Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xót xa ba anh em trong túp lều tạm giữa cánh đồng

Thứ năm, 19:00 08/03/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngày mưa gió, căn lều giữa cánh đồng nghiêng ngả, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Rét mướt, ba đứa trẻ lại khăn gói dắt nhau về nhà dân trong làng xin trú tạm.


Ba anh em Sa Mạnh Hùng (13 tuổi), Sa Thị Dung (11 tuổi) và Sa Thị Linh (10 tuổi) chỉ mong mỏi niềm mơ ước gia đình sẽ đoàn tụ.     Ảnh: M.H

Ba anh em Sa Mạnh Hùng (13 tuổi), Sa Thị Dung (11 tuổi) và Sa Thị Linh (10 tuổi) chỉ mong mỏi niềm mơ ước gia đình sẽ đoàn tụ. Ảnh: M.H

“Nghèo còn mắc cái eo”

Qua lời giới thiệu của ông Bùi Văn Thương – Bí thư thôn Gò Bùi, xã Đú Sáng (Kim Bôi – Hòa Bình), chúng tôi tìm đến nơi ở của ba em Sa Mạnh Hùng (13 tuổi), Sa Thị Dung (11 tuổi) và Sa Thị Linh (10 tuổi). Quả thật, nếu như không có người chỉ đường, chúng tôi không thể mường tượng ra cái chòi giữa cánh đồng là tổ ấm của bốn nhân khẩu.

Chủ nhân của túp lều này là anh Sa Phương Lực (39 tuổi, bố của ba cháu nhỏ). Theo lời kể của ông Thương, độ 15 năm trước anh Lực bén duyên với chị Nguyễn Thị Nhung (37 tuổi, ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình). Do hoàn cảnh khó khăn, cặp vợ chồng trẻ này đi khắp nơi để tha phương cầu thực mà vẫn không đủ ăn. Sau đó anh chị về thôn Kim Bắc 5, xã Tú Sơn cách nhà vài cây số để kiếm kế sinh nhai. Nhưng ngặt nỗi ở đây xa trung tâm, lại không có đất canh tác nên hai vợ chồng đành mưu sinh bằng nghề cày thuê, cuốc mướn.

“Nghèo còn mắc cái eo” liên tiếp trong 4 năm anh chị lần lượt sinh hạ 3 người con (1 trai, 2 gái). Vướng con nhỏ nên chị Nhung chẳng thể làm lụng được việc gì, gánh nặng gia đình với 5 miệng ăn dồn cả lên đôi vai anh Lực. Hàng ngày, anh vẫn đều đặn đi làm cỏ mía thuê, kiếm củi bán, hễ cứ ai có việc gì anh đều nhận làm.

Gần mười năm trước, khi đứa con út mới được vài tháng tuổi thì chị Nhung được người bạn rủ đi làm ăn xa bên Trung Quốc. Ban đầu anh Lực không đồng ý nhưng do vợ cứ nhất quyết đòi đi để mong một ngày đổi đời nên anh đành gật đầu. Thời điểm đó, phương tiện thông tin liên lạc còn hạn chế - từng ấy năm xa nhà là bấy nhiêu thời gian bốn bố con anh Lực mòn mỏi đợi chờ tin tức của vợ, của mẹ trong vô vọng.

Cả tuổi thơ của 3 đứa con nhỏ gắn liền với những bữa cơm cách nhật. Theo lời kể của những hàng xóm thân cận, ngày ấy đêm nào cháu bé út cũng khát sữa, khóc ngằn ngặt. Nhiều người thương cảm mang chút gạo sang để anh Lực nấu loãng lấy nước cho con uống…

Trước đây, thỉnh thoảng chị Nhung có liên lạc về hỏi thăm mấy bố con nhưng vài năm nay không có tin tức gì. Cuối năm 2016, anh Lực được người bạn giới thiệu công việc xây dựng ở Hà Nội, nên anh Lực xin xã dựng tạm căn lều trên thửa ruộng của mẹ anh Lực (bà Bạch Thị Thả, 68 tuổi) để các con sinh sống.

Dù cách túp lều khoảng chừng vài trăm mét, nhưng hoàn cảnh của gia đình bà Thả cũng chẳng khá hơn. Thỉnh thoảng bà qua lại để chăm nom các cháu khi anh Lực đi làm xa. Thế nhưng mùa đông rét mướt, sức khỏe bà ngày càng yếu nên việc trông nom đành giao phó cho cháu Sa Mạnh Hùng – 13 tuổi.

13 tuổi, thay bố mẹ chăm sóc hai em


Trong “căn nhà” của gia đình anh Lực không có gì đáng giá, ngoài những vật dụng, quần áo của bà con xóm giềng gom góp.

