Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến”

Chủ nhật, 14:00 21/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - “Với nhiều người, khi nhìn vào những tấm gương bác sĩ ngày đêm chiến đấu phòng chống COVID-19 thì đều nói đó là sự hy sinh, cống hiến thầm lặng. Nhưng khi tôi đặt câu hỏi về điều này, rất nhiều bác sĩ đã phủ nhận và cho rằng đó là công việc của họ nên chống dịch là việc đương nhiên, là trách nhiệm. Họ đã xác định trước khó khăn đó rồi”, nữ nhà báo Nguyễn Chinh chia sẻ.

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến” - Ảnh 1.

Nhà báo Nguyễn Chinh tác nghiệp tại vùng dịch Sơn Lôi. Ảnh: NVCC

Làm việc "full" thời gian

Chúng tôi gặp nhà báo Nguyễn Chinh - Truyền hình Kỹ thuật số VTC trong một ngày tháng 6 trời "như đổ lửa". Chị vội vã đến sau khi cố dựng xong file cho chương trình sắp lên sóng. Chị bảo: "Những ngày này dịch đã được kiểm soát mà còn tất bật như thế thì bạn biết trong đợt dịch bận đến mức nào".

Chị kể, hai vợ chồng đều là phóng viên của VTC và cũng là những người xông pha vào trong vùng dịch suốt nhiều tháng qua. Chia sẻ về những ngày đầu khi Việt Nam mới có những ca nhiễm đầu tiên, thông tin về virus corona chủng mới chưa phổ biến rõ ràng khiến nhiều người hoang mang, hỏi chị có run không khi cứ dấn thân vào những nơi "bệnh tật" như thế, nhà báo Nguyễn Chinh thẳng thắn: "Nói đâu xa khi ngay cả bạn bè đồng nghiệp còn dè chừng tiếp xúc. Nhưng mỗi người một lĩnh vực mà, ai cũng sợ thì lấy ai làm tin".

Nữ phóng viên sinh năm 1986 tâm sự: "Nói không sợ thì không đúng vì tôi có chút lo lắng thời điểm mới có dịch, còn sau này tôi lại cảm thấy rất bình thường".

Nhà báo Nguyễn Chinh cho biết, chị đã có 10 năm theo dõi mảng Y tế nên trong quá trình tác nghiệp sẽ biết phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mình. Hơn nữa ngay từ giai đoạn đầu, cơ quan cũng rất quan tâm đến sự an toàn của nhóm phóng viên hiện trường, vì thế không chỉ động viên tinh thần mà còn trang bị rất đầy đủ trang phục bảo hộ. Đặc biệt khi vào những vùng dịch như bệnh viện, khu cách ly thì chị và cả ê-kíp đều thực hiện đầy đủ quy định bảo hộ theo yêu cầu của Bộ Y tế: Ra vào đều sát khuẩn, máy quay cũng được phun xịt khử khuẩn sạch sẽ trước khi bước lên xe về cơ quan.

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến” - Ảnh 2.

Nhà báo Nguyễn Chinh tác nghiệp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Ảnh: NVCC

Theo chị, càng theo tin dịch lại càng thấy công việc của mình có ý nghĩa vì luôn cập nhật đến cộng đồng những nguồn tin chính xác nhất, bất kể đêm ngày. "Tôi nhớ mãi đợt dịch bùng phát, gần như những cuộc họp của Ban chỉ đạo diễn ra liên tục 2 ngày/lần, chưa kể các cuộc kiểm tra bệnh viện liên tục khiến tôi cũng như nhiều phóng viên khác, đặc biệt là các phóng viên theo dõi Y tế gần như bị "full" thời gian. Thời điểm giãn cách xã hội, trong khi cơ quan chia đôi nhân sự làm việc trong tuần thì tôi đi làm cả tháng không có ngày nghỉ nào: Không dự họp thì vẫn phải làm những tin vụ việc liên quan", nhà báo Nguyễn Chinh chia sẻ.

