Hà Nội
23°C / 22-25°C

Yên Bái: Rừng pơ mu tiếp tục bị “xẻ thịt”

Thứ tư, 10:19 26/10/2016 | Xã hội

GiadinhNet – Hàng loạt cây gỗ pơ mu quý hiếm ở huyện Trạm Tấu đang ngày đêm bị đốn hạ, cưa xẻ thành những phách gỗ lớn và đưa tiêu thụ mà không gặp phải sự cản trở của lực lượng chức năng.

“Máu rừng” vẫn chảy

“Nhìn bên ngoài khu rừng đầu nguồn giáp danh xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) bình lặng là vậy, thế nhưng bên trong, từng cây pơ mu cổ thụ đang bị nhóm “lâm tặc” bị chặt hạ từng ngày. Đến đêm, hàng chục chiếc xe máy chở gỗ pơ mu bằng đường rừng đưa ra trung tâm huyện để bán lại cho các đầu lậu…”, một cán bộ đang làm việc tại huyện Trạm Tấu tiết lộ với PV Báo Gia đình & Xã hội.

Theo lời chỉ dẫn của cán bộ này, chúng tôi đi theo con đường rừng dẫn đến xã Bản Mù. Hỏi chuyện, các cụ cao niên ở đây kể rằng, “đặc sản” của vùng đất hoang sơ này là những căn nhà lợp gỗ pơ mu thơm ngát. “Phía xa xa kia là cánh rừng già nơi có nhiều cây gỗ pơ mu trăm tuổi. Hai chục năm trước trước, người dân ở đây thường lén lút vào rừng chặt gỗ pơ mu về làm nhà. Về sau, từ Trung ương đến tỉnh chỉ đạo, kiểm lâm quản lý sát sao nên không ai dám làm liều nữa…

Bây giờ, hai mươi năm sau thì những cây gỗ pơ mu quý lại tiếp tục bị đốn hạ không thương tiếc. Từng nhóm người mang máy móc vào tận trong rừng chặt những cây pơ mu lớn rồi cưa từng khúc mang đi bán”, cụ Lư, một cao niên xã Bản Mù chua xót.


Nhóm người chở gỗ pơ mu từ khu rừng giáp danh xã Bản Mù ra điểm tập kết tại trung tâm huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Ảnh: Cao Tuân

Nhóm người chở gỗ pơ mu từ khu rừng giáp danh xã Bản Mù ra điểm tập kết tại trung tâm huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Ảnh: Cao Tuân

Trong vai một người đi mua gỗ pơ mu, không khó để chúng tôi tiếp cận được những người vào rừng chặt cây trái phép. Toàn, 22 tuổi - người dân tộc Mông hồn nhiên cho biết: “Nó (những người buôn gỗ lậu - PV) cho tao mượn máy, mượn cưa để vào rừng chặt cây. Chặt xong, cắt thành từng khúc mang về là có người đến mua. Nó bảo cứ làm đi, chẳng ai dám bắt đâu. Mà nhỡ bị kiểm lâm thu máy, thu gỗ sẽ có nó chịu, tao không mất gì cả”.

Cũng theo lời Toàn, hiện tại rừng Yên Bái đã bắt đầu khan hiếm gỗ lớn. Do đó, dân các bản của xã Bản Mù phải đi xa hơn, có khi còn phải sang cả rừng Bắc Yên (Sơn La) để xẻ gỗ.

Đứng bên cạnh Toàn là Lò Văn Tấn – người tự nhận mình có tới 3 năm kinh nghiệm chở gỗ thuê cho hay, hầu hết những người như anh đều được các đầu nậu cho ứng tiền trước để lên bản Tà Gênh mua gỗ và chở bằng xe máy về trung tâm huyện. Còn những người ở Tà Gênh vì gần rừng pơ mu sẽ được các đầu nậu hỗ trợ tiền cho vào rừng xẻ gỗ rồi mang chính số lượng gỗ đó ra chợ bản bán cho những người chở thuê.


Nam thanh niên chở thuê gỗ cho hay, ông chủ của họ đã bảo kê nên không lo bị kiểm lâm bắt. Ảnh: Cao Tuân

Nam thanh niên chở thuê gỗ cho hay, ông chủ của họ đã "bảo kê" nên không lo bị kiểm lâm bắt. Ảnh: Cao Tuân

Khi chúng tôi hỏi làm sao để số gỗ này được vận chuyển đi nơi khác mà không bị phát hiện, Toàn cho hay: “Phải chờ đến đêm, khi có lệnh, nhóm người chở gỗ sẽ xếp các thanh gỗ lên xe máy rồi men theo đường rừng ra thị trấn Trạm Tấu. Sau đó sẽ có ô tô nhận hàng và đưa đi nơi khác tiêu thụ”.

Theo chân đội quân chở gỗ lậu…

Sau một buổi chiều tỉ tê trò chuyện, Hoạt - một thanh niên 17 tuổi ở thôn Tà Ghênh đồng ý đưa chúng tôi mục sở thị “người vận chuyển” đưa gỗ từ rừng về xuôi. Đúng 19h, tôi và Hoạt chờ sẵn ở một quán tạp hóa phía chân dốc gần trường tiểu học xã Bản Mù.

