chờ qua ngày; rút ngắn thời gian khám, thời gian làm các xét nghiệm cận lâm sàng; cải cách thủ tục hành chính và chuyển điều trị chăm sóc ngoại trú tại nhà một số bệnh nhân giai đoạn cuối. Mở rộng sắp xếp, bố trí khoa khám bệnh hợp lý. Hiện Bệnh viện có 30 buồng khám bệnh hoạt động và sẵn sàng tăng bàn khám bệnh khi cần thiết. Khoa khám bệnh đã được bổ sung trang thiết bị và phương tiện, khu chờ khám bệnh được trang bị ghế ngồi với diện tích rộng, thoáng mát; có đầy đủ hệ thống cận lâm sàng phục vụ riêng cho Khoa Khám bệnh và thực hiện đúng các quy trình khám bệnh của Bộ Y tế. Bệnh viện còn tập trung đẩy mạnh ứng dụng một số kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng chẩn đoán điều trị cho người bệnh như xạ trị điều biến liều, SPECT, CT 64 dãy, Labo sinh học phân tử… Nhờ đó, đối với các trường hợp không phải làm xét nghiệm phức tạp, thời gian khám trung bình của người bệnh tại cơ sở 1 chỉ còn 120 - 180 phút và tại cơ sở 2 là 120 phút. Những ca khám thông thường diễn ra trong khoảng 30 phút; khám, thực hiện 1 xét nghiệm là 90 phút; khám, thực hiện 1 xét nghiệm kèm chẩn đoán hình ảnh là 120 phút...

Nâng cao chất lượng chẩn đoán điều trị tại các tuyến, thông qua đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, dưới nhiều hình thức như chỉ đạo tuyến, Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, Đề án 47, Đề án 930; triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ung thư cũng là những giải pháp góp phần giảm tải cho Bệnh viện K. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Bệnh viện đã thực hiện công tác hỗ trợ đào tạo, chỉ đạo tuyến cho 19 bệnh viện thuộc 17 tỉnh, thành phố. Phối hợp với các đồng nghiệp các tuyến trong điều trị đa mô thức cũng như xây dựng hoàn thiện quy trình phác đồ chẩn đoán điều trị một số bệnh ung thư thường gặp thống nhất giữa các tuyến. Xây dựng mô hình chăm sóc người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại địa phương. Giúp Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú thọ và Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa bước đầu điều trị hoàn chỉnh quy trình điều trị đa mô thức một số bệnh ung thư (phẫu thuật, tia xạ, hóa chất…).

Tiếp tục thực hiện Đề án Giảm tải bệnh viện, trong thời gian tới, Bệnh viện K tập trung hoàn thiện trang thiết bị cho cơ sở Tân Triều; khai thác, sử dụng hiệu quả tối đa cơ sở vật chất hiện có tại 3 cơ sở để phục vụ người bệnh; thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh tại toàn bộ các khoa, phòng; ứng dụng hơn nữa công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và đào tạo. Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 06/2007/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chống quả tải bệnh viện. Tiếp tục thực hiện Chương trình 527/CTr-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế. Thực hiện tốt Đề án Bệnh viện vệ tinh để thiết lập hệ thống bệnh viện vệ tinh, đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về khám chữa bệnh ung thư cho nhân dân khu vực, đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh ung bướu có chất lượng.

Khánh Ly

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 2 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 5 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top