Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nhi đầu tiên, nhỏ tuổi nhất Việt Nam chữa lành bạch biến nhờ ghép tế bào tự thân

Thứ sáu, 08:35 05/06/2020 | Y tế

GiadinhNet- Con luôn đặt câu hỏi vì sao khác biệt với các bạn. Tóc mái con lúc nào cũng để dài, che bớt vết dị thường trên trán - anh Q nhớ lại những ngày tháng ròng rã đưa con đi viện.

Thấy cậu con trai 4 tuổi nổi nốt nhỏ trắng trên vầng trán đen sì vì nghịch nắng nhiều, anh Q (Hà Đông, Hà Nội) thoáng nghĩ con chỉ bị lang ben, cho con bôi thuốc được kê ở phòng khám tư.

Nhưng những gì diễn ra với con trai chỉ trong 20 ngày hồi tháng 7/2017 ấy khiến anh nhớ mãi. Vùng da bỗng ởn trắng lan rộng với tốc độ chóng mặt, như "nở" ra trông thấy hàng ngày. 3 tuần từ khi xuất hiện đốm trắng đó, diện tích da trắng đã to bằng nắm đấm, ngay giữa trán con, rất nổi bật.

Đưa con đi khám ở một bệnh viện khác, gia đình hoảng khi biết con bị bạch biến - bệnh anh chị chưa nghe bao giờ, trong nhà chưa ai mắc phải. 2 tháng ròng rã bôi thuốc không đỡ, không chỉ thế còn có dấu hiệu xuất hiện mờ ở quanh hàm cậu bé, anh chị quyết định đưa con lên Bệnh viện Da liễu Trung ương. Lúc đó khoảng đầu năm 2018.

"Khi bắt đầu đi học lớp 1, con tự ti nhiều. Bạn bè hay trêu. Còn con thì luôn đặt câu hỏi không hiểu vì sao lại khác biệt với các bạn. Tóc con lúc nào cũng phải để tóc mái dài rủ, che bớt vết dị thường trên trán" - anh Q nhớ lại những ngày tháng ròng rã đưa con đi viện.

Bệnh nhi đầu tiên, nhỏ tuổi nhất Việt Nam chữa lành bạch biến nhờ ghép tế bào tự thân - Ảnh 1.

BS Hoàng Văn Tâm thăm khám cho bệnh nhi bạch biến. Ảnh: P.H

ThS.BS Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày (Bệnh viện Da liễu Trung ương) là người trực tiếp điều trị cho bé gần 3 năm qua. Điều khiến anh lo lắng nhất là bệnh nhi mắc bạch biến thể ổ ấy không đáp ứng với các phương pháp nội khoa (thuốc bôi, thuốc uống) hay sau đó áp dụng biện pháp ánh sáng (chiếu tia cực tím).

"Ròng rã, bố mẹ tuần nào cũng phải xin nghỉ việc vài ngày đưa con đi chiếu tia nhưng hầu như bé không có biến chuyển" - ThS Tâm nhớ lại. Sau chiếu tia vài hôm, vùng da trắng của bé tái lặp, không mờ đi như kỳ vọng.

Theo nghiên cứu, vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân bạch biến không đáp ứng các biện pháp điều trị thông thường, cậu bé sinh năm 2013 này cũng không ngoại lệ.

Nhưng phải làm gì để cậu bé ấy và nhiều bệnh nhân khác nữa bớt tự ti, khép mình, được nâng cao chất lượng sống? "Thời điểm đó, chúng tôi đang nghiên cứu về biện pháp ghép tế bào thượng bì tự thân nên đã tư vấn cho gia đình, kiên trì chờ đợi phương pháp tối ưu cho cháu…"- BS Tâm chia sẻ: Rất may mắn, gia đình đã nhẫn nại, đồng hành với sự nỗ lực của bác sĩ.

Cuối cùng, ngày 3/4/2020, con trai anh Q được lựa chọn sẽ một trong những em bé đầu tiên áp dụng phương pháp này. Tình cờ, đây cũng là em bé nhỏ tuổi nhất được ghép da. Trước bé, trong 2 tháng, đã có 30 bệnh nhân bạch biến là người lớn được áp dụng, kết quả rất tốt. Đến nay, sau 4 tháng, đã có hơn 100 người (trong đó có 10 bệnh nhân là trẻ em) được ghép thành công, kết quả đánh giá ban đầu sau ghép rất khả quan.

