Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vùng đất không có người hy sinh sau 4 cuộc chiến tranh

Thứ bảy, 14:00 31/08/2013 | Xã hội

Đồng bào người Tày ở Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang lợp lại mái nhà sàn. Tuy nhà lợp bằng lá cọ nhưng có thể che chở cho con người trong khoảng 30 năm.

Vùng đất không có người hy sinh sau 4 cuộc chiến tranh 1
  Đồng bào người Tày ở Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang lợp lại mái nhà sàn.
Tuy nhà lợp bằng lá cọ nhưng có thể che chở cho con người trong khoảng 30 năm.

Vùng đất ấy không có tiếng khóc của mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha vì trận mạc, và bởi thế không có nghĩa trang liệt sĩ, một điều chúng ta vẫn thường thấy trên những nẻo đường trường.

Chúng tôi đi Tuyên Quang, lên huyện Sơn Dương để đến được xã Tân Trào.

Núi ngày càng cao, rừng ngày càng xanh, nhiều nắng, nhiều cây cổ thụ ngay sát ven đường, nghe nói gỗ rất tốt để làm báng súng. Tân Trào - một vùng rừng biếc non xanh rậm rạp, chìm trong tiếng gà, tiếng cuốc, chim chóc, ếch nhái, trẻ con, tiếng lục lạc gia súc, ngai ngái mùi phân trâu bò, thơm mùi rơm rạ. Rừng phách chưa đổ vàng như trong thơ Tố Hữu mà vẫn đương trổ hoa tím bạt ngàn.

1. Chúng tôi nghỉ ở nhà trưởng thôn Tân Lập (xã Tân Trào) Bế Văn Hai. Ông sinh năm 1951, sinh ra và lớn lên ở nơi này. Tháng 9/1967 ông theo nghề giáo, rồi trở thành hiệu trưởng trường tiểu học Tân Trào, tháng 3/2008 ông về hưu, một khoảng thời gian kéo dài 40 năm 6 tháng. Ông được tăng cường lên Đồng Văn - Hà Giang (10/1978 – 9/1980 thì về), có gặp sự kiện chiến tranh biên giới. Đi ra ngoài chỉ thế thôi rồi về đây đến già.

Kể rằng, khi một đứa trẻ người Tày được sinh ra, bà con lấy cây sa nhân cắm cổng, nhắc cho người khác khỏi vào; một tháng thì thống nhất nội ngoại để đặt tên, tránh trùng trong họ, tránh tên người còn đang thờ cúng. Người muốn làm nghề thầy cúng ở đất này phải được lễ cấp sắc, khắc ấn tín. Con cháu phải nối nghề, không là trong nhà lục đục ngay. Mỗi người thầy có một số lượng quân âm binh nhất định, càng già càng đông. Có dạng thầy cứu sinh/ xem bói, lại có dạng thầy độ tử/ vác gậy đi cúng.

Bế Hai bảo với chúng tôi rằng, có một người lính chiến trường trở về, tên là Kim, giờ vừa là thầy cứu sinh vừa là thầy độ tử. Người chết thì cúng 100 ngày, 3 năm mãn tang, không có 49 ngày. Thầy phải làm từ đầu đến cuối, khi nào trả sổ tang cho con cháu mới thôi. Ở đây đổ móng làm nhà, đặt mái và vào nhà mới được coi là quan trọng nhất. Những người ăn nên làm ra thường được mời sờ tay vào khi đặt nóc, rồi dán giấy trừ tinh mộc, làm phép mới xong.

Nhà sàn cũ người Tày ở tầng 2 có tay vịn, chủ nhà tinh ý sẽ biết cách khách đến ngồi là còn có mẹ cha không. Người mất đi thì được khâm liệm, qua một đêm thổi kèn đánh trống, 2-3h cúng vái, ai biết thì đều sẽ đến, thuận thời tiết thì 7-8h sáng đưa tang. Đặt chỗ “được đất” là xây mộ lên luôn, không cải táng. Cúng tết vào tháng 3, tháng 7…

Các cụ thì bảo người Tày ở đây gốc từ mạn trung du sang, có người lại bảo từ Cao Bằng, Lạng Sơn về. Đây là nơi khai sinh cách mạng, nhưng đất văn, không phải là đất võ, cư dân hiền lành, tiếng cãi nhau còn hiếm. Đất có hình tam giác, một bên là suối Lũng Tẩu, một bên là suối Nà Chằm Lũng. Cây đa Tân Trào chia đôi vùng khí hậu và đất đai, người tinh ý thì sẽ thấy trong này gió thường xuyên thổi, đất pha cát, còn dưới thấp kia khí hậu bình thường, đất thịt. Dân huyện Sơn Dương vẫn lên đây mua gạo ngon từ cánh đồng ngay trước cửa nhà sàn.

