Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xây dựng nhà ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm: Cần người đứng ra nhận trách nhiệm

Thứ năm, 11:00 13/09/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Trong khi sự lo lắng của dư luận về những tác động tiêu cực từ việc xây dựng ga ngầm C9 đến địa chất khu vực hồ Hoàn Kiếm, nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ nỗi lo về sự dịch chuyển của lòng hồ.


Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ về vấn đề xây dựng ga ngầm C9 cạnh Hồ Hoàn Kiếm.     Ảnh: B.Loan

Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ về vấn đề xây dựng ga ngầm C9 cạnh Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: B.Loan

Bài toán xây dựng không thể cảm tính

Tại các số báo ra trước đó, Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin chi tiết những lo lắng của người dân về các tác động tiêu cực từ việc xây dựng ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm. Để độc giả hiểu hơn về toàn cảnh, cũng như thấy được hướng tháo gỡ những lo lắng của người dân, PV Báo Gia đình & Xã hội đã ghi nhận phân tích từ nhà sử học Dương Trung Quốc - Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Trước tiên, ông Dương Trung Quốc cho rằng, là một nhà sử học luôn quan tâm hơn cả đến những yếu tố bảo tồn di sản và các giá trị tinh thần nhưng ông cũng hiểu Hà Nội đang rất cần những hạ tầng giao thông hiện đại, để đáp ứng được một thành phố lớn có quy mô về dân cư, giao thông. Song, câu chuyện nhà ga (cạnh hồ Hoàn Kiếm) là bài toán rất khó, bởi từ khi bắt đầu triển khai cho đến nay đã kéo dài khoảng 10 năm. Những vấn đề xoay quanh dự án lại xung đột với nỗi lo rất có cơ sở của những nhà quản lý văn hoá. Câu hỏi được đặt ra lúc này là làm sao không làm hao tổn giá trị của những di sản vốn đang được bảo tồn.

“Bài toán này không thể cảm tính, nên tôi rất tôn trọng dư luận xã hội. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên ta thực hiện một công trình mang tính đột phá, nên sẽ có những ý kiến trái chiều. Nhưng quan trọng nhất là phải tuân thủ những quy định về kỹ thuật, công nghệ. Bản thân tôi là người nghiên cứu về di sản, tôi chỉ mong dự án cách xa khu vực di sản càng xa càng tốt. Nhưng quan trọng hơn hết là phải tìm được tiếng nói chung, từ đơn vị xây dựng, đến công nghệ khoa học, đại diện bảo tồn, đại diện pháp lý văn hoá”, ông Dương Trung Quốc chia sẻ.

Theo ông Dương Trung Quốc, Hà Nội đang tập trung 2 phương án (tàu điện) di chuyển. Thứ nhất là phương án ngầm đi vào lõi, tiếp cận vùng trung tâm giống như ở các nước trên thế giới đã làm. Phương án này tốn kinh phí, nhưng có thể bảo đảm được cảnh quan, tận dụng được không gian ngầm. Phương án 2 an toàn hơn về mặt bảo tồn di sản, nhưng lại “vướng” về mặt đê điều và phần lớn chỉ làm tàu điện nổi. Làm nổi có thể tiết kiệm chi phí nhưng lại tốn diện tích, tốn không gian Thủ đô. Trong khi đó, Hà Nội rất thiếu tàu điện ngầm và lâu nay, chúng ta không đầu tư khai thác không gian ngầm là sự lãng phí rất lớn.

Chấp nhận hy sinh và trả giá

Dư luận ai cũng muốn giữ gìn di sản, song trong thâm tâm, không ít người cũng muốn có tàu điện. Ông Dương Trung Quốc chia sẻ: “Tôi đã tham dự rất nhiều cuộc hội thảo về dự án này. Tôi mong muốn là các ý kiến phải được tháo gỡ, vì đến bây giờ vẫn chưa có tàu điện ngầm. Trong khi đó, hàng ngày, hàng giờ ta phải đối phó với sự quá tải giao thông, mà nhìn ra “thiên hạ” thì mình quá lạc hậu. Chung quy lại vấn đề chính là lòng tin con người. Để có một công trình ga ngầm sát với khu vực di sản, cạnh hồ Hoàn Kiếm, chúng ta phải có sự hy sinh rất lớn, phải trả giá để chấp nhận có được một phương tiện giao thông hiện đại và phát triển bền vững.

