Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xuất khẩu lao động: Người đổi đời, kẻ mất ăn mất ngủ

Thứ tư, 09:44 11/03/2015 | Xã hội

GIadinhNet - Năm 2014, có hơn 105.000 người Việt đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Cùng với lực lượng lao động lớn đi trước đó, xuất khẩu lao động đã giúp hàng vạn gia đình thoát nghèo, làm giàu, giúp diện mạo nhiều vùng quê thay da đổi thịt. Nhưng lẫn trong niềm hân hoan vẫn còn những nỗi lo đến mất ăn mất ngủ của những người đang chờ “xuất ngoại”, và cả những người đã từng ngậm đắng nuốt cay khi đặt chân đến xứ người…

Anh Nguyễn Chiến Thắng đang chờ kết quả thi tiếng Nhật mà lòng xốn xang: “Mình nộp 40 triệu đồng học lớp tiếng Nhật, thi rồi, chờ kết quả. Không đạt thì mất tiền, đạt cũng lo bởi mới nghe thông tin, phía Nhật Bản sẽ thắt chặt lao động nước ngoài từ 2015, đặc biệt lao động theo dạng du học sinh”.

 

Công nhân Việt Nam lao động ở Arab Saudi. 	Ảnh: Q.T
Công nhân Việt Nam lao động ở Arab Saudi. Ảnh: Q.T

 

Ba năm xứ người công cốc!

Anh Nguyễn Chiến Thắng 32 tuổi, quê ở Thanh Ba, Phú Thọ làm nghề trắc địa. Những năm 2013-2014, công ty nơi anh làm việc ở địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An gần với khu dân cư có nhiều gia đình phất lên nhờ “xuất ngoại”. Trong đó chủ yếu là đi Nhật dưới dạng du học. “Học tiếng, thi vào một trường nghề nào đó ở Nhật. Sang đó học, nhưng chủ yếu tranh thủ đi làm. Đi theo dạng này không bị giới hạn thời gian như xuất khẩu lao động thông thường”, anh Thắng nói về cái mô hình “làm giàu” mà mình “học” được từ bà con gần nơi làm việc này.

Anh Thắng cho biết, ngoài tiền vào trung tâm học tiếng Nhật, chi phí cho chuyến đi thành công phải hơn vài trăm triệu đồng nếu trót lọt. Cuối năm 2014, anh Thắng bỏ nghề trắc địa, vay mượn tiền nong để thực hiện giấc mơ “xuất ngoại” đổi đời.

Theo học hơn 3 tháng ở một trung tâm dạy tiếng trên đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), anh Thắng dần dần phát hiện ra nhiều khó khăn. “Mình mới 32 tuổi nhưng thuộc loại “già” trong lớp. Tiếng Nhật học rất khó. Lại nghe thông tin phía Nhật Bản thắt chặt kiểm soát lao động nước ngoài. Tiền đã đóng. Sang nước bạn, chỉ đi học một trường nghề nào đó, người ta không cho đi làm thì lấy tiền đâu đóng học phí? Giờ không đi thì mất một đống tiền. Số tiền đó vay mượn hoàn toàn. Đi cũng dở, ở không đành”.

Không giống như anh Thắng, anh Nguyễn Danh Nam (quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vừa mới hồi hương sau 3 năm lao động ở Đài Loan lại có cái ngán ngẩm khác. Anh Nam bảo: “Sai lầm!”. Ba năm trước, anh nộp 200 triệu đồng để được sang Đài Loan làm cho một công ty bánh kẹo. “3 năm lao động không biết thế giới bên ngoài, tăng ca liên tục. Lúc về, ngoài trả 200 triệu đồng nợ trước lúc đi, mình có được đúng 70 triệu đồng. Tính 3 năm tiền lãi suất vay thì coi như hòa. Về quê, bạn bè đứa thì công việc ổn định, đứa lập gia đình. Còn mình, chậm mất chừng ấy thời gian”, anh Nam than thở.

Mất tiền đi, về được là... may!

Dẫu sao, những trường hợp “hòa” như anh Nam được coi là may. Anh Hồ Sỹ Đồng (ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) vừa mới từ Arab Saudi trở về đúng dịp Tết Nguyên đán. Anh Đồng về hẳn mà không quay lại nước bạn nữa cho dù chưa hết thời gian hợp đồng. Trước đó, anh Đồng quyết định sang Arab Saudi lái máy trong thời hạn 2 năm. “Tôi thấy chi phí sang đấy rất rẻ, chỉ 40 triệu đồng. Khi ở Việt Nam, người tuyển dụng bảo rằng lương từ 13-15 triệu đồng/tháng. Nhưng không phải như vậy. Sang đến nơi thì ông chủ chỉ trả 7 triệu đồng/tháng. Chỗ tôi làm việc còn được trả 7 triệu đồng, một số bạn cùng đi làm công ty khác chỉ 5 triệu đồng/tháng. Bên này, thời tiết nóng khó chịu, điều kiện sống của công nhân thiếu thốn, trừ chi phí ăn ở hàng tháng còn lại chẳng là bao. Nhiều công nhân thậm chí còn “âm” tiền nên người nhà ở Việt Nam còn phải gửi tiền sang mới về quê được”. Anh Đồng kể, ở Arab Saudi, công nhân sống tập thể trong lán hoặc nhà cấp 4 cũ kỹ. Người Việt không hợp thức ăn của người bản xứ nên phải tự nấu riêng. Những công nhân lái máy như anh Đồng, giờ nghỉ trưa phải tranh thủ chui cống tránh nắng và chợp mắt. “Lúc ở quê thì háo hức lắm, khi sang đến nơi mới biết cảm giác xa nhà khó khăn như thế nào… Những lúc đó mới biết sai đường”, anh Đồng thở dài.

