Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ ưu tú: 30 phút cấp cứu 7 bệnh nhân nguy kịch

Thứ bảy, 17:24 27/02/2016 | Y tế

Công tác trong bộ môn Nội tiêu hóa, bác sĩ đa khoa Lê Xuân Thắng thường xuyên phải đối mặt với nhiều ca cấp cứu nguy hiểm chỉ vì những sai lầm đơn giản trong thói quen ăn uống.

Ngày 25/2, Thượng úy, bác sĩ Lê Xuân Thắng (Bệnh viện Quân Y 103) vinh dự là một trong 10 thầy thuốc trẻ nhận Giải thưởng Đặng Thùy Trâm năm 2016.

Tốt nghiệp Học viện Quân y năm 2008, sau một năm thực tập tại Sư 316 (Đoan Hùng, Phú Thọ), anh trở về làm việc cho Bệnh viện 103. Sau 8 năm công tác tại Viện, bác sĩ Thắng đã để lại những dấu ấn đáng trân trọng khi giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi "cửa tử".


Bác sĩ Thắng nhận giải thưởng Đặng Thùy Trâm năm 2016. Ảnh: Văn Chung.

Bác sĩ Thắng nhận giải thưởng Đặng Thùy Trâm năm 2016. Ảnh: Văn Chung.

Bác sĩ của những ca bệnh khó

Công tác trong bộ môn Nội tiêu hóa, bác sĩ Thắng cho hay các bệnh về nội tiêu hóa rất nhiều và thường xuyên gặp. Khoa Nội tiêu hóa luôn đông nhất khối nội và có những cấp cứu quan trọng liên quan trực tiếp đến tính mạng, như nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc bất kỳ bệnh lý khác liên quan đến ổ bụng. Đặc biệt, ở Việt Nam, các bệnh lý liên quan đến rượu bia ngày càng phổ biến. Nhiều ca chảy máu tiêu hóa nặng.

Thậm chí, bác sĩ Thắng từng tiếp nhận cùng lúc 113 bệnh nhân. Đặc biệt, chỉ trong 30 phút, anh phải xử lý 7 ca cấp cứu, trong đó 3 ca viêm tụy cấp, 4 ca chảy máu tiêu hóa, 1 ca sốc mất máu. Đây là những ca bệnh cực kỳ nguy hiểm, diễn biến nhanh đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ năng phân loại và xử lý nhanh.

Chia sẻ công tác chuyên môn, bác sĩ Thắng cho biết tại khoa, anh gặp khá nhiều trường hợp hy hữu. Anh từng điều trị cho bệnh nhân bẻ dao lam thành 7 miếng và nuốt vào cơ thể. Kết quả, qua nội soi gắp dị vật, bác sĩ lấy được một mảnh từ dạ dày, 6 mảnh còn lại lấy ra từ đường soi đại tràng.

Anh cũng không thể quên trường hợp nữ bệnh nhân 54 tuổi ở Hoài Đức, nhập viện trong tình trạng 3 ngày không thể ăn uống, luôn đau tức ngực do ăn trứng cá chép nấu canh. Sau khi nội soi, bác sĩ Thắng phát hiện đoạn thực quản nối với dạ dày bệnh nhân bị bít tắc do trứng cá. Anh phải dùng thòng nọng cắt nhỏ để gắp dị vật giúp bệnh nhân trở lại ăn uống bình thường.


Bác sĩ Lê Xuân Thắng.

Bác sĩ Lê Xuân Thắng.

Một trường hợp khác ở Chương Mỹ, bị giun đũa chui vào ống mật chủ gây đau dữ dội, sốt cao, nôn,… Qua nội soi mật tụy ngược dòng, bác sĩ Thắng không khỏi giật mình khi lần lượt lấy ra 13 con giun đũa dài tới 20 phân từ cơ thể bệnh nhân. Người này tiền sử chưa bao giờ tẩy giun.

Là người tiếp xúc nhiều nhất các ca bệnh do hậu quả của việc uống rượu bia bừa bãi, dẫn đến biến chứng xơ gan do rượu, nôn ra máu, phân đen, vỡ tĩnh mạch thực quản, anh luôn khuyên những bệnh nhân của mình bỏ rượu bia, hoặc sử dụng một cách hợp lý hơn.

“Tôi chỉ là một phần bé nhỏ trong ngành Y”

Đó là câu nói của bác sĩ trẻ Lê Xuân Thắng khi được hỏi cảm xúc khi nhận giải thưởng Đặng Thùy Trâm. Bác sĩ Thắng tâm sự bản thân rất bất ngờ và hạnh phúc bởi chưa bao giờ nghĩ hoặc phấn đấu để đạt giải thưởng này.

Anh thừa nhận mình là con nhà nòi khi ông nội, ông ngoại, bố và các chú, cậu, mợ đều hoạt động trong quân ngũ và ngành y. Từ nhỏ chất lính đan lẫn sự tâm huyết của bác sĩ đã ngấm vào người anh. Dù tuổi thơ anh ít có thời gian bên người bố bận rộn, nhưng hơn ai hết anh hiểu được sự cao quý của ngành này nên đã quyết tâm theo nghiệp của bố.

Hiện tại, chính bản thân anh cũng không có thời gian dành cho gia đình bé của mình bởi những chuyến công tác của bệnh viện, khoa và Hội thầy thuốc song anh cho biết mình nhận được sự ủng hộ lớn từ người vợ trẻ và 3 đứa con của mình. Điều đó đã tiếp thêm sức mạnh để anh làm công tác cứu người.


Khoảnh khắc hạnh phúc bên các con của bác sĩ Thắng. Ảnh: Văn Chung.

Khoảnh khắc hạnh phúc bên các con của bác sĩ Thắng. Ảnh: Văn Chung.

Anh luôn tự nhủ: "Người làm nghề y phải có cái tâm, nếu giúp được gì thì giúp hết mình bởi bệnh nhân là người cần mình và họ đã rất khó khăn khi vào viện". Nhiều năm trực tiếp điều trị, anh hiểu hết sự khó khăn của các gia đình có người nhà nằm viện. Do đó, ngoài việc nỗ lực chữa bệnh, bác sĩ Thắng luôn tâm sự và tạo điều kiện về tinh thần thoải mái nhất cho bệnh nhân lẫn người nhà.

“Tôi tự tin là các bệnh nhân trong khoa đều có tinh thần thoải mái nhất bởi đó là tôn chỉ của chúng tôi. Thậm chí có người còn nói rằng: ‘Nhờ bác sĩ nói chuyện, tôi đã khỏi bệnh đến 60%’. Đó là nói vui nhưng cho thấy sự quan trọng trong công tác tư tưởng cho bệnh nhân quan trọng ra sao”, anh tâm sự.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 51 phút trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Top