Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh không lây nhiễm (5): Phát hiện sớm và phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cả ở trẻ em và người lớn

Thứ tư, 10:37 30/10/2019 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh hô hấp gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra tình trạng suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

COPD là một bệnh phổi mạn tính thường gặp. Tổn thương trong COPD ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ và nhu mô phổi. Tuy nhiên ở những giai đoạn nặng, bệnh không chỉ gây tổn thương ở phổi mà còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, cơ, xương, rối loạn chuyển hóa, tâm thần... Vì vậy bệnh có biểu hiện mang tính chất toàn thân.

Bệnh không lây nhiễm (5): Phát hiện sớm và phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cả ở trẻ em và người lớn - Ảnh 1.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính niêm mạc phế quản dẫn đến tắc nghẽn đường thở từ từ và không hồi phục.

- Ở giai đoạn sớm, những triệu chứng thường làm các bác sĩ hướng tới COPD là ho, khạc đờm kéo dài. Nguy cơ có COPD càng lớn nếu các triệu chứng này xuất hiện trên những người hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hít phải khói thuốc thụ động, tiếp xúc khói, bụi công nghiệp, khói bếp củi, bếp than...

- Khó thở: Tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. Bệnh nhân "phải gắng sức để thở", "thở nặng", "cảm giác thiếu không khí" hoặc "thở hổn hển". Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.

- Bị nhiễm trùng đường hô hấp và tái đi tái lại tình trạng cúm, cảm lạnh.

- Ngực có cảm giác thắt chặt, đau.

- Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh

Bệnh không lây nhiễm (5): Phát hiện sớm và phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cả ở trẻ em và người lớn - Ảnh 2.

Bạn sẽ cảm thấy khó thở liên tục khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ảnh minh họa.

Đây là những triệu chứng ban đầu sẽ bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những dấu hiệu này thường bị người bệnh chủ quan và không có định hướng khám và điều trị dứt điểm. Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần điều trị tại bệnh viện ngay khi thấy có các triệu chứng nặng như:

- Khó thở đến nỗi không thể nói chuyện

- Móng tay, chân hoặc môi người bệnh chuyển màu xanh, màu xám- điều này chứng tỏ nồng độ oxy trong máu thấp

- Có tình trạng rơi vào trạng thái lơ mơ

- Nhịp tim nhanh, rất nhanh

- Các triệu chứng ở giai đoạn đầu kể trên ngày càng nặng, mặc dù đã được điều trị trước đó.

Bệnh không lây nhiễm (5): Phát hiện sớm và phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cả ở trẻ em và người lớn - Ảnh 3.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ COPD, bệnh nhân cần đến khám tại chuyên khoa Hô hấp, các bác sĩ chuyên khoa thăm khám thực thể, làm một số thăm dò chẩn đoán xác định.

Phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thế nào?

Ô nhiễm khí thở mà trong đó đặc biệt là thuốc lá là nguyên nhân chính của bệnh. Khói thuốc lá với khả năng oxy hóa mạnh và kích thích phản ứng viêm dẫn đến phá hủy cấu trúc phổi dưới tác động của các men phân hủy protein. Các triệu chứng ban đầu xuất hiện thường sau 20 năm hút thuốc (tức là khi bệnh nhân ở khoảng 40 tuổi) bằng: ho, khạc đàm, giảm chức năng hô hấp (bệnh nhân không thể làm việc hay gắng sức được vì cảm giác mệt). Khoảng 30 năm hút thuốc thì sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở. Tình trạng khó thở tăng dần, không hồi phục. Đồng thời người bệnh có các biểu hiện toàn thân như teo cơ, loãng xương, các biến chứng tim mạch… Giai đoạn cuối người bệnh thường trong tình trạng tàn phế do suy hô hấp và tử vong.

Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trên nhóm người từ 40 tuổi trở lên chiếm khoảng 6-7%, thuộc nhóm cao trong các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân (trên 90%) không biết mình bị bệnh, vẫn tiếp tục phơi nhiễm với bụi, khói và hút thuốc lá. Tình trạng bệnh vẫn để tiến triển một cách tự nhiên. Số bệnh nhân được chẩn đoán bệnh chỉ chiếm khoảng 10%, chủ yếu chẩn đoán ở bệnh viện và bệnh đã ở giai đoạn muộn với những biến chứng nặng nề. 

Vì vậy, không hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với các khí độc hại, ô nhiễm môi trường là điều đầu tiên phải làm dể phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra phải điều trị sớm các nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh lý kèm theo.

Phục hồi chức năng hô hấp: Mục đích chính của phục hồi chức năng hô hấp là để giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường thể lực và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày. Để hoàn thành những mục tiêu này, phục hồi chức năng hô hấp cần lưu tâm đến các vấn đề ngoài hô hấp bao gồm: tập luyện trong hoàn cảnh thiếu tiện nghi, cô lập với xã hội, tình trạng buồn rầu (đặc biệt là trầm cảm) và sút cân. Tiêm vắc - xin phòng cúm hàng năm, phòng phế cầu cứ 3 đến 5 năm một lần để tránh nhiễm khuẩn.

Nơi ở phải thoáng mát, tránh ẩm thấp; dự phòng và điều trị tốt nhiễm trùng đường hô hấp; thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh. Khi đã được phát hiện bệnh cần được khám và theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ đã được đào tạo về chẩn đoán và điều trị COPD.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 14 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top