Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn tía tô, chữa hơn mười bệnh

Thứ ba, 08:41 18/10/2011 | Y học cổ truyền

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens Britt, họ hoa môi (Lamiaceae) là cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.

Tía tô (shiso) trong tiếng Nhật có nghĩa là “cây tím làm hồi sinh” và được dân tộc này sử dụng từ rất lâu. Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và the mát sát khuẩn. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến, đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

Theo tạp chí Newly revised Makino's new illustrated flora of Japan thì tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vào loài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiều hơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó. Nhiều nhất, chiếm khoảng 50-60% dầu, là perillaldehyde tạo nên mùi thơm và hương vị của tía tô, được sử dụng như một chất ngọt nhân tạo ở Nhật. Dầu ép từ tía tô chứa 40% dầu bão hòa đa (60% acid linolénic, 15% A.linoléic, 15% A.oléic).

Trong ẩm thực, tía tô do có tính chống dị ứng nên được sử dụng chung với cua hay hải sản. Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt chứa tinh dầu có tính bốc hơi, giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Khi trái gió trở trời, tô cháo giải cảm thật nóng, thật cay, thơm mùi rau tía tô tỏ ra rất hiệu quả.

Ngoài nấu cháo hoặc xông hơi giải cảm thì tía tô còn được sử dụng trong các trường hợp như: chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở; chữa thương hàn, ho suyễn; người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi; trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái; người già ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính); rối loạn tiêu hóa; ngộ độc thức ăn; táo bón ở người già suy nhược...

Do cây tía tô phát triển tốt trong môi trường nắng và ẩm nên nhiều người đã dùng tía tô làm cây kiểng trang trí.

Theo Thanh niên

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 5 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 6 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 6 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top