Ví dụ như công trình đi vào khu vực di sản, nhưng lại góp phần làm di sản tốt hơn ở phương diện bảo tồn và phát huy thì UNESCO cũng ủng hộ. Vì vậy, trong chuyện này, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là hết sức quan trọng. Tôi rất muốn một người lãnh đạo chịu trách nhiệm trước nhân dân, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của hai phía và đưa ra quyết định cuối cùng. Còn cứ tranh cãi, chắc chắn sẽ có sự phân tán, thậm chí là xung đột gay gắt. Trên thực tế, đã 10 năm rồi, chúng ta không thể triển khai đường tàu ngầm. Tôi đã từng đề xuất dịch chuyển ga ngầm C9 về khu vực phía Bắc hồ Hoàn Kiếm (vị trí Sở Điện lực Hà Nội), để cách xa khu vực di sản. Tuy nhiên, điều quan trọng là kỹ thuật của chúng ta có cho phép hay không, nếu cho phép thì đó là phương án tốt nhất. Ngoài ra, chúng ta phải có sự thoả hiệp, đi cùng đó là sự giám sát và ra điều kiện với đơn vị thực hiện. Nhưng ai là người dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm? Hà Nội rất cần những người này”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc thẳng thắn: “Cá nhân tôi cho rằng, phương án 1 (xuyên trung tâm) khả thi hơn, nhưng cần sự đảm bảo. Vấn đề là ai sẽ đảm bảo tính khả thi mà không có sự ảnh hưởng tiêu cực? Cho nên, trước khi có cuộc họp với Ủy ban Văn hoá, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đã tìm được sự đồng thuận khá cao. Tức là chấp nhận phương án 1, nhưng có rất nhiều điều kiện. Tuy nhiên, sau cuộc họp đó, tôi đặt lại vấn đề là dự án quá tiếp cận với di sản. Cho nên, nỗi lo về di sản là điều tất yếu. Cho đến bây giờ, sau khoảng 10 năm triển khai thì câu chuyện này lại được “chà xát” lại. Suy cho cùng, thời gian là tiền bạc, là sự phát triển, là tốc độ tăng trưởng nên cần “chà xát” lại để đi đến kết luận cuối cùng. Lúc này, tôi mong muốn mọi người quyết liệt đến cùng, để tìm ra tiếng nói chung”.

Trên cương vị là Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, ông Dương Trung Quốc trăn trở: “Điều mà tôi lo lắng nhất chính là sự dịch chuyển của mạch nước ngầm trong lòng hồ Hoàn Kiếm. Nếu ta xây dựng những cột khối bê tông ở khu vực ven hồ thì có chặn đường nước ngầm ở lòng hồ hay không? Bởi đường nước có nhiệm vụ rất lớn là điều hoà mặt nước trong hồ. Chúng ta cũng cần lời giải thích về sự lo lắng trên. Song, giải thích này rất cần sự vào cuộc của các nhà khoa học, nhà thuỷ lợi, nhà địa chất, các nhà xây dựng. Trường hợp nền đất yếu thì ta có thể gia cố bằng công nghệ. Để làm được những điều này, Hà Nội cần đầu tư thật tốt vào khâu giám sát, sự quyết tâm cao, làm sao để dự án được triển khai nhanh nhất, đảm bảo, hoàn thành sớm nhất, song cũng phải chất lượng nhất”.

Phương án 1 được UBND TP Hà Nội lựa chọn có đoạn tuyến đi ngầm bắt đầu từ dọc phố Hàng Giầy đi ngang qua Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, qua các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài, Phố Huế, Đại Cồ Việt, gắn với vị trí ga C9 đặt tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 15 phút trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 23 phút trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 42 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 43 phút trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 3 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Top