Xưa vùng này đều được gọi là Kim Long cả, giờ tách làm ba: Mỏ Ché, Lúng Búng, Tân Lập. Trước đây có câu: “Kim Long gạo trắng nước trong/ Ai mà đến đấy không mong ngày về”. Cách mạng vùng lên thì người ta hát rằng: “Kim Long đất hiểm tứ bề/ Kẻ địch muốn chết thì về Kim Long”. Nhưng dù thời nào thì vùng này cũng đẹp. Đình Tân Trào rất thiêng, trước còn có cả miếu thiêng, có cây đa ông đa bà, có lễ hội cầu mùa. Khi cầu mùa xong thì sau 1- 2 ngày cá sẽ theo nước từ Đồng Lải xuống - dân đi chém cá cầu mưa thuận gió hòa.

Bế Hai làm cơm mời khách. Lợn xả thịt ướp muối và dùng rượu trắng ướp, để vào chum từ trước, dùng dần cả năm. Lợn không cho ăn cám, chỉ ăn chuối và cơm thừa của người nhà, nên thịt rất thơm. Mâm cơm có quả mắc mật ngâm muối ớt, cá suối, lá bầu xào, măng khô hầm chân giò, đậu phụ, rượu men lá tự làm lấy… Men lá này Bế Hai bảo chỉ làm theo mùa, và không phải ai cũng làm được.

Chúng tôi trò chuyện với nhau trong hương rượu thơm nồng, trong thứ gió hết sức dịu dàng, nhẹ nhàng không ngừng thổi. Bế Hai nói, ở núi Hồng kia có mỏ gió trên đỉnh, hút từ nhiều khe núi thổi về. Hay tên gọi “thủ đô gió ngàn” - thủ đô kháng chiến chính là do người thời trước định danh từ thứ gió của vùng này mà thành nhỉ?

Vùng đất không có người hy sinh sau 4 cuộc chiến tranh 2
Cựu chiến binh Hoàng Văn Doãn với vết thương do bị bắn vào lưng phá ra đằng ngực.

2. Theo lối tay chỉ của Bế Hai, chúng tôi tìm đến căn nhà sàn của người cựu chiến binh giờ nối nghề cha truyền làm thầy “vừa cứu sinh, vừa độ tử”. Cựu binh Hoàng Văn Kim vừa đi cúng ở đâu về, cổ đỏ như gà chọi, vẫn thoang thoảng mùi rượu quanh người. Ông Kim sinh năm 1952, tốt nghiệp lớp 5 thì tham gia quân ngũ năm 1970. Ban đầu cấp trên định đưa ông vào đơn vị radar - phòng không, rồi lại chuyển qua đi B - bộ binh, sư 325, trong đơn vị đặc công.

Ông đi Lào, Campuchia, về Tây Nguyên, lại sang Campuchia, sau năm 1973 về miền Nam, đánh nhau suốt ở miền Đông Nam Bộ (Biên Hòa, Tây Ninh, Lộc Ninh, Bình Phước). Trận cuối đánh ở Long An ngày 28/4/1975, tại địa danh có tên là Hậu Nghĩa. Tháng 9/1976 ông ra quân, không bị thương gì, chỉ bị sức ép do bom B52 rải thảm tại đèo Phượng Hoàng khiến sập chiếc hầm dưới bụi le ông đang trú ẩn. Ra quân với hàm trung sĩ, tháng 2/1979 có chiến sự tại biên giới phía bắc, ông lập tức tái ngũ, giữ chức trung đội trưởng, chuyên lo việc tiếp lương tải đạn mạn Lũng Cú, Sà Phìn, Lũng Táo… giáp biên.

