Hà Nội
23°C / 22-25°C

Yên Bái: Khu bảo tồn loài sinh vật cảnh “chảy máu”, gỗ quý bị chặt hạ, xẻ hộp la liệt

Thứ sáu, 09:26 30/10/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều cây gỗ quý to chừng hai, ba người ôm, có những cây cả trăm năm tuổi trong khu bảo tồn loài sinh vật cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái bị chặt hạ không thương tiếc. Vụ việc được phát hiện từ tháng 3/2020 nhưng đến nay, chính quyền sở tại vẫn trả lời là “đang điều tra”.

Rừng Khu bảo tồn Mù Cang Chải "chảy máu"

Nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải là nơi có đa dạng sinh học bậc nhất ở vùng Tây Bắc. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải được thành lập theo Quyết định số 513/QĐ-UB ngày 09/10/2006 của UBND tỉnh Yên Bái với diện tích 20.108,2 ha. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 15.128ha, diện tích phân khu phục hồi tái sinh thái là 4.979 ha. KBT nằm trên địa bàn của 5 xã, trong đó có xã Chế Tạo nằm trong vùng lõi, vùng đệm trải rộng trên các xã Púng Luông, Nậm Khắt, Lao Chải và Dế Xu Phình.

Nhiều cây gỗ quý to chừng hai, ba người ôm có những cây cả trăm năm tuổi trong khu bảo tồn loài sinh vật cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái bị chặt hạ không thương tiếc.

Tuy nhiên, những năm gần đây Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có dấu hiệu bị xâm hại. Cụ thể, thời gian gần đây Báo Gia đình và Xã hội nhận được phản ánh việc lâm tặc, người dân địa phương thường xuyên vào rừng khai thác các loại gỗ quý hiếm.

Tại khu vực thôn Nả Háng về phía giáp khu Nậm Khắt có 11 cây gỗ Pơ mu bị chặt hạ. Địa điểm thứ hai, cũng tại Khu bảo tồn nhưng giáp ranh với khu vực thủy điện Nả Háng có gần 20 cây gỗ Pơ mu và một số loại cây khác bị chặt hạ.

Để có thông tin chính xác về vụ việc, nhóm PV Báo Gia đình và Xã hội đã vào cuộc xác minh thông tin phản ánh.

Khu bảo tồn nằm ở khu vực núi cao, địa hình hiểm trở. Theo người dân thông thạo địa hình nơi đây cho biết, muốn tiếp cận đến các địa điểm khai thác phải đi bộ mất một ngày nếu quen đường, không thông thạo cũng phải mất gần hai ngày mới đến. Do không thông thuộc địa hình, thời điểm cuối tháng 5/2020, PV Báo Gia đình và Xã hội đã vận động và nhờ một "thổ địa" thông thuộc địa bàn xã Chế Tạo và Khu bảo tồn để dẫn đường vào nơi được cho là rừng đang bị "lâm tặc" khai thác.

Yên Bái: Khu bảo tồn loài sinh vật cảnh “chảy máu”, gỗ quý bị chặt hạ, xẻ hộp la liệt - Ảnh 2.

Hàng loạt cây pơ mu bị chặt hạ không không thương tiếc (ảnh chụp khu vực Nả Háng giáp Nậm Khắt).

Xuất phát từ trung tâm xã Nậm Khắt, đi được một ngày đường cuối cùng chúng tôi cũng tiếp cận được địa điểm khu Nả Háng giáp với thôn Nậm Khắt. Hiện trường khoảnh rừng này cho thấy, hàng loạt cây Pơ mu bị chặt phá nằm la liệt, đường kính ước chừng hơn 1m, dài khoảng vài chục mét. Không những thế, những cây gỗ to này đã được xẻ thành khối hộp để tiện vận chuyển ra khỏi khu rừng.

