Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhớ mỡ

Chủ nhật, 07:05 26/01/2020 | Giải trí

GiadinhNet - Tôi tin chắc bây giờ không ai còn cái động tác như đám trẻ làng Bùi chúng tôi những năm cuối cùng của thế kỉ 20, đó là từ tháng Mười âm lịch đã bắt đầu... đếm lùi từng ngày tới Tết.

Nhớ mỡ - Ảnh 1.

Minh họa: A.V

"Ngày hết Tết đến sau lưng/ Con cháu thì mừng bố mẹ thì lo". Câu ca dao này phản ánh cực chuẩn tâm thế Tết của dân quê tôi. "Con cháu mừng" bởi ngày Tết là dịp được may quần áo mới, được mừng tuổi và quan trọng nhất là được... ăn thịt. Để đáp ứng được chừng ấy nhu cầu đơn sơ của con, các bậc bố mẹ phải lo bạc mặt trước cả năm.

Nhà tôi ngày ấy rất đông, tới mười bốn khẩu. Để mỗi người có vài lạng thịt ăn Tết đã khó, chọn được thịt mỡ còn khó hơn nhiều. Thời buổi đói kém, bữa cơm của con người toàn khoai với sắn nên con lợn chỉ được ăn thân chuối, bèo tây, cám bã... nuôi cả năm mới được mấy chục cân. Loại lợn này thịt chắc lẳn, ít mỡ, bây giờ đang là đối tượng săn lùng của dân ăn uống sành điệu. Nhưng ngày đó nó bị chê. Chê vì nó... ngon quá! "Nhà cả đống người, đụng lợn ấy về ăn đoàng một bữa là hết", đó là câu mẹ tôi hay cảnh báo bố tôi trước khi đụng lợn. Và bà đọc thêm câu tục ngữ: "Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo thì lòng mới ngon".

Lợn béo tức là lợn nhiều mỡ. Thường chỉ có những nhà làm nghề nấu rượu trong làng mới có bỗng (bã rượu) cho lợn ăn no, bụng to mắt híp, trọng lượng nặng cả tạ, khổ mỡ dày cả gang. Đụng được loại lợn ấy, mẹ tôi mừng lắm. Bởi ngoài phần nạc để giã giò, phần ba chỉ để gói bánh chưng, phần xương để nấu đông thì còn hơn một nửa là thịt mỡ.

Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in hình ảnh bố tôi ngồi lọc những khổ thịt ngàu ngàu mỡ trắng, tách riêng phần bì để cho vào nem và cũng để khi rán không bị nổ văng. Ông làm với một thái độ thành kính đắm say như đang thực hiện một nghi lễ. Thịt mỡ được bố thái con chì đều đặn, để vào rổ thưa cho ráo nước, xóc chút muối rồi bàn giao cho mẹ tôi.

*

Ngày bé tôi rất xoắn bố lúc gói bánh chưng, bởi sau khi gói xong bánh chính bao giờ ông cũng gói cho tôi cái bánh chưng cua, có thể xách tòng teng đi chơi trong đường làng ngõ xóm trước khi cho vào nồi luộc cùng bánh chính. Tôi cũng xoắn anh cả lúc giã giò. Ngắm nhìn hai cánh tay cuồn cuộn cơ bắp của anh với đôi chày gỗ thúc vào cối đá đều côm cốp, thịt nạc đỏ au tung mình nhảy múa lấp lóa rồi dần dần quắn quết thật không khác nào được xem một vũ điệu no đủ. Nhưng vào tuổi thiếu niên thì tôi lại xoắn mẹ khi rán mỡ.

Mẹ tôi cho thịt mỡ vào nồi gang to, đặt lên bếp, chụm lửa liu riu. Trong cái rét ngọt của đêm trừ tịch, tôi ngồi chực chầu bên mẹ, nghe tiếng mỡ nổ tí tách, tiếng mỡ tiết lìu rìu. Và khi nồi mỡ sóng sánh màu hổ phách, tôi đã thò tay nhón cái tóp nóng rãy đang nổi lập lềnh đưa vào miệng. Chiếc tóp vỡ ra giòn rụm rồi tan biến vào nước miếng đã kịp duềnh lên như một đợt thủy triều.

