Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ em Bình: Nơi ấy vẫn còn một khoảng tối...

Thứ ba, 14:28 22/01/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Trong vụ em Bình, ít ai để ý đến một cánh chim lạc đàn, bơ vơ - đứa trẻ cùng lớn lên với Bình trong một mái nhà, là con của vợ chồng Đức-Phương, giờ đây đang phải đối mặt với khoảng tối còn lại...

>> Một em gái bị hành hạ tàn nhẫn hơn 10 năm
>> Xét xử vợ chồng quán phở hành hạ em Bình
>> Mức án cho vợ chồng Đức - Phương: "Không công bằng"

Căn nhà hoang lạnh

Cuối năm, chiều đông se lạnh, tôi tìm đến nhà Chu Đức Hải - người con duy nhất của Chu Minh Đức và Trịnh Thị Phương… Đó là một căn nhà mái bằng tường vôi mốc thếch, cánh cổng sắt to bản đóng im ỉm. Gõ cửa một hồi lâu, cánh cửa ấy nặng nề dịch chuyển, một gương mặt thiếu niên thanh tú rụt rè ló ra. Khi đã vào đến nhà, tôi mới biết đó là Chu Đức Hải.

Trong suốt buổi nói chuyện, trên gương mặt em luôn gợn nét u buồn, lo âu. Hải bảo, em không hề ngờ rằng, những ngày trung tuần tháng 10 năm Đinh Hợi - cái năm được coi là tốt lành, lại là bước ngoặt đớn đau nhất của cuộc đời mình. Buổi sáng thức giấc, em tưởng như không thể đứng vững trước một thực tế phũ phàng, người cha, người mẹ đã nuôi nấng em bấy nhiêu năm, nay trở thành những người bị xã hội lên án. Em cũng không thể ngờ, người chị không cùng máu mủ, nhưng lớn lên với em cùng một mái nhà - chị Bình, lại phải chịu cực hình đớn đau như vậy. Và ác nghiệt thay, người gây ra đau đớn đó lại chính là cha mẹ em. Trong cùng một ngày, em đã mất tất cả!

"Em đã không hề biết chị Bình bị bố mẹ em đánh đập như thế. Đi học về em chỉ ở nhà, hoặc ngồi trên gác học bài, hoặc giao lưu cùng bạn bè chứ không ra chỗ bố mẹ bán hàng" - Hải nói với giọng nghèn nghẹn, như thể chính em là người có lỗi trong thảm cảnh đó. Hải nhớ lại, có nhiều hôm thấy Bình từ nơi bán hàng trở về nhà, khi vô tình đi đụng vào tường hay vào bàn ghế, Bình co rúm người lại. "Đôi khi em ngạc nhiên hỏi tại sao, chị ấy không nói. Còn nhớ lần em nhìn thấy ngón chân chị bị tứa máu, em thắc mắc, chị bảo xách nước ra quán bị vấp vào gạch nên mới bị vậy. Thương chị, em lấy đá trong tủ lạnh chườm giúp cho chị bớt đau" - Hải kể lại...

Từ cái ngày kinh hoàng đó, cậu học trò lớp 11 Trường THPT Lương Thế Vinh Chu Đức Hải đột nhiên trở thành đứa trẻ ưu tư, nụ cười đã không còn thấy trên gương mặt. Căn nhà mà nhiều người ví là "địa ngục trần gian" của Bình, giờ thành lô cốt tối tăm của Hải…

Em thấy sợ...

Hải kể, từ ngày không sao quên được đó, hễ đi học về là em chui tọt vào nhà. Em thấy sợ nhưng không hiểu nổi mình đang sợ điều gì nữa. Nỗi sợ ấy càng nhân lên khi các bài báo phanh phui "tội ác" của bố mẹ Hải đối với chị Bình ngày một nhiều. Hình ảnh các chú công an mặc sắc phục đến khám nhà rồi còng tay bố mẹ cứ chờn vờn trong đầu, ám ảnh Hải. Hải bảo, 3 đêm sau ngày bố mẹ bị bắt, em không sao ngủ được. Giấc ngủ đến rồi lại bị ngắt quãng bởi cảm giác sợ hãi khi chỉ có mình em trong căn nhà tối tăm. 3 đêm thức trắng ấy khiến cậu đã gầy xọp người. Đêm thứ tư, bà nội thương cháu quá, sang ngủ cùng, nhờ vậy, Hải mới chợp mắt được.

