Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ truy tìm bệnh lạ: Ngày săn chuột, đêm vào chuồng bò

Thứ sáu, 10:42 08/06/2012 | Y tế

GiadinhNet - Gần một năm nay, từ ngày bệnh viêm dày sừng da bàn tay, bàn chân mà người dân quen gọi là “bệnh lạ” bùng phát tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), đoàn công tác của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn về cắm chốt tại trụ sở UBND xã Ba Điền, họ chưa có một ngày nghỉ ngơi.

Cả đoàn ngủ trên ghế

Căn phòng rộng chừng 20m2 ngay tại nhà kho UBND xã Ba Điền là nơi mà đoàn công tác của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn đặt làm trụ sở để nghiên cứu. Mọi sinh hoạt như ăn, ngủ diễn ra trên những chiếc ghế, được các chuyên gia kê ghế sát lại với nhau. Nhà kho vừa là nơi tá túc  cũng là phòng thí nghiệm của 14 chuyên gia viện nghiên cứu này.

Như mọi ngày, chuyên gia Trần Thanh Hùng vẫn miệt mài với chiếc xe máy của mình đi sưu tầm những gì mà ông cho là có thể là nguồn gốc gây ra “bệnh lạ”. Trời xế trưa, nắng càng gay gắt, đậu chiếc xe máy với bụi đỏ bám trên mình, đằng sau chở đầy giỏ… chuột, chuyên gia Trần Thanh Hùng người vã mồ hôi vẫn nở nụ cười tươi. Ông cho biết, đây là số chuột được gom từ tối hôm trước ở làng Hi Long về. Số chuột này phục vụ cho công tác nghiên cứu vì có thể chuột là một trong những nguyên nhân gây ra “bệnh lạ”. Sau khi đưa chuột về, các chuyên gia sẽ tiến hành phân loài và bỏ vào từng giỏ riêng chờ phẫu thuật. Công việc tỉ mẩn đó được ví như là “vạch lá tìm sâu”, nó còn khó khăn hơn khi nhiều loài côn trùng trên vùng núi này đều nằm trong danh sách nghi gây ra căn bệnh bí ẩn này.

“Đây cũng chỉ là một trong tám công việc mà nhóm chúng tôi đang đảm trách. Mọi người ai nấy đều rất nóng lòng muốn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân căn bệnh nhưng phải kiên nhẫn. Việc thu thập dữ liệu bây giờ ngoài tìm ra căn nguyên của bệnh đây còn là dữ liệu quý giá cho hàng trăm năm sau khi tiến hành phân tích bệnh ở vùng đất này”, chuyên gia Hùng cho biết.

Lấy tay bắt một con chuột màu nâu để chuẩn bị phẫu thuật, chuyên gia Hùng cho biết đây là loài chuột hươu rất hiếm gặp. Trước khi phẫu thuật chúng phải dùng lược chải nhẹ từng thớ lông màu nâu, soi kính lúp tỉ mẩn để tìm những côn trùng ký sinh trên chuột. Từng con bọ chét, từng con mò trắng, mò đỏ được chuyên gia Hùng dùng kẹp cẩn thận lấy ra bỏ vào dung dịch. “Chúng có thể là mầm bệnh và cũng có thể là nguồn cơn của những căn bệnh khác liên quan mà sau này chúng ta tiếp tục nghiên cứu”, ông nói.
 
Dưới nắng nóng gay gắt của miền Trung, trong căn phòng chừng 20m², các chuyên gia y tế vẫn miệt mài truy tìm tác nhân gây bệnh dày sừng da bàn tay, bàn chân. 

Lùng sục như thợ săn

“Cứ nghĩ tới nhiều người dân đang lo sợ với căn bệnh này, anh em chúng tôi ai nấy đều đứng ngồi không yên. Chúng tôi về đây ăn, ở cùng bà con để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là lương tâm của người bác sĩ”, chuyên gia Trần Thanh Hùng nói.

Ông Hùng cho biết thêm, ban ngày là thế, ban đêm các anh em trong đoàn phải “tấn công” chuồng bò để… bắt muỗi và các loại sinh vật nhỏ. Mặc dù những nơi này đều có mùi hôi, ẩm thấp nhưng nếu không “vào tận nơi” thì không tìm ra được gốc rễ của mầm bệnh. Khi bắt được muỗi, sinh vật có cánh nhỏ, các chuyên gia phân loại, đánh dấu và ghi vào cuốn sổ nhỏ để tiện theo dõi. Sau đó cho vào từng lọ nhỏ để phục vụ công tác nghiên cứu.

Không những đi tìm những loài côn trùng có thể là nguyên nhân gây “bệnh lạ”, các chuyên gia, bác sĩ về tận nhà của người dân để “soi tận gốc” nơi họ sinh sống, trực tiếp tiếp xúc những vật dụng, thức ăn, uống… Lọ mọ dưới gầm giường, ThS Bùi Văn Tuấn đặt chiếc đĩa akay, khay inox, xong rồi ông lại đặt một chiếc khác ở rãnh nước thải chạy ra ruộng của nhà ông Phạm Bèo (làng Hi Long, xã Ba Điền). ThS Tuấn giải thích, đặt chiếc đĩa akay là để bẫy loài mò, chấy rận và bọ chét. Tại những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu là nơi những loài này sinh sống nhiều nhất. Khi người dân chủ quan hoặc chưa biết cách phòng bệnh thì các loài này có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh trực tiếp cho con người.

“Để “dụ” các loài côn trùng, chúng tôi dùng chiếc khay inox đổ vào một ít nước rồi đặt dưới nền nhà. Khi chúng thấy chiếc khay này sẽ mò tới và bị mắc lại. Ngoài ra, chúng tôi còn động viên và hướng dẫn cho bà con mang chiếu, mùng, mền… ra rũ để tìm côn trùng trú ẩn trong đó”, ThS Tuấn cho biết.

Chia tay người dân Ba Điền, để lại sau lưng đầy nắng, gió và bụi đỏ mịt mù, hình ảnh các chuyên gia, bác sĩ “lọ mọ” trong căn phòng chật chội, nóng bức để nghiên cứu, tìm nguyên nhân gây “bệnh lạ” không khỏi làm chúng tôi chạnh lòng. Nhưng vui hơn khi thấy trên gương mặt của người dân vùng miền núi xa xôi này đã nở nụ cười trở lại bởi bên cạnh họ đang có các chuyên gia, bác sĩ tiếp sức.

Đ.Hoàng – H. Ngân

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top