Rán xong, mẹ tôi đậy vung, lấy đũa cả xâu ngang rồi vít vào hai tai nồi, chắc khự như một cái khóa cho "vùng bất khả xâm phạm". Nồi mỡ được cất lên nóc chạn, và nó chỉ được "mở niêm phong" sau rằm tháng Giêng, lúc vụ cấy đông xuân bắt đầu. Với tôi đây thực sự là khoảnh khắc thần tiên. Khi vung nồi mỡ được mở, tôi đã ngất ngây trước một mặt phẳng trắng vời vợi. Đọc sách, tôi thấy vô số văn sĩ Trung Hoa và cả Việt Nam thời trung đại khi tả mĩ nữ thường dùng câu "da trắng như mỡ đông". Với độc giả bây giờ, so sánh này có thể là kinh dị. Nhưng tôi, với thẩm mĩ của một cậu giai hoi từng dậy thì không thành công vì thiếu mỡ thì thấy đây là một so sánh cực kì sâu sắc. Nhưng đó là mãi về sau này, khi đã bước vào nghề chữ nghĩa, chứ lúc ấy, cậu học trò còn nhiều mơ mộng là tôi đã có một liên tưởng kì vĩ: Trước mắt tôi là vùng... Bắc Cực. Và dưới lớp băng tuyết ngậy ngần kia là những mẩu lục địa bị vùi lấp triệu năm đang chờ khai phá.

*

Những năm đầu cấp 3, tôi học trường huyện cách nhà 7 cây số. Không có xe đạp và cũng không có dép, tôi phải chân trần chạy bộ. Và những buổi chiều đầu năm đi học về trong cái rét Nàng Bân tê tái, tôi đã dùng đũa "khoan" vào "Bắc Cực" lôi lên vài "mẩu lục địa" trộn vào bát sắn lát nguội ngắt đen sì, rắc thêm vài hạt muối thô. Trời ơi là ngon! Ăn xong, cơ thể tôi lập tức phát nhiệt, trí óc bừng sáng, lập tức nhớ bài hóa học: mỡ giàu lipid, một trong những thành phần quan trọng bậc nhất trong việc duy trì sự sống của động thực vật, mà tác dụng rõ rệt nhất là chống lạnh. Và tôi đã hiểu nồi mỡ này là nguồn dự trữ năng lượng ít ỏi để chống chọi với những ngày lạnh giá, rồi sau đó cả nhà lại đằng đẵng với những ngày đói mỡ.

Ở cái thời "thịt cá hương hoa, tương cà gia bản" thì việc có mỡ trong nhà là một cái gì đó rất xa xỉ, từa tựa như việc có tôm hùm Alaska hay cua hoàng đế trong tủ lạnh bây giờ. Mỡ đã trở thành "bản vị" để đo lường gia thế trong làng. Trong câu chuyện của trai gái tuổi cập kê hiếm thấy nhắc tới những giá trị tinh thần văn chương nghệ thuật thanh tao, mà thay vào đó là những câu chuyện xoay quanh chủ đề ăn trần tục. Những cô gái khi được một chàng trai "tìm hiểu" thường đi hỏi ý kiến bạn bè và nhận về những định giá đắng lòng: "Lấy thằng đấy được ăn mỡ quanh năm"...

*

Lễ dẫn cưới ở quê tôi ngày ấy quan trọng nhất là lợn. Thông thường nhà gái sẽ "xin" nhà trai một con khoảng 30 cân, lợn nhép. Nhưng đã có gia đình tuyên bố, vì con gái tôi xinh, xin nhà trai con lợn 70 cân, hàng khủng. Nhà trai choáng váng không lo nổi đành thoái hôn và cô gái bị khoác xú danh "cô bảy mươi cân", không chàng trai nào dám ỏ ể bén mảng.

Khi chị gái tôi chuẩn bị lấy chồng, nhà trai đã cử người dò ý về khối lượng thịt thách cưới. Bố tôi phân vân lắm. Nếu thách ít, không đủ làm cỗ. Thách nhiều, nguy cơ chị tôi sẽ trở thành một cô gái... "bao nhiêu cân" chưa biết chừng. Thế nên họ hàng nhà tôi đã phải bàn thảo tới mấy phiên, và cuối cùng hội đồng gia tộc đã tìm ra câu trả lời theo dạng mở: "Việc hạnh phúc của các cháu mới là trọng, việc ăn uống cỗ bàn chỉ là phụ. Nhà cháu không dám thách, tùy nhà trai cho bao nhiêu cũng được". Rất may nhà chồng chị gái tôi là gia đình rất hiểu đời, biết họ nhà tôi đông nên đã mang tới con lợn 50 cân, một mức lễ khá cao ngày ấy.