Lần sâu vào khu bảo tồn, nhiều gốc cây gỗ to bị chặt hạ, mùn cưa vẫn còn mới, ước chừng khoảng tháng 4, 5/2020. Ghi nhận địa điểm gần thủy điện Nả Háng, tình trạng xảy ra tương tự, nhưng mức độ thiệt hại nhiều hơn với khoảng 20 cây bị đốn hạ. Các phiến gỗ hầu hết được xẻ hộp có kích thước dài từ 1 - 3m, dày 5 – 10cm, rộng 20 - 30cm. Một số cây bị lâm tặc xẻ dài khoảng 10m, những cây bị chặt hạ không nằm cạnh nhau, mà rải rác cách nhau tầm 3-4 km.

Theo như lời "thổ địa" dẫn đường chia sẻ: "Sự việc cây bị chặt hạ đã xảy ra từ lâu, đa số toàn là người dân địa phương ở Nậm Khắt, Chế Tạo, cùng một số đối tượng khác ở bên Sơn La qua. Ngày xưa cũng có nhưng ít vì không có đường để vận chuyển, bây giờ nhiều thủy điện được xây dựng có đường và tiện vận chuyển nên người dân, lâm tặc mới vào xẻ để bán".

Yên Bái: Khu bảo tồn loài sinh vật cảnh “chảy máu”, gỗ quý bị chặt hạ, xẻ hộp la liệt - Ảnh 3.

Nhiều cây to khoảng 2 – 3 người ôm (ảnh chụp khu vực Nả Háng giáp Nậm Khắt).

Đùn đẩy trách nhiệm, có dấu hiệu "bao che" sai phạm?

Ngày 14/10/2020, PV đã có buổi làm việc với ông Sùng A Chống - Chủ tịch UBND xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải. Ông Chống xác nhận: "Có tình trạng chặt phá rừng xảy ra, đa số toàn dân ở Nậm Khắt vào, đầu năm chúng tôi có đi kiểm tra một lần nhưng không phát hiện, về sau này thì nghe có chặt hạ.

Đa số địa điểm cây bị chặt hạ nằm trên địa bàn xã, là hai điểm giáp ranh giữa Nả Háng với Nậm Khắt bị chặt hơn 10 cây và gần thủy điện Nả Háng 17 cây Pơ mu cùng một số loại cây khác. Phát hiện vào khoảng cuối tháng 2 và tháng 3/2020, nhưng vượt quá thẩm quyền của xã nên xã đã báo cáo xuống huyện".

Khi phóng viên đề nghị ông Chống cung cấp các báo cáo, biên bản kiểm tra và kê khai thiệt hại thì vị này đùn đẩy: "Báo cáo đa số bên kiểm lâm họ làm, xã không lưu lại, toàn bộ đã chuyển cho bên kiểm lâm và gửi lên huyện. Biên bản kiểm tra có lập nhưng ông Hùng - Phó ban Kiểm tra huyện ủy vào đã thu hết rồi".

Yên Bái: Khu bảo tồn loài sinh vật cảnh “chảy máu”, gỗ quý bị chặt hạ, xẻ hộp la liệt - Ảnh 4.

Các phiến gỗ hầu hết được xẻ thành hộp dài 1-3m rộng 20cm và dày 5 – 10cm (ảnh chụp khu vực Nả Háng giáp với Nậm Khắt).

Cũng tại buổi làm việc, chúng tôi đề nghị UBND xã Chế Tạo cùng PV, kiểm lâm địa bàn và công an đi vào những địa điểm cây bị chặt phá nhưng Chống từ chối khéo: "Công an toàn là người mới không thông thuộc địa bàn, phía kiểm lâm gọi nhưng họ báo bận, đi xa lắm, không ai đưa đi được, phải mất một ngày mới đến".