Chị kể, quãng thời gian dịch căng thẳng nhất có lẽ là khi Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu bị phong tỏa. "Thời điểm đó, với báo viết, có thể lấy ý kiến từ Ban chỉ đạo hoặc thông cáo từ Bộ Y tế để viết bài lấy tin. Nhưng với báo hình, như vậy thì chúng tôi gần như không có hình, cũng không có ảnh để trám. Vì thế, VTC đã làm công văn gửi sang Ban chỉ đạo Quốc gia và được đồng ý để vào tác nghiệp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Lúc đó, ông xã tôi đã xung phong vào đây. Khi đi là giai đoạn bắt đầu giãn cách xã hội, đến khi ra khỏi viện là 25 ngày", nữ nhà báo nhớ lại.

Chia sẻ về những khó khăn trong giai đoạn giãn cách xã hội, chị cho biết để đảm bảo thông tin cho các chương trình bản tin nhanh, hot news (tin nóng)... chị đều đặn phải đặt báo thức. "Các con số, thông tin dịch COVID-19 đều được Ban chỉ đạo Quốc gia cập nhật đúng 6h00 sáng và 18h00 hàng ngày nên suốt nhiều tháng qua, sáng nào tôi cũng hẹn giờ để dậy cập nhật số liệu cho VTC kịp sóng", chị cười chia sẻ.

Chưa kể là giãn cách xã hội, bếp ăn cơ quan không có, hàng quán không bán nên chị lại tất bật nấu nướng để đem cơm đi làm. "Mặc dù cơ quan cho làm việc ở nhà, nhưng truyền hình là phải làm việc theo ê-kíp, có cả biên tập, quay phim, lái xe… Sau khi tác nghiệp hiện trường là về cơ quan đổ hình, dựng hình, nghe hình viết text, cắt dựng và có ê-kíp kỹ thuật chuốt file hoàn chỉnh để phát sóng. Vì thế, chúng tôi không thể làm việc ở nhà được, thành ra vừa bận việc lại vừa bận nấu cơm", nữ nhà báo hài hước kể lại.

Đội ngũ y bác sĩ là những chiến sĩ quả cảm

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến” - Ảnh 3.

Nhà báo Nguyễn Chinh tác nghiệp tại vùng dịch Hạ Lôi Ảnh: NVCC

Xông pha nhiều vùng dịch, bệnh viện, hỏi chị về những kỷ niệm của "những ngày không quên", chị cho biết: "Ấn tượng lớn nhất trong tôi đó là hình ảnh những y bác sĩ. Thực sự có những trường hợp vô cùng xúc động, có những người đi chống dịch từ Tết chưa một lần được về nhà".

Theo nữ nhà báo VTC, trong đợt kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, chị đã có cơ hội phỏng vấn các bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Chị kể: "Với người dân, khi nhìn vào những tấm gương bác sĩ ngày đêm chiến đấu chống COVID-19 thì đều nói đó là sự hy sinh, đó là một sự cống hiến thầm lặng. Nhưng khi tôi đặt câu hỏi về điều này, rất nhiều bác sĩ đã phủ nhận và cho rằng, đó là công việc của họ. Họ lựa chọn nghề nghiệp này nên chống dịch là việc đương nhiên, là trách nhiệm. Họ đã xác định trước khó khăn đó rồi".

"Tôi nhớ mãi câu nói của BS Trần Thị Hải Ninh - Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Chị ấy nói trong nghẹn ngào: "Chúng tôi xác định chọn nghề này là chấp nhận tất cả khó khăn, thử thách. Tôi chỉ thấy thiệt thòi cho những đứa con của mình. Chúng chẳng có quyền lựa chọn bố mẹ sinh ra. Những ngày lễ Tết, ngày nghỉ khi các bạn khác được bố mẹ đưa đi chơi thì con mình nhìn bố mẹ đi làm, đi trực. Đó mới là sự thiệt thòi. Còn công cuộc chống dịch bệnh này, với chúng tôi đó là cống hiến". Câu nói của BS Hải Ninh khiến tôi thực sự xúc động, cũng phần nào giúp tôi nhìn lại để tự hào hơn với công việc của mình", nhà báo Nguyễn Chinh chia sẻ.