Đám cưới chị xong, nhà tôi có một nồi mỡ. Ngày ấy cỗ cưới quê tôi thường chỉ có 8 lạng thịt cho mâm 4 người. Mâm các ông uống rượu khề khà, thịt không đủ nhắm. Mâm các bà thì, mang tiếng đi ăn cỗ cưới nhưng chỉ dám chan cơm với nước thang, thịt dành lấy phần cho những đứa con ngong ngóng ở nhà. Vì thế cỗ không bao giờ có một miếng thịt thừa. Nồi mỡ nhà tôi có được là từ hai lá mỡ của con lợn dẫn cưới.

Nhờ nồi mỡ này mà nhà tôi trở thành... địa chỉ vay mỡ. Tôi nhớ mãi một câu thoại vừa dụt dè, vừa khấp khởi thường vọng vào từ cổng nhà tôi: "Bác ơi, cho nhà cháu vay đũa mỡ?!". "Đũa mỡ" là đơn vị đo lường lượng mỡ đông bám vào đôi đũa, nó vô chừng vô lượng, phụ thuộc vào thời tiết và tình cảm của người cho vay. Nếu trời lạnh, mỡ đông đặc và người cho vay thơm thảo, một đũa mỡ có thể xào cả rổ rau to. Và ngược lại, khi trời ấm, một đũa mỡ không đủ rán bìa đậu phụ. Ngày ấy, bố tôi thường hào phóng khoáy một đũa mỡ nặng trĩu, đặt vào bát người đi vay kèm câu nói "không phải vay mượn gì, mang về mà nấu". Nồi mỡ sau đám cưới chị tôi nhanh chóng hết veo. Lại đến lượt nhà tôi đi vay mỡ mỗi khi có khách. Mỗi lần sai tôi thực hiện cái nhiệm vụ khó khăn này, bố luôn nhắc tôi phải nhớ để có dịp thì trả lại. Tôi đi bộ đội năm 1988 và đóng quân biền biệt ở Tây Nguyên, không biết ở nhà bố đã trả hết số mỡ vay chưa?

*

Sau hai mươi năm ăn Tết xứ người tôi mới được về ăn Tết quê nhà. Ngồi trên tàu tôi đã kể cho vợ con nghe những câu chuyện của một thời đói mỡ. Các con tôi mắt sáng lên, háo hức mong được cùng bà nội ngồi bên bếp lửa hồng ấm sực nhón miếng tóp trong nồi mỡ đang sôi như bố.

Nhưng rồi chúng đã hụt hẫng. Việc tôi đưa vợ con về ăn Tết là một sự kiện trọng đại nên anh cả đã sắm Tết rất to, gà vịt cả chuồng, bánh chưng bánh gai cả chồng. Sáng 30 Tết anh mang một bao tải thịt lợn về đổ ra tấm bạt giữa sân. Toàn thịt nạc. Tôi hỏi sao không có thịt mỡ, anh cả bảo: "Giờ ai ăn mỡ nữa".

Để kiểm chứng lời anh nói, tôi chạy xe ra chợ quê. Ngày xưa thịt mỡ đắt hơn thịt nạc nhưng người mua vẫn tơi tới. Nhưng bây giờ mọi thứ đã đảo ngược 180 độ. Các hàng thịt bày ngồn ngộn những vẩng thịt nạc đỏ au, thịt mỡ bị thái vụn vun ra góc phản, ruồi bậu rình rình.

Chứng kiến cảnh ấy tôi bỗng nhớ vị mỡ ngày xưa quay quắt.

Trở lại Tây Nguyên, tôi bàn với vợ chuyển sang ăn mỡ thay dầu với lí do các món xào bằng dầu mùi rất đớ, không thơm như xào bằng mỡ. Các món chiên bằng dầu vị rất đơ, không ngậy như mỡ.

Vợ tôi phản đối: "Chiên bằng dầu sẽ giòn hơn. Với lại, dùng dầu thì nồi xoong bát đĩa không nhờn, rửa cũng nhanh. Với lại, mỡ nhiều cholesterol, không tốt cho máu, dễ gây béo phì…".

Thế là cuộc chiến giữa phe "vị dầu" và phe "vị mỡ" trở nên không cân sức.

