Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam có sẵn sàng với... động đất?: Ứng phó với điều xấu nhất

Thứ bảy, 07:26 02/04/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Giáo dục cho người dân về phản ứng với các sự cố là vô cùng cần thiết, ví dụ cần ứng phó thế nào nếu động đất xảy ra?

 
Trong hai số 37, 38 (ra ngày 28 và 30/3), Báo GĐ&XH đã dẫn thông tin và khuyến cáo của các chuyên gia về nguy cơ xảy ra động đất tại Việt Nam, đề cập đến khả năng chống đỡ yếu ớt của những khu chung cư cũ nát tại thủ đô Hà Nội trong trường hợp có động đất mạnh.
 
Có thể khẳng định, dù Việt Nam không nằm trong khu vực “nóng” về động đất, sóng thần nhưng rủi ro vẫn hiện hữu. Vậy nhưng, con người vẫn chủ quan và sự sẵn sàng với điều xấu nhất gần như bằng không!
 
Việc giáo dục, tuyên truyền về động đất, sóng thần ở Việt Nam còn bị xem nhẹ. Nguồn: Trung tâm BTĐĐ&CBST.

Mơ hồ về động đất

Thực tế chỉ ra rằng, người dân Việt Nam và các cơ quan chức năng đều chưa sẵn sàng cho một kịch bản xấu xảy đến. Qua khảo sát của PV Báo GĐ&XH, hầu hết các hộ dân sống trên chung cư, nhà tập thể đều trả lời “chạy thôi!” trước câu hỏi “Phản ứng thế nào khi thấy nhà cửa bỗng nhiên rung mạnh?”!
 
Theo TS Lê Huy Minh – Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (BTĐĐ&CBST), phản ứng này là sai lầm. Động đất thường chỉ xảy ra trong vài giây, không thể kịp chạy xuống dưới đất mà lánh nạn, nhất là đối với các tòa nhà cao cả chục tầng.

Về khía cạnh chuyên môn, Trung tâm BTĐĐ&CBST mới được thành lập từ năm 2007 với 5 nhân sự “trực chiến” tại Trung tâm (Giám đốc, Phó Giám đốc, 3 cán bộ hợp đồng trên 12 tháng) và hệ thống 9 trạm địa chấn đo xa ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Theo PGS. TS Nguyễn Hồng Phương, Việt Nam hiện mới có 25 kịch bản động đất, sóng thần (liên quan đến đới hút chìm Manila).
 
Khi sự cố xảy ra, các nhà chuyên môn sẽ nhập dữ liệu (cường độ động đất, kinh độ, vĩ độ...), hệ thống máy tính xử lý và đưa ra một kịch bản gần nhất, tính được khả năng xảy ra sóng thần, độ cao của sóng, khu vực bị ảnh hưởng và thời gian sóng thần ập vào bờ. Tuy nhiên, nếu kịch bản càng nhiều thì tính xác thực càng cao.
 
Hơn nữa, quy trình báo tin động đất và cảnh báo sóng thần hiện vẫn chưa được chuẩn hoá theo Quy trình tiêu chuẩn của khu vực và thế giới, chưa tận dụng có hiệu quả nguồn dữ liệu thời gian thực từ các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn của Việt Nam và thế giới.
 
Đối phó thế nào?

Không nên vội vàng chạy khỏi tòa nhà cao tầng, nếu động đất diễn ra nhanh thì chạy cũng không kịp, cần tìm các góc an toàn như ngồi sát dưới chân tường, không nên núp vào gầm giường, gầm bàn không đủ chắc chắn. Khi nằm xuống, nên nằm nghiêng người.
 
TS Lê Huy Minh – Giám đốc Trung tâm BTĐĐ&CBST
Việc giáo dục cho người dân về phản ứng với các sự cố là vô cùng cần thiết, nhất là khi người Việt Nam không chỉ sống ở trong nước mà còn đi đến nhiều vùng có khả năng xảy ra động đất sóng thần.
 
Đó là nhận định của Ths. Bùi Thị Nhung – Trung tâm BTĐĐ&CBST. Được biết, Ths. Nhung cũng là người đầu tiên thực hiện một đề tài về tuyên truyền, giáo dục cộng đồng ứng phó với động đất, sóng thần, hướng dẫn cụ thể ở các thời điểm trước, trong và sau khi xảy ra sự cố. Theo đó, người dân cần giữ bình tĩnh tuân theo những chỉ dẫn sau để có được sự an toàn nhất.

Trước khi xảy ra động đất: Thường xuyên kiểm tra độ bền, chắc của các đồ vật trong nhà như quạt trần, đèn treo, giường tủ; Cất giữ đồ dễ vỡ, độc hại, dễ cháy ở nơi an toàn; Luôn tắt bình gas khi không sử dụng; Học sử dụng thành thạo các thiết bị cấp cứu...

Trong khi xảy ra động đất: Nếu bạn đang ở một tòa nhà có kết cấu vững chắc, hãy ở yên; Đang ở bên ngoài thì chạy ngay tới các vùng đất trống, tránh xa các đường ống ngầm, cột điện, công trình cũ, nhà nhiều cửa kính...; Đang lái xe hãy dừng lại, đừng cố chui hoặc vượt qua những cây cầu; Nếu đang ở trên ngọn núi, tránh xa chỗ dốc vì có thể bị lở; Đang ở bờ biển thì chạy lên chỗ cao hơn.

Sau khi xảy ra động đất: Sau cơn động đất chính thường kèm theo các dư chấn (hiểu nôm na là động đất nhỏ hơn), do đó cần hết sức lưu ý những tư vấn sau: Lập tức rời khỏi các tòa nhà sau khi chấn động chính dừng lại; tuyệt đối không sử dụng thang máy; không vào các tòa nhà bị hư hại; Theo dõi chất lượng nguồn nước, nguồn gas, điện; Mang theo đồ đạc cần thiết đến nơi an toàn và luôn cập nhật thông tin về sự cố trên đài phát thanh, báo chí...

Đây là trích lược các nội dung tư vấn bằng tờ rơi, truyện tranh giúp người dân có thể hiểu dễ dàng nhất về sự nguy hiểm của động đất, sóng thần. Tuy nhiên, những tờ rơi như thế này chưa bao giờ được phổ biến trong dân chúng.
 
Việt Nguyễn
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Ngành học có vai trò quan trọng trong đời sống sẽ giúp sinh viên không phải lo lắng về việc làm, đặc biệt là những công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 1 giờ trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 2 giờ trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 2 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Top