Ông Kim bị pháo TQ dập, nhưng cũng không hề hấn gì. Khi ra quân, chức vụ cuối cùng của ông là đại úy đại đội trưởng vận tải. “Tôi trải qua 2 cuộc chiến tranh mà chẳng sứt mẻ gì. Tôi làm thầy làm thợ, làm chỉ huy đều được cả. Chỉ bị sức ép, mất sức 75% nên được người ta cho cái bệnh binh. Đi bộ vào Nam, hết chiến tranh đi xe đò Phi Long ra bắc. Chiến tranh mọi người đều như một, chẳng phải vì mình là người Tân Trào mà được ưu ái, xung phong hết!

Tôi vào Đảng tháng 8/1973, kết nạp ở sân bay Bù Dốp sau 1 trận đánh, giờ đã 40 năm tuổi Đảng. Ngày xưa như thế cũng đã là oai phết. Tôi thấy cuộc đời mình thật vinh dự. Làng này không có tiếng khóc mất con vì chiến tranh, không có bà mẹ Việt Nam anh hùng. Năm 1990 tôi mới làm được cái nhà sàn này. Đất này ở được, giờ tôi chỉ thua việc vua chứ không thua việc làng. 80% số người quanh đây là dân tộc Tày, còn lại là Dao, Nùng, có cả người Kinh về đây làm dâu. Về làm dâu 1- 2 năm ai cũng béo trắng ra, cái đất này nó thế” - Hoàng Văn Kim nói. Từ nhà sàn thầy Kim nhìn ra vẫn có thể thấy rõ cây đa Tân Trào đương ra lá non, nhìn xa như những nụ hoa lan.

Vùng đất không có người hy sinh sau 4 cuộc chiến tranh 3
Cựu chiến binh Hoàng Văn Kim kể chuyện về 2 cuộc chiến tranh mà ông đã trải qua.

3. Lý Văn Đạt - Chủ tịch mặt trận tổ quốc xã - kể, chống Pháp có Ma Văn Huấn, Hoàng Văn Lập; chống Mỹ có Hoàng Ngọc, Hoàng Kim, Hoàng Toán, Hoàng Long; chống bành trướng Trung Quốc có Hoàng Doãn, Ma Văn Tát… Cuộc chiến tranh nào Tân Trào cũng đóng góp sức người, sức của. Chủ tịch Cựu chiến binh xã Tân Trào Hoàng Xuân Thủy kể, ông sinh năm 1954, nhập ngũ năm 1978, ra quân năm 1982, thuộc quân số của quân đoàn 26, sư 312, trung đoàn 567, đóng quân ở cửa khẩu Tà Lùng - Phục Hòa - Cao Bằng.

“Hôm Trung Quốc đánh ta là ngày 17/2/1979, khoảng 2-3 giờ sáng gì đó vì mình làm gì có đồng hồ, nó đánh toàn tuyến. Nó lấn sang đất mình, mình đánh trả. Tôi thuộc bộ binh, dùng AK. Đơn vị tôi ở tuyến 2 được lệnh rút, ngay ngày đầu phải chuyển sở chỉ huy 3 lần; thực chiến được 12 ngày thì co cụm về chốt giữ đèo Khau Chỉa. Tiêu diệt được nhiều, bắt sống được cả xe tăng; toàn tác chiến ban đêm, bắn theo hướng. Không trụ được, xung quanh Trung Quốc chiếm mất hết, chúng tôi như bị bỏ rơi.

Vào làng nào cũng vắng tanh; trâu bò, người chết đầy đồng, cửa nhà bị đốt sạch. Tôi bị pháo dập thật lực mà chẳng làm sao, loại đại bác H12 của Trung Quốc. Tân Lập vẫn có một anh là Nông Văn Biện, nhập ngũ năm 1950, năm 1987 được đề nghị là liệt sĩ nhưng là do ốm chết thời chống Pháp ở Phú Thọ. Chính tôi đọc được tờ giấy viết tay màu mực tím của Đại đội trưởng, ghi rõ là anh ấy ốm chết. Chỉ một người duy nhất mất vì ốm trong chiến tranh. Thành ra Tân Lập không có liệt sĩ mà hóa có, có mà hóa không là như thế.