Tại đây, xuất hiện khoảng 10 người đàn ông (chủ yếu đi xe máy Win) đang bốc từng thanh gỗ lên xe máy. Hoạt cho biết, đây là gỗ pơ mu được đầu lậu mua với giá rẻ từ nhóm người bản địa vào rừng chặt trộm cây.


Những khối gỗ pơ mu được xếp lên xe máy để đưa vận chuyển qua đường rừng ra Trạm Tấu. Ảnh cắt từ clip

Những khối gỗ pơ mu được xếp lên xe máy để đưa vận chuyển qua đường rừng ra Trạm Tấu. Ảnh cắt từ clip

Đúng như dự đoán, sau khi nghe điện thoại, một người đàn ông chừng 35 tuổi nói bằng tiếng Mông ra hiệu cho những người khác xuất phát. Hoạt nhanh chóng lấy xe máy chở tôi theo sau và không quên căn dặn: “Từ thị trấn Trạm Tấu lên Bản Mù chỉ duy nhất có một con đường này. Nó dài khoảng 10km nhưng đường nhỏ hẹp lại nhiều dốc núi quanh co dựng đứng nên chỉ người dân ở đây mới dám đi vào ban đêm. Bất cẩn là lao xuống vực ngay”.

Đi được vài km, chúng tôi phát hiện có thêm khoảng chục chiếc xe máy khác cũng đang chở gỗ phía sau. Mỗi xe chừng 6-10 thanh gỗ to đã được chằng buộc chặt. Mỗi khi dừng lại tránh cho xe chở gỗ đi qua, chúng tôi đều cảm nhận được mùi thơm ngào ngạt của những phách gỗ pơ mu mới đưa từ rừng về.

Trên đường đi, chúng tôi gặp nhiều người đàn ông khác đi xe Win hướng ngược lại. Đúng lúc đang dừng xe tránh đường ở đoạn sạt đá, Hoạt bắt gặp Pa - một người cùng bản. Hiểu ý tôi, Hoạt nhanh chóng bảo Pa dừng lại để nói chuyện.

Giữa tháng 10, trong màn đêm tĩnh lặng, mét mướt, Pa kể anh đi chở gỗ thuê cho các đầu lậu trên Trạm Tấu hơn 1 năm nay. Nhờ chở gỗ lậu mà anh tậu được chiếc xe “min khờ” mới. Các đầu lậu ứng tiền trước cho anh để vào bản mua gỗ trở về xã Bản Mù rồi chờ đến đêm chở tiếp về xã Hát Lìu hoặc trung tâm huyện Trạm Tấu để giao cho các đầu lậu.


Mỗi đêm, có hàng chục chiếc xe máy chở gỗ lậu mà không gặp phải sự truy cản của lực lượng chức năng. Ảnh cắt từ clip

Mỗi đêm, có hàng chục chiếc xe máy chở gỗ lậu mà không gặp phải sự truy cản của lực lượng chức năng. Ảnh cắt từ clip

“Để mang một khúc gỗ ra khỏi rừng vất vả lắm. Phải vào rừng từ 4h sáng, đến 19h mới mang được những khúc gỗ ra. Mỗi ngày, nếu vào rừng xẻ gỗ và vận chuyển được 1 xe (khoảng 5-6 khúc gỗ lớn) xuống Trạm Tấu sẽ được lãi 2 đến 4 triệu đồng. Tao sợ không dám vào rừng chặt gỗ nên chỉ đi chở thuê kiếm vài trăm nghìn”, Pa thật thà.

Pa cũng kể tên hàng loạt đầu lậu chuyên thu mua gỗ pơ mu lậu ở Trạm Tấu. Mặc dù nhiều chủ nhưng theo Pa, phần lớn số gỗ này đều chảy về đầu mối ở huyện Nghĩa Lộ.

Loại xe được cánh buôn gỗ ưa sử dụng là xe khách loại nhỏ đã được tháo toàn bộ ghế sau để xếp gỗ nằm ép trên khoang. Điều đặc biệt, trong số những xe khách chuyên chở gỗ pơ mu lậu mà Pa kể thì có 2 xe có cùng biển số 21H49XX. Ngoài ra, một số ô tô chở gỗ từ Trạm Tấu đi tiêu thụ một cách thường xuyên đến mức người dân bản địa đều nhớ biển số. Điển hình là ô tô mang BKS: 20K 63XX, 29 A95.0XX,19L 59XX…

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: “Công tác bảo vệ rừng tại địa phương vẫn luôn được tăng cường kiểm tra. Về việc Báo phản ánh, tỉnh sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm”.

Ông Nguyễn Văn Xa – Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu thì tỏ ra bất ngờ trước thông tin phản ánh của Báo và sẽ hứa sẽ cho kiểm tra (?).

*Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.

(còn nữa…)

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top