Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chữa bệnh bằng hoa cỏ

Thứ tư, 06:08 07/10/2009 | Y học cổ truyền

Một số loại thực vật có thể sử dụng như các loại thuốc giúp điều trị bệnh hiệu quả mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

1. Giảm những cơn đau tiền chu kỳ với bông cúc

Phụ nữ khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt thường bị những cơn đau bụng âm ỉ rất khó chịu. Các nhà khoa học khuyên chị em nên uống trà bông cúc vào giai đoạn này. Theo họ, trong bông cúc chứa một số hợp chất hóa học có tác dụng ngăn chặn não không sản sinh ra nhiều prolactin, hormone là nguyên chính dẫn đến các triệu chứng tiền chu kỳ như đau bụng âm ỉ, sưng phù tay chân hoặc nhức ngực.

2. Chữa vết nám/cháy trên da nhờ nha đam (lô hội)

Chất gel trong lô hội có tác dụng làm lành vết thương, bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng, giảm đau, phòng chống vi khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp các tế bào trên da và các thớ collagen phục hồi một cách nhanh chóng. Vì vậy, khi da bị trầy xước hay dị ứng, bạn chỉ cần bẻ một nhánh nha đam và bôi chất gel nha đam trực tiếp lên da ba-bốn lần/ngày, sau đó rửa/lau sạch lại vết thương.

3. Phòng bệnh hen suyễn và dị ứng bằng lá cây bạch quả (ginkgo)

Bạch quả thường được trồng như một loại cây cảnh. Tuy nhiên, chiết xuất từ lá cây bạch quả lại có thể chữa bệnh hen suyễn và điều trị hiện tượng dị ứng khá tốt. Trong lá bạch quả chứa nhiều ginkgolides, một thành phần hóa học giúp ngăn ngừa các chất gây dị ứng “kết nối” đến các tế bào phổi, gây nên hiện tượng sưng viêm hay dị ứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, chiết xuất từ lá bạch quả và aspirin là hai chất làm loãng máu, vì thế tránh không nên sử dụng hai loại cùng lúc.

4. Làm dịu những cơn sôi bụng bằng rễ cây cam thảo

Rễ cam thảo chứa một số hợp chất có thể mang lại sự cân bằng và ổn định các loại vi khuẩn có lợi cho bao tử, giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu rất hiệu quả. Bạn có thể nấu nước cam thảo để uống. Tuy nhiên, người bị rối loạn chức năng gan, bị tiểu đường hay cao huyết áp không nên sử dụng cam thảo để chữa bệnh.

5. Điều trị hiện tượng giãn tĩnh mạch nhờ hạt dẻ ngựa (horse chestnut)

Hạt dẻ ngựa chứa khá nhiều saponins và flavones, hai hợp chất có tác dụng củng cố các mạch máu và cải thiện sự tuần hoàn máu, có khả năng làm giảm hiện tượng sưng tấy dưới da hoặc hạn chế sự xuất hiện của bệnh giãn tĩnh mạch.

Theo Phụ nữ TP HCM
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 5 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 6 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 6 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top