Em Hải và bà nội

Bà Nguyễn Thị Thịnh, bà nội của Hải buồn rầu: "Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, vẫn phải hằng ngày chắt bóp từng đồng thêm thắt vào miếng ăn cho cháu. Giờ đây, cả hai bên nội ngoại chúng tôi đùm bọc, nuôi nấng cháu Hải. Sau khi sự việc xảy ra, tôi rất thương cháu và giận vợ chồng đứa con trai của mình. Cháu Bình sống ở đây từ nhỏ, tôi không sống cùng nhà nên không biết vợ chồng nó lại đánh đập Bình như thế. Giờ đây, thằng cháu nội tôi không có bố mẹ để chăm sóc, dạy bảo, nhất là nó đang ở tuổi ăn, tuổi lớn như thế này. Tôi đã già, cháu nó thì như cây non mới lớn, giờ bố mẹ đi ở tù, biết trông cậy vào ai? Vợ chồng con tôi có tội thì phải chịu tội, chỉ thương thằng cháu bơ vơ…".

Tâm sự với tôi, Hải bảo: "Em không sợ ngày mai sẽ ăn gì, lấy tiền đâu để đóng học, bởi em vẫn còn có họ hàng. Giờ đây em sợ nhất là phải lủi thủi một mình. Em thấy sợ lắm…".

Thật khó tưởng tượng một cậu thiếu niên mới 17 tuổi - một sáng thức giấc bỗng nhận ra mình là con của kẻ bị cả xã hội lên án - đã phải làm quen với điều đó như thế nào. "Ở trường, thầy cô và các bạn đều biết việc bố mẹ em làm. Em rất sợ cảm giác của mình khi bước chân vào cổng trường, bởi luôn hình dung đến ánh mắt tò mò và sự xa lánh của các bạn. Để xoá tan đi cảm giác đơn độc ấy, em tìm quên trong việc học. Trước khi đi ngủ, em học thật khuya để sự mệt mỏi đưa mình vào giấc ngủ".

Trong câu chuyện, một lần buột miệng Hải nói "em giận bố mẹ", nhưng rồi im lặng ngay. Phải, dù bố mẹ em có thế nào đi nữa, đó cũng là người đã sinh thành ra em, chăm bẵm, nuôi em khôn lớn gần hai chục năm trời. "Giận" bố mẹ, hay là tiếc vì bố mẹ đã không làm khác đi, để mình có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác? Tôi nghĩ, trong đầu Hải có cả hai điều đó.

Mong gặp lại chị Bình

Cái gì rồi cũng sẽ quen, kể cả là sự khổ đau. Tôi đọc được điều ấy qua những lời Hải nói. Em bảo: "Hoàn cảnh của em giờ đây không thể khác được nữa rồi. Em sẽ phải làm quen với nó thôi. Bố mẹ em chắc sẽ phải ở tù. Bao nhiêu năm thì em chưa biết, nhưng có một điều chắc chắn là bắt đầu từ bây giờ, em sẽ phải tự lo cho cuộc sống của mình. Em mong được gặp lại chị Bình để nói với chị ấy là em chưa bao giờ giận chị. Em tin bố mẹ em giờ cũng rất ân hận về những việc đã gây ra cho chị Bình và hối tiếc vì đã để em vào hoàn cảnh này. Nhưng nhiều hôm theo thói quen, sáng ngủ dậy em chạy vào bếp tìm đồ ăn sáng. Vào đến nơi em mới nhớ mẹ không còn ở nhà nữa rồi. Giận bố mẹ, nhưng em cũng thèm một bàn tay chăm sóc của mẹ...".

Hải và chị Bình cùng cha mẹ. Ảnh: TL

Sau biến cố ấy, Hải đã từng có ý định thôi học bởi áp lực dồn lên em quá nặng. Nhưng cũng chính trong những ngày ấy, điều Hải không ngờ là bạn bè và thầy cô trong trường đã luôn bên cạnh động viên, an ủi em. Cảm động nhất là có những bạn ở tận Nghệ An, Thái Bình... đã viết thư chia sẻ với Hải. Những tấm lòng đó đã giúp em vượt qua dông bão, Hải lại mơ ước một ngày mình sẽ thi đỗ vào trường đại học học Luật hoặc học quản trị kinh doanh. Cầu chúc cho em đủ nghị lực để thực hiện mơ ước của mình.

Hà Thiều

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 32 phút trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 37 phút trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 2 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Top