Chị kể: "Tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho chồng trước khi anh vào tác nghiệp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Nhưng đến nơi, anh gọi tôi ra kể rằng trong đó cái gì cũng có, đầy đủ hết. Những nguồn hỗ trợ từ người dân, các Mạnh Thường Quân… khiến vật chất không thiếu, chỉ khát khao tình cảm. Có điều dưỡng viên đã 2-3 tháng không gặp con, chỉ tranh thủ nhìn con qua cuộc video call vội vã. Hay nhiều cặp vợ chồng bác sĩ được VTC ghi nhận dù ở cùng bệnh viện nhưng do làm việc tại 2 khoa khác nhau nên cũng không được gặp mà chỉ gọi điện, còn con cái gửi ông bà trông... Chứng kiến những cảnh đó ai mà cầm được nước mắt. Nhưng bản thân các y bác sĩ lại vô cùng kiên cường".

Nữ nhà báo VTC cho biết: "10 năm tôi theo dõi mảng Y tế, sát sao cùng các y bác sĩ trên từng cây số mới thấy, không có dịch bệnh họ đã rất vất vả rồi mà khi có dịch như dịch sởi năm 2014, dịch COVID-19… mới thực sự thấu hiểu và cảm thông với họ. Đó thực sự là những chiến sĩ quả cảm!".

"Tôi đã thực sự thấy được: Nghĩa đồng bào"

Vợ chồng nhà báo cùng xông pha “trận chiến” - Ảnh 4.

Nữ nhà báo Nguyễn Chinh. Ảnh: NVCC

Nhà báo Nguyễn Chinh cho biết, chị vô cùng khâm phục sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Ban chỉ đạo phòng dịch Quốc gia. "Tôi nhớ hôm đó là 29 Tết Nguyên đán (những ngày cuối tháng 1/2020), khi Tổ chức Y tế thế giới còn chưa đưa ra những cảnh báo lây nhiễm, khi một số nước còn coi thường dịch nhưng Ban chỉ đạo đã ý thức thực tế: Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc dài, đường mòn lối mở nhiều sẽ kéo theo nguy cơ dịch bệnh tràn vào dễ hơn. Và trong cuộc họp Ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rõ: Việt Nam phải nâng hơn 1 mức so với cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới ngay từ đầu, không được chủ quan. Chính vì thế, dù bị đánh giá thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất thế giới nhưng qua đợt dịch này, thấy được tinh thần đoàn kết, đồng lòng của dân mình, sự tin tưởng dành cho Chính phủ", nhà báo Nguyễn Chinh bày tỏ.

Trong chiến dịch này, Chính phủ đã vào cuộc một cách quyết liệt, quyết tâm cao nên người dân được tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp xã hội. Ngay cả việc thực hiện giãn cách xã hội một cách nghiêm túc, hay việc huy động quân đội vào cuộc ngay từ đầu đã chứng minh Việt Nam là một trong số ít quốc gia làm được điều đó. Thực sự rất tự hào vì Việt Nam chúng ta.

"Đặc biệt, chiến dịch lần này đúng như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói, chúng ta thấy được: Nghĩa đồng bào. "Với người Việt Nam ở nước ngoài, trường hợp thực sự cần thiết phải về nước thì dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức, thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào", nữ nhà báo VTC chia sẻ.

Nhiều cặp vợ chồng bác sĩ được VTC ghi nhận dù ở cùng bệnh viện nhưng do làm việc tại 2 khoa khác nhau nên cũng không được gặp mà chỉ gọi điện, còn con cái gửi ông bà trông... Chứng kiến những cảnh đó ai mà cầm được nước mắt. Nhưng bản thân các y bác sĩ lại vô cùng kiên cường”.

Mai Ngọc

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 1 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới thời tiết ở miền Bắc sẽ dịu hơn do có hai đợt không khí lạnh tràn về. Trời có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ ở mức hơn 30 độ.

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Top