Anh Đồng cho biết thêm, cánh đàn ông còn chịu được cảnh ăn sương nằm đất, chỉ khổ cho phụ nữ xuất ngoại sang làm việc vặt. “Chúng tôi có nghe kể về trường hợp chị Nguyễn Thị L được đưa đi làm giúp việc tại nước này. Khi sang tới nơi, chị bị bán vào một nhà chứa. Do đã có tuổi và không biết “chiều” khách nên chị thường xuyên bị đánh đập dã man. Rất may, chị tình cờ gặp một cán bộ ngoại giao và được người này cứu khỏi nơi giam cầm”. Anh Đồng bảo những trường hợp như chị L không phải hiếm. Hơn 1 năm lao động ở Arab Saudi, anh Đồng bán sức đủ nuôi miệng, không thừa ra được đồng nào để gửi về cho bố mẹ bù vào tiền chi phí. Nhưng sau khi chứng kiến nhiều hoàn cảnh khác, anh cảm thấy mình còn may mắn.

Anh Lê Dũng (ở Kim Bảng, Hà Nam) cũng là một người từng đi XKLĐ. Anh Dũng đã nợ với món nợ 30 triệu đồng khi đặt cọc đi Hàn Quốc. Chờ mãi anh mới hay số tiền đặt cọc đó đã theo gã giám đốc công ty XKLĐ vào… tù. Ôm mộng xuất ngoại đổi đời, anh Dũng tiếp tục đóng tiền sang Libya để rồi bây giờ, khi đã trở về quê hương, anh vẫn rùng mình mỗi khi nhắc lại chuỗi ngày cơ cực ở nước người.

“Sang đến nơi, tôi làm bốc vác. Cuộc sống cơ cực. Có ngày làm việc đến 15 tiếng, không có ngày nghỉ. Chưa hôm nào được ăn trọn vẹn một bữa cơm ngon. Tưởng chịu khó mà có tiền cũng được, ai ngờ chiến sự nổ ra, sợ quá phải chạy loạn...”, anh Dũng kể.

 

Làm gì để tránh rủi ro?

- Thứ nhất, người lao động cần tìm hiểu kỹ về đơn vị tuyển dụng lao động; chỉ nên ký mượn tiền của ngân hàng và trả các khoản phí sau khi bạn đã ký hợp đồng với công ty môi giới xuất khẩu lao động (thông thường công ty xuất khẩu lao động sẽ đưa cho bạn hợp đồng trước 5 ngày xuất cảnh).

- Thứ hai, trước khi ký kết hợp đồng, bạn cần dành nhiều thời gian để đọc kỹ nhưng nội dung liên quan đến tên và địa chỉ của chủ sử dụng lao động nước ngoài (công việc, thời gian lao động, lương căn bản, lương phụ trợ, điều kiện sinh hoạt phí…). Bạn cũng nên so sánh với các thông báo tuyển dụng, hợp đồng cung ứng lao động mà công ty môi giới đã ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài.

Một điều lưu ý là bạn cũng nên giữ những bản sao hợp đồng mà bạn đã ký với công ty môi giới xuất khẩu lao đông (bạn cũng nên giữ biên lai, biên nhận để dùng khi có tranh chấp)

- Thứ ba, khi trả bất kỳ một khoản phí nào cho các công ty môi giới xuất khẩu lao động bạn cũng nên yêu cầu họ cung cấp biên lai, biên nhận để dùng khi có tranh chấp. Những thông tin trên biên lai, biên nhận phải phản ánh thật đầy đủ những khoản phí  mà bạn đã đóng cho công ty môi giới

- Thứ tư, khi bạn có tranh chấp với chủ sở hữu lao động bạn nên gọi điện thoại, gửi mail, fax cho những công ty môi giới xuất khẩu lao động để họ có thể can thiệp. Bạn cũng nên ghi chép lại những nội dung mà bạn đã trao đổi

- Thứ năm, bạn cần mang theo những thông tin liên lạc của đại diện công ty xuất khẩu lao động, đại sứ quán Việt Nam… để dùng khi giúp đỡ nơi xứ lạ quê người.

Quang Thành

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 35 phút trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 43 phút trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 1 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Top