Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách đơn giản trị bỏng, se khít lỗ chân lông, mịn da từ dưa hấu

Thứ hai, 09:05 04/02/2013 | Y học cổ truyền

Dưa hấu là loại quả có nhiều lợi ích cho cuộc sống, từ dùng giải khát đến làm thuốc chữa bệnh đều hiệu quả.

Trị viêm họng, tiểu buốt, vàng da...
 
Theo Đông y, thịt quả dưa hấu có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng giải khát, giải say nắng, trừ phiền nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, sinh tân dịch. Vỏ quả dưa hấu có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải thử độc, làm hết khát, lợi tiểu. Hạt dưa có vị ngọt, tính hàn, tác dụng hạ nhiệt, hạ khí, lợi tiểu.

Sách Nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh viết: “Tây qua là quả dưa hấu, vị ngọt nhạt, tính hàn, không độc, tác dụng chỉ khát tiêu phiền, trị trúng thử, thông tiểu tiện, trị tê đau, lỵ ra máu”.

Ngày nay, người ta dùng dưa hấu trong trường hợp cao huyết áp, nóng ở vùng bàng quang, tiểu buốt, viêm thận, phù thũng, vàng da, đái tháo đường, say rượu, cảm sốt do thử nhiệt, phiền khát, lỵ ra máu, ngậm với nước muối, nuốt nước để chữa viêm họng. Ngày uống hai đến ba chén nước ép dưa hấu (khoảng 200-300g thịt quả dưa hấu).

Vỏ quả dưa hấu dùng để giải say nắng, chữa sốt cao, khát nước, đi tiểu ít, tiểu lắt nhắt, phù thũng, miệng lưỡi sưng lở. Có thể dùng tới 40g vỏ quả sắc với 500ml nước để uống thay trà. Hoặc dùng vỏ quả khô đốt thành than, tán thành bột ngậm chữa miệng lưỡi sưng lở.

Hạt dưa hấu dùng để chữa đau lưng, trị giun sán, phụ nữ hành kinh quá nhiều. Ngày dùng 12 - 16g sắc uống. Ngoài ra, hạt dưa hấu còn được người Trung Quốc dùng để làm mát phổi, tan đàm, nhuận trường.

Rễ và lá dưa hấu dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ vào mùa hè.
 
Cách đơn giản trị bỏng, se khít lỗ chân lông, mịn da từ dưa hấu 1
Ảnh minh họa.
 
Tăng khả năng tình dục
 
Người ta còn ghi nhận chất citrulline trong dưa hấu, qua tác động của một số enzyme, sẽ chuyển đổi thành arginine, là một acid amin có tác dụng làm lành vết thương, tăng cường hoạt động của tim mạch, tăng tính miễn dịch, tăng cường lưu thông máu, giúp các cơ quan trong cơ thể loại bỏ chất độc.
 
Đặc biệt, chất citrulline có tác dụng giúp trương giãn mạch máu, kích thích hoạt động của nitric oxide (NO), giống tác dụng của viagra trong điều trị rối loạn cương dương (ED) và làm tăng khả năng tình dục. Tuy nhiên, chất citrulline này có ở phần trắng của vỏ dưa nhiều hơn thịt của dưa hấu. Chất lycopene và những chất chống oxy hóa trong dưa hấu rất có ích cho những người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, bệnh ngoài da, mỡ trong máu cao, cao huyết áp, béo phì…
 
Trị bỏng, se khít lỗ chân lông

Để bảo vệ da khi bị bỏng, người Trung Quốc dùng dưa hấu quả to, bỏ hạt, lấy thịt và nước cho vào lọ thủy tinh, bịt kín lại, chờ ba - bốn tháng khi đã lên men lấy nước ra dùng.

Đầu tiên, rửa sạch vết thương bằng nước muối nhạt, lấy bông vệ sinh tẩm ướt nước dưa hấu để bôi lên chỗ đau, ngày bôi hai - bốn lần. Theo kinh nghiệm, bỏng độ 1, độ 2 chỉ bôi một tuần là khỏi; ở bỏng độ 3 thì bôi hai - ba tuần là lành.

Dưa hấu còn có tác dụng làm se khít lỗ chân lông và tăng độ đàn hồi cho da, giúp da sáng mịn. Nghiền phần đỏ của dưa hấu thành bột nhão, đắp lên mặt khoảng 15 - 20 phút rồi rửa sạch. Cách này giúp dưỡng da, chống khô và nám da, làm giảm bớt cơn đau khi da bị cháy nắng. Mỗi tuần thực hiện từ hai - ba lần. Cũng có thể trộn 200g dưa hấu nghiền với một muỗng cà phê mật ong, bốn muỗng cà phê rượu nho (có thể dùng bia loại tốt cũng được), hai muỗng canh dầu mè. Sau đó bôi hỗn hợp này lên da trong khoảng 15 - 30 phút rồi rửa sạch.
 
Nếu bạn có tủ lạnh, có thể ủ hỗn hợp nói trên trong ngăn mát của tủ lạnh khoảng 30 phút thì sẽ hiệu quả hơn. Trường hợp bạn có loại da nhờn thì nên thêm vào hỗn hợp trên hai - bốn muỗng canh nước cam hoặc nước ép quả nho. Lưu ý chỉ nên dùng dưa hấu vừa mới bổ ra.

Để bảo vệ mái tóc óng mượt, chống tóc khô, tóc dễ gãy, dễ rụng, bạn có thể dùng hỗn hợp trên trộn thêm với một lòng đỏ trứng gà, đánh thật kỹ cho thành kem. Dùng loại kem này xoa lên đầu, lấy các ngón tay cào nhẹ cho kem thấm vào trong tóc và da đầu. Lấy túi ni lông sạch phủ lên tóc và dùng khăn bông quấn quanh đầu để giữ độ ẩm. Khoảng 45 - 60 phút sau mới gội đầu bằng nước ấm cho sạch. Mỗi tháng thực hiện từ hai - ba lần.

Lưu ý: những người bị thận suy, đi tiểu nhiều; người bị tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, dễ tiêu chảy, hay buồn nôn thì không nên ăn dưa hấu.

Trường hợp dùng dưa hấu để trị liệu thì không được ướp lạnh, chỉ dùng tươi mới tốt. Tốt nhất, chỉ nên ăn dưa hấu không ướp lạnh và không nên ăn trước bữa ăn.

Theo Tintuconline

honghanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 5 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 6 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 6 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top