Sau đó, ông Chống lấy lý do đi ra ngoài và đề nghị phóng viên ngồi chờ. Sau cuộc gọi khoảng gần 30 phút, vị chủ tịch xã đi vào nói: "Không đưa đi được, tôi vừa mới gọi cho chủ tịch huyện, ông nói không cho đưa đi. Vụ việc đang trong quá trình điều tra mong thông cảm". PV thắc mắc thì ông Chống nói: "Chủ tịch huyện bảo rồi không thể đưa đi, đang điều tra, lãnh đạo nói phải nghe".

Tiếp tục, ngày 15/10, PV có buổi làm việc với ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải. Ông Khang nói: "Có tình trạng chặt phá rừng xảy ra, vụ việc đang trong quá trình điều tra, tôi không thể cung cấp thông tin, khi nào có kết quả sẽ thông tin".

Khi phóng viên thắc mắc "Tại sao huyện không cung cấp thông tin?" thì vị chủ tịch nói: "Tôi bảo rồi, vụ việc đã vào cuộc kiểm tra và đang trong quá trình điều tra nên không cung cấp. Các anh không cần hỏi, có kết quả tôi sẽ thông tin, cũng mong các anh không thông tin".

Yên Bái: Khu bảo tồn loài sinh vật cảnh “chảy máu”, gỗ quý bị chặt hạ, xẻ hộp la liệt - Ảnh 5.

Vụ việc được xã Chế Tạo phát hiện vào tháng 3/2020 nhưng đến nay vẫn đang trong quá trình điều tra.

Cùng đó, xác nhận với PV, ông Dương Anh Tuấn - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho biết: "Câu chuyện này xảy ra trong khoảng thời gian tháng 6, tháng 7/2020, Hạt kiểm lâm cũng đã tham mưu cho huyện kịp thời kiểm tra, có kiểm tra 2 - 3 lần và lập báo cáo huyện. Huyện cũng có báo cáo trực tiếp với thường trực Tỉnh ủy, lực lượng kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với công an huyện và tỉnh đi tuyên truyền cho những người dân đi vào chặt hạ là bản Tà Ông và Nả Háng, yêu cầu các hộ cam kết không chặt phá".

PV đặt vấn đề, Chủ tịch UBND xã Chế Tạo xác nhận cơ quan chức năng địa phương phát hiện vụ phá rừng vào tháng 3, tại sao hạt kiểm lâm đến tháng 6 mới đi kiểm tra, ông Dương Anh Tuấn nói: "Thời điểm tháng 4 đang trong mùa dịch, thực hiện giãn cách xã hội, tháng 6 mới triển khai được".

Phóng viên tiếp tục đề nghị cung cấp một số giấy tờ liên quan đến vụ việc, ông Tuấn trả lời: "Sự việc đang trong quá trình điều tra không thể cung cấp, chúng tôi đã báo cáo Chi cục và UBND huyện, muốn cung cấp thì phải xin ý kiến chủ tịch huyện. Huyện ủy cũng đã ra quyết định khiển trách và kiểm điểm các cá nhân liên quan rồi".

"Theo nghị định mới, để xảy ra tình trạng chặt phá rừng thì chính quyền địa phương phải là đơn vị chịu trách nhiệm đầu tiên, lực lượng kiểm lâm chỉ tham mưu thôi. Cùng với đó, do phong tục tập quán của người H' Mông làm nhà phải bằng gỗ nên khó khăn trong việc quản lý, không cho thì họ cũng chẳng biết làm nhà kiểu gì.

Thời gian gần đây, nhiều thủy điện được tỉnh phê duyệt, công ty làm đường để vận chuyển trang thiết bị, máy móc nên tạo điều kiện cho lâm tặc, người dân dễ vận chuyển gỗ" - vị hạt trưởng cho biết.

Đồng Diệm

Đồng Diệm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 14 phút trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 93 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 37 phút trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Những ngày gần đây, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn "cao điểm", theo ghi nhận, một số trung tâm xuất hiện cảnh ùn ứ ngay từ sáng sớm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tràn ra cả lòng đường.

Top