Bệnh nhi đầu tiên, nhỏ tuổi nhất Việt Nam chữa lành bạch biến nhờ ghép tế bào tự thân - Ảnh 2.

Đã có 100 bệnh nhân (trong đó có 10 bé) được ghép da tự thân chữa bạch biến. Trong ảnh: Vùng da bạch biến trước ghép (trái) và sau (phải) của một bệnh nhi bạch biến.

Phương pháp dùng tế bào thượng bì gồm: tế bào hắc tố, tế bào gai, một số tế bào gốc của chính cơ thể mình ghép vào tổn thương bạch biến.

Các bác sĩ gây mê tĩnh mạch (với người lớn hoặc tổn thương nhỏ thì chỉ cần gây tê tại chỗ), sau đó lấy một miếng da nhỏ ở phía trước đùi bé, tỷ lệ chỉ bằng 1/5 vùng cần ghép (khoảng 5cm). Miếng da này sẽ được đưa vào trong dung dịch, qua các công đoạn sẽ tách lấy tế bào thượng bì, nuôi dưỡng, đếm tế bào, rồi ghép vào vùng da bị bạch biến (vùng da này được bào mòn bằng tay hoặc dùng laser). Tế bào ghép vào được dùng gạc cố định lại và tháo ra trong vòng 1 tuần.

Việc ghép cho trẻ nhỏ phức tạp hơn so với người lớn do trẻ chưa ý thức được nên sẽ khó hợp tác với bác sĩ. Cuộc ghép da từ lúc gây mê đến lúc tỉnh mê mất khoảng 2- 4 tiếng.

Khoảng 20 ngày đầu, vùng da bạch biến chưa cải thiện rõ rệt. Nhưng từ ngày thứ 21 trở đi, da con dần đều màu hơn. Đến nay, 2 tháng tròn, vùng da trắng chỉ còn lốm đốm nhỏ, anh Q vừa lướt những tấm ảnh anh kỳ công chụp lại hàng ngày, vừa chia sẻ.

Bệnh nhi đầu tiên, nhỏ tuổi nhất Việt Nam chữa lành bạch biến nhờ ghép tế bào tự thân - Ảnh 3.

Vùng da của con trai anh Quyết đều màu hơn sau ghép.

"Thông thường từ 6 tháng sau ghép trở đi mới thấy hiệu quả rõ rệt, các mảng da ghép đều màu cùng với vùng da xung quanh"- BS. Tâm nói và đánh giá đến nay, con trai anh Q đã cải thiện được 80%, con số trong mơ với một gia đình có con mắc bệnh.

Tự tin hơn với diện mạo mới sau 3 năm mắc bệnh, cậu bé 7 tuổi vuốt mái tóc, mỉm cười vì ước mơ cắt tóc mái "sành điệu" như các bạn đã thành hiện thực. Bé nói em không cần phải liên tục bôi kem chống nắng mỗi khi ra đường nữa. Quan trọng hơn, bé đã hoà đồng với các bạn.

BS Tâm cho hay, thông thường bệnh nhân chỉ cần ghép một lần, tuy nhiên cũng có thể ghép thêm để tăng hiệu quả. Hiện nay ekip phẫu thuật ghép đã làm chủ được hoàn toàn kỹ thuật và hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Vị bác sĩ quen thuộc của những bệnh nhân bạch biến này cũng khuyến cáo, để đạt hiệu quả điều trị cao, tốt nhất bệnh nhân nên kết hợp với điều trị bằng ánh sáng trị liệu. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hoạt động và làm việc bình thường.

Lẫn đầu tiên ở Việt Nam, kỹ thuật này được tiến hành "chuẩn chỉnh", hiệu quả cao, đem lại nhiều hy vọng mới cho người bệnh bạch biến thể ổ. Chi phí điều trị phương pháp ghép này dao động từ 25-35 triệu tùy diện tích tổn thương, rẻ hơn nhiều so với thể giới (tại một số nước chi phí đến 200 triệu đồng một lần ghép).

Các trường hợp được chỉ định ghép:

- Bệnh nhân mắc bạch biến ổn định ít nhất 1 năm (trong vòng 1 năm không có tổn thương mới nào hoặc tổn thương cũ không lan rộng).

- Không có hiện tượng Kobner: không xuất hiện tổn thương bạch biến ở vùng chấn thương.

- Không có tiền sử sẹo lồi do chấn thương.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 20 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 3 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top