Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xung quanh đề xuất đặt tượng rùa tại Hồ Gươm: Không hẳn cứ to là xấu

Thứ năm, 22:37 06/04/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Thế nào là một bức tượng đẹp? Câu hỏi ấy không phải ai cũng có thể trả lời đầy đủ, chính xác nhưng trên thực tế, cứ mỗi lần có đề xuất dựng tượng cỡ lớn thể nào dư luận cũng dấy lên ý kiến phản đối đầu tiên. Tiếp tục câu chuyện về đề xuất đặt tượng rùa tại Hồ Gươm, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với giới chuyên môn xung quanh câu hỏi: Với Hồ Gươm, có phải những chi tiết nhỏ mới hợp, còn to sẽ mất mỹ quan?

Những phác thảo tượng rùa Hồ Gươm: Ảnh: TL
Những phác thảo tượng rùa Hồ Gươm: Ảnh: TL

Tượng rùa sẽ thu hút du khách “check – in”?

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, xu hướng dựng tượng “khổng lồ” đã xuất hiện từ khá lâu, trong đó, có thể kể tới những công trình tiêu biểu như: Tượng nữ thần Tự do (New York, Mỹ), tượng Chúa cứu thế (Brazil), tượng Thống nhất (Ấn Độ), tượng Phật bà Quan Âm (Hải Nam, Trung Quốc)… Tuy nhiên, ở Việt Nam, thường khi vừa có đề xuất dựng tượng kích thước lớn đã vấp phải sự phản đối trên nhiều phương diện.

Chúng tôi đem câu hỏi này trao đổi với GS Võ Tòng Xuân, ông nhận định: “Không phải cứ dựng tượng to là xấu, là lãng phí mà vấn đề là dựng như thế nào. Chẳng hạn, ở Mỹ, nhờ bức tượng nữ thần Tự do mà lượt du khách ghé thăm, thưởng thức công trình này ngày một tăng theo cấp số nhân. Ai đến New York cũng bằng mọi cách “check-in” cùng hình ảnh bức tượng này. Với các quốc gia khác như Nga, Hà Lan và đặc biệt là Pháp thì tại các quảng trường lớn, không phải một bức tượng mà là cả quần thể tượng vô cùng cuốn hút. Nhìn nhận trên mọi phương diện, kinh phí dựng tượng không thấm vào đâu so với doanh thu mà ngành kinh doanh du lịch mang lại”.

GS Võ Tòng Xuân bày tỏ thêm, sức hút của những bức tượng khổng lồ nổi tiếng thế giới nằm ở sự hài hòa trong bố cục không gian, đường nét sắc sảo tinh tế và sáng tạo trong tính biểu tượng. “Ngoài chủ thể chính là nhân vật, linh vật được đúc tượng, hầu hết các công trình điêu khắc nổi tiếng thế giới đều chăm chút đến từng chi tiết nhỏ lẻ, bên lề để nếu soi chiếu bằng hệ thẩm mỹ, tất cả đều là tuyệt tác. Còn ở ta, đúc tượng cũng đã nhiều, tượng kích thước lớn không ít, nhưng để kể ra một bức tượng lớn nào mà tất cả mọi người đều phải gật đầu công nhận đẹp là khó”.

Từng đặt chân đến nhiều quốc gia trên thế giới, chứng kiến lượng du khách lớn đổ về nơi có những bức tượng khổng lồ để chiêm ngưỡng, “check-in” nhưng trước câu hỏi: Nếu đề xuất thành hiện thực, tượng rùa vàng có “cửa” làm nên kì tích tương tự không? GS Võ Tòng Xuân chia sẻ: “Đất nước Việt Nam còn rất nhiều mục tiêu thu hút khách du lịch, hoàn toàn không phải chỉ trông cậy vào những ví dụ này. Nếu chỉ vì nghe nói Thủ đô Hà Nội có tượng rùa nặng chục tấn mà bảo du khách sẵn sàng mua vé máy bay, đăng kí tour du lịch tới chụp ảnh thì hơi khó, có chăng số ấy cũng không nhiều, thậm chí không hứa hẹn tiềm năng khai thác du lịch. Người ta chỉ có thể tiện thể, kết hợp chiêm ngưỡng bức tượng cùng với các thắng cảnh khác mà thôi. Giả sử, có những du khách sẵn sàng bỏ thời gian, tiền bạc đến “check-in” tượng rùa thì tôi e đó không phải đối tượng doanh nhân, trí thức, giới nghiên cứu học thuật… mà là những người dân ở tỉnh lẻ xa xôi, học sinh hiếu kì…”.

Cần bảo tồn “rêu phong”?

Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội xung quanh đề xuất đặt tượng rùa tại Hồ Gươm, nhà giám tuyển Nguyễn Sơn Trường (hiện sống và làm việc tại Anh) phân tích: “Xét về mặt bố cục, quần thể Hồ Gươm thực tế rất hẹp, riêng phần hồ đã chiếm phần lớn diện tích, còn lại đủ cho hàng cây, lối đi, thảm cỏ… Vậy nên, mọi bức tượng lớn hơn tầm một người thật thì đều không phù hợp. Tượng (tượng đài) đặt ở ngoài trời đều phải đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc xung quanh nó. Ngoài ra, nghệ thuật tạo hình đặc biệt quan trọng đối với những bức tượng xen cấy vào khu vực có tính văn hóa lịch sử lâu đời. Ở các quốc gia khác, thông thường phải có những cuộc thi và tuyển chọn rất công phu, có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc… sau đó mới đi đến quyết định có dựng tượng hay không”.

Khi được gợi ý chỉ ra một bức tượng kích thước lớn mà mình “ưng mắt”, nhà giám tuyển Nguyễn Sơn Trường bày tỏ: “Ở Hà Nội, một bức tượng mà tôi cho đặc biệt thành công đó là tượng Lê-Nin đối diện Cột cờ Hà Nội. Những người thực hiện đã tạo được độ mở cho không gian, tầm nhìn cho bức tượng. Về hình khối, đường nét, chi tiết tượng, hình ảnh lãnh tụ nước Nga đang cất bước, khuôn mặt biểu cảm có hồn, một tay cảm giác như muốn phanh áo comple giữa tiết trời Hà Nội gợi cảm hứng một tâm hồn “muôn trượng” cùng sự dễ chịu, thú vị, gợi mở trí tưởng tượng với người chiêm ngưỡng”.

Đề xuất về cách bảo tồn, phát triển quần thể không gian Hồ Gươm, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, nhu cầu của du khách bây giờ thực chất đã khác xưa. Người xưa, đôi khi chỉ cần vãn cảnh, nói vài ba câu chuyện phiếm thì nay là yêu cầu cao về dịch vụ kinh doanh du lịch, thưởng thức, tương tác văn hóa, lịch sử… Điều đó đặt ra câu hỏi: Hồ Gươm cần thêm yếu tố gì để thu hút du lịch? GS Võ Tòng Xuân nói: “Trước hết, những gì là cổ kính thì phải phục hồi cổ kính. Nhưng đó cũng mới là phần “xác”, còn phần “hồn” chính ở bản sắc, văn hóa người Hà Nội nói riêng và người Việt nói chung. Ví như, ai đến Cố đô Huế, ngoài thành quách rêu phong, người ta nhớ đến áo dài tím, guốc mộc, nón bài thơ… Vậy con người, đời sống xung quanh Hồ Gươm lưu lại gì trong lòng người? Đó là câu chuyện đáng bàn! Ở những quốc gia như Nhật Bản, chỉ một ngôi miếu nhỏ thôi cũng thu hút du khách nườm nượp bởi họ xây dựng cho nó cả một không gian văn hóa đi kèm qua những câu chuyện người già bản địa kể hằng ngày, những món ăn truyền thống, ngành tiểu thủ công nghiệp “ăn theo”... Trở lại câu chuyện Hồ Gươm, nếu không dựng tượng rùa, chúng ta hãy tạo nên một không gian văn hóa đi kèm. Chẳng hạn, mô phỏng truyền thuyết xưa, vẻ đẹp Hồ Gươm bằng tranh, trưng bày tại một không gian gần đền Ngọc Sơn để du khách thưởng thức, tiếp cận…”.

Về không gian Hồ Gươm, nhà giám tuyển Nguyễn Sơn Trường đưa ra quan điểm: “Chúng ta còn nhiều việc phải làm, nhưng cách làm đúng nhất cần thiên về khôi phục lại chứ không thiên về làm mới, từ những cái cây!”. Đồng quan điểm ấy, GS Võ Tòng Xuân chia sẻ, lần đầu tiên ở trong Nam ra thăm Hà Nội, ông đã ngược lên Phú Thọ thăm Đền Hùng, sau đó về chiêm ngưỡng Hồ Gươm… nhưng điều khiến ông băn khoăn nhất là hình ảnh “mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” đang bị xả rác, tù đọng. GS Võ Tòng Xuân nói: “Lịch sử, truyền thuyết của đất nước ta hay như thế nhưng mỗi lần đặt chân đến các địa danh, hầu hết chúng ta đều hụt hẫng. Tôi lấy ví dụ, Gò Đống Đa trong lịch sử oai hùng nhưng giờ xung quanh hàng quán lấn lướt, lộn nhộn; Hồ Gươm có truyền thuyết rùa ngậm thanh gươm báu, trước một mặt nước trong veo phẳng lặng, trong tâm thức chúng ta có thể dấy lên câu chuyện của nghìn năm, nhưng mặt hồ còn lởn vởn rác, nước không sạch… thì bên cạnh có là rùa thật, lòng người cũng không dễ vấn vương”.

Thành Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 4 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 6 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Top