*

Dù thua cuộc nhưng tôi vẫn nung nấu một ý chí mãnh liệt là khôi phục lại những gì đã mất. Và khi chuyển được gia đình về quê, cái Tết đầu tiên tôi đã đụng một góc lợn, định tổ chức một cái Tết theo format cổ truyền.

Nhưng mấy con tôi bảo bố phải thay đổi tư duy đi. Tôi bực: "Thay đổi như nào?". Thằng lớn cười: "Câu ca dao ngày xưa nói về Tết nên đổi "Con cháu thì mừng bố mẹ thì lo" thành "Bố mẹ thì mừng con cháu thì lo" sẽ đúng hơn bố ạ".

Rồi nó lí lẽ: "Ngày Tết con cái về đầy nhà, bố mẹ chả mừng là gì? Còn việc sắm Tết là của các con, thế không phải là con cháu lo ư? Nhưng bố yên tâm, kỉ nguyên bốn chấm không rồi, thời gian lăn vào bếp nên dành để đi chơi bố ạ".

Nó nói và làm. Chỉ mấy cú vuốt vuốt chấm chấm trên smartphone, chừng tiếng sau giò chả, bánh chưng, cá hồi, măng khô, mộc nhĩ, hoa quả... đã có người ship tận nhà.

Tôi đành quẳng góc lợn vào tủ lạnh và buồn.

Mọi chuyện sẽ chả có gì đáng kể nếu sau Tết ấy báo chí không phanh phui ra đường dây sản xuất dầu bẩn ở nước láng giềng. Vợ tôi bất ngờ đổi ý, muốn bỏ dầu sang ăn mỡ. Tôi mừng húm, lôi góc lợn ra, cặm cụi lọc lấy mỡ đem đi rán như một lão già dị mọ.

Khỏi nói tôi đã hồi hộp và hào hứng với bữa ăn đầu tiên quay lại với mỡ như nào. Nhưng rồi tôi đã ngồi ngơ ngẩn mà tự vấn: Sao vị mỡ không thơm ngon ngậy đậm giống ngày xưa?

Nghe chuyện, anh cả tôi nói sau khi nhìn tôi bằng ánh mắt vừa cảm thông, vừa thương hại: "Lợn bây giờ toàn nuôi bằng cám tăng trọng, mỡ rất nhạt và hoi".

Lợn bây giờ nuôi bằng cám tăng trọng, mỡ rất nhạt và hoi”.

Đỗ Tiến Thụy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Giải trí - 53 phút trước

Ở tuổi 63 nhưng NSƯT Thành Lộc vẫn một mình lẻ bóng. Ông dành hết tình yêu cho sân khấu nghệ thuật.

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Hà Kiều Anh tiết lộ áp lực khi liên tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban giám khảo Miss Grand Vietnam.

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 13 giờ trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 16 giờ trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua hình ảnh một nghệ sĩ hài vô cùng duyên dáng và tài năng, Vân Dung còn có cuộc sống riêng nhiều người mơ ước.

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Xem - nghe - đọc - 20 giờ trước

GĐXH - "Linh Nhi có làm trong công ty của bố với mức lương 25 triệu/tháng. Trong vòng 2 năm sẽ là 500 triệu rồi. Thế nên có thể nói, bố chính là đại gia của Linh Nhi", Tú Dưa tiết lộ.

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Phương Thảo - Ngọc Lễ nổi tiếng từ thời giải thưởng "Làn sóng xanh" thập niên 90 - 2000 với "Xe đạp ơi" và "Ba ngọn nến lung linh". Sau 19 năm rời xa Vbiz, sang Mỹ định cư, cuộc sống của cặp đôi nghệ sĩ giờ ra sao?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Giải trí - 20 giờ trước

"Tôi hay tự hỏi mình còn thiếu gì? Hào quang, danh vọng tôi thấy cũng tạm ổn rồi. Có lẽ tôi chỉ còn thiếu một gia đình và con cái. Tôi nghĩ mình nên trải nghiệm cả điều đó", Nathan Lee chia sẻ.

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

Giải trí - 22 giờ trước

Sự trở lại của nhân vật bà Mến (Hương Tươi) trở thành điểm nhấn trong "Trạm cứu hộ trái tim" tập 19 và được nhiều khán giả thích thú, ủng hộ.

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Xem - nghe - đọc - 23 giờ trước

GĐXH - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV Tình ca của Phạm Duy, ca khúc mở đầu trong dự án nhạc hát nhạc Phạm Duy mang tên Nghìn trùng xa cách.

Top