Trong “căn nhà” của gia đình anh Lực không có gì đáng giá, ngoài những vật dụng, quần áo của bà con xóm giềng gom góp.

Thấu hiểu được hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, dù mới 13 tuổi nhưng Hùng đã trở nên chững chạc hơn bạn bè cùng trang lứa. Một mình Hùng thay mẹ chăm lo cho các em, rồi lo toan thay bố gánh vác việc nhà khi bố đi làm xa. Trong căn lều vách nứa bên ngoài che tấm bạt để chắn gió, không ít đêm Hùng phải ôm hai em ngồi co ro một góc nhà cho ấm.

Để có thêm tiền trang trải cuộc sống ba anh em Hùng phải đi bẻ củi bán, bẻ ngô thuê kiếm tiền mưu sinh. Hàng tháng số tiền ít ỏi bố đi làm dành dụm gửi về Hùng mua gạo, thức ăn nấu cho các em. Nhiều hôm, hết tiền ba anh em ăn mì tôm hoặc kiếm rau ngoài bờ ruộng.

“Mùa hè còn đỡ, vừa rồi mùa đông nhiệt độ nhiều hôm xuống còn 6 -7 độ người lớn còn không chịu nổi huống hồ gì ba đứa trẻ nhỏ. Nhất là những ngày mưa gió căn lều chỉ trực nghiêng ngả, đổ sập bất cứ lúc nào. Lúc đó, cháu Hùng phải bỏ lều dắt hai em sang các nhà lân cận để trú ”, chị Bùi Thị Tim (thôn Gò Bùi) xót xa kể lại.

Thương cảm với hoàn cảnh của 3 cháu bé, hàng xóm láng giềng thường cho miếng bánh, bát gạo. Thấy căn lều không có điện, ba đứa trẻ sống côi cút trong bóng đêm nên một người hàng xóm đã kéo dây điện và lắp bóng đèn cho ba anh em. Theo lời người dân địa phương, dù thiếu thốn khó khăn là thế nhưng ba anh em Hùng thương yêu nhau, chia nhau từng củ khoai.

Chắp vá ước mơ tới trường

Bí thư thôn Gò Bùi cho biết, cuối năm 2017 vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của các cấp, ngành, anh Lực đã xin được cho cháu Dung và cháu Linh đi học tại Trường tiểu học Đú Sáng B. Bên cạnh việc nhận 2 cháu vào học, nhà trường cũng tặng gia đình anh 1 chiếc xe đạp để các con anh thuận tiện trong việc đến trường. Riêng với cháu Hùng, anh Lực cũng đã có lời với Ban giám hiệu nhà trường nhưng được cho hay do cháu đã quá lớn tuổi. Nếu học cùng sợ sẽ ảnh hưởng đến nhiều thứ mà các thầy cũng lo cháu sẽ không theo được.

Từ sau Tết nguyên đán, nhìn 2 em và chúng bạn tung tăng cắp sách đến trường, cậu bé 13 tuổi lại ao ước một lần được viết lên những con chữ bằng chính đôi tay của mình. Thế nhưng việc kiếm củi về mang ra chợ bán, hái rau rừng về nấu ăn cho các em đã quá bận rộn khiến cậu bé chẳng dám nghĩ đến việc đi học.

Chia sẻ với trường hợp của cháu Hùng, đầu tháng 3/2018, BGH trường tiểu học đã đồng ý cho cháu đến trường. Hôm chúng tôi đến là ngày học thứ 2 của Hùng. Sau tiếng trống báo giờ tan học buổi sáng, cậu học trò lớp 1B vội vã cùng hai em gái về nhà. Sau khi pha 2 gói mì tôm để ba anh em ăn, Hùng vội đi rửa bát, quét nhà rồi đưa các em đến trường cho kịp buổi học chiều. Dù đã 13 tuổi nhưng Hùng mới lần đầu theo học chương trình lớp 1 và đang làm quen với mặt chữ. Hơn người anh của mình, Sa Thị Dung (11 tuổi) và Sa Thị Linh (10 tuổi) được đến lớp gần 1 tháng nay và đã bắt đầu học ghép chữ.

Trước đó, dù chưa được đi học, nhưng Hùng và hai em Dung và Linh thường dạy nhau trên tấm bờ lô ở vách nhà. Tấm bờ lô chi chít những chữ cái, hình thù nghệch ngoạc được ba anh em vẽ bằng than. Khi được hỏi về ước mơ của mình, Hùng khẽ gãi đầu suy nghĩ, nhìn hai em rồi nói: “Cháu muốn bố mẹ đoàn tụ để 3 ba anh em cháu được đi học và cả nhà không phải xa nhau nữa”. Ước mơ tưởng chừng như thật đơn giản, nhưng đối ba anh em Hùng vẫn là một chặng đường đầy gian nan phía trước…

Mai Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top