Đi lính chống Pháp, chống Mỹ và biên giới Tây Nam, đi lính chống bành trướng Trung Quốc, tổng cộng là gần 100 người, không ai là liệt sĩ. Bộ đội chúng tôi về làng hay đùa với nhau, địch bắn chắc gì đã trúng phải mình, trúng chắc gì đã chết. Đất này nó thế” - Chủ tịch Cựu chiến binh xã kể.

Cựu binh Hoàng Văn Long sống trong một căn nhà sàn cổ có bếp lửa đặt giữa nhà, mà ngồi ở đó có thể thấy được cửa đình Tân Trào. Ông sinh năm 1944, nhập ngũ năm 1965, vào tỉnh đội, lính cao xạ 37 ly, rong ruổi khắp miền bắc, những trận ác liệt ông gặp ở Việt Trì và ngay chính huyện Sơn Dương. Ông là lính trinh sát nên thường không ở trực tiếp trận địa.

Ông kể: “Tôi chả có chiến công gì. Người ta cứ bảo tôi kể thành tích chiến đấu nhưng tôi chả có thành tích gì thì kể thế nào? Tôi rất lạ chuyện này và tôi chưa bao giờ nói ở đâu cả. Tôi là trinh sát, rồi công binh tiểu đoàn bộ, trung đoàn bộ, sư đoàn bộ, nhưng không phải đánh trận nào cả. Tháng 1.1970 tôi sang Lào để mở đường 7B, vẫn mang phiên hiệu 225 cao xạ, nhưng quanh đi quẩn lại chỉ làm đường. Ăn cơm mặc áo của công binh nhưng giấy tờ của phòng không không quân.

Rồi tôi ốm rất nặng, không ăn được gì, ốm ròng rã 1 tháng mà không chết, rụng một lúc 4 - 6 cái răng. Thế rồi tôi ra quân thôi, tháng 10.1971. Buốt tận óc, khó tả lắm, người ta bảo tôi bị bệnh quy xạ, đừng ăn cháo, nhưng lỡ ăn vào nên răng rụng hết cả. Một bầm Tày mách: Lấy đùi ngoé, lột da, nhịn 2-3 ngày không ăn tanh, rồi lấy 1 chậu nước trong đặt trước mặt. Khi đau thì cắn con ngóe sống lột da vào chỗ đau, rồi hơ khói hương vào miệng. Nhanh lắm, đã thấy có 2 con gì mảnh như sợi tóc, dài cỡ đốt ngón tay rơi theo nước dãi chảy xuống chậu nước.

Từ đấy khỏi đau nhưng cũng hết răng. Đau răng từ tháng 3.1971 đến tháng 2.1972 thì khỏi. Không ăn được gì, răng cứ rụng dần đi, nên mới được ra quân với hàm trung sĩ, tiểu đội trưởng trinh sát, chả có gì. Giờ dùng răng giả. Tôi là một trong mấy chục triệu đồng bào thời ấy thôi. Người ta cứ thêu hoa dệt gấm tôi là lính đặc công, cả đơn vị hy sinh, tôi bị vùi trong rác 7 ngày, nghe tiếng chân đồng đội, bắn súng mới được moi lên. Không đúng đâu”. (còn tiếp)

Theo Nguyễn Huy Minh - Vũ Đăng Thanh Hải
Lao Động
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 18 phút trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Thời sự - 2 giờ trước

Chiếc xe chở khách đang chạy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thì bốc cháy dữ dội, thiêu rụi toàn bộ đồ đạc.

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chuyển hướng, xe tải đã tông trúng một phụ nữ Hải Phòng đi xe đạp dẫn đến nạn nhân tử vong.

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hám lợi từ khoản tiền công hậu hĩnh, ba đối tượng ở Hà Tĩnh rủ nhau vận chuyển thuê ma túy. Cả ba đối tượng vừa bị tuyên án tử hình.

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Một đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc được Công an tỉnh Nam Định triệt phá với lượng tiền giao dịch lên tới 3.600 tỷ. Điều đáng nói, kẻ cầm đầu và những "chân rết" đến khách hàng đa phần là phụ nữ.

Top