Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vị tướng quân đội Lào và hành trình tìm lại nữ y tá Việt: Hồi sinh từ nhà xác

Chủ nhật, 07:11 10/05/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Tháng 8 năm 2002, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình quốc gia Lào tổ chức cầu truyền hình đặc biệt Hà Nội - Vientiane.

Một trong những nhân vật của chương trình là bà Nguyễn Thị Ngọc (quê xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, Nghệ an), người từng cứu sống một chiến sỹ Lào năm 1972. Câu chuyện xúc động này là  minh chứng cho tình hữu nghị Việt –Lào thuỷ chung son sắt trong những năm tháng hai dân tộc đoàn kết chống kẻ thù chung.
 
Trở về từ cõi chết 
 

Chị Nguyễn Thị Ngọc cùng chồng và cháu ngoại.


Tôi về Chợ Liễu (xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn) vào một chiều tháng Tư  này tìm gặp nữ y tá Nguyễn Thị Ngọc năm xưa. Trong căn nhà mái bằng mới được nâng cấp, xung quanh cây cối xanh tươi, bà Ngọc kể cho tôi nghe về những năm tháng tuổi trẻ... và câu chuyện cứu sống chiến sỹ Lào 37 năm về trước.

“Năm 1967, học xong lớp 7, tôi vào học Trường trung cấp Y tế Nghệ An. Tốt nghiệp, được điều lên công tác tại Bệnh viện Anh Sơn. Do yêu cầu công việc, dù có con nhỏ, nhưng tôi đã gửi bé về ngoại nhờ nuôi dưỡng để tiếp tục học thêm chuyên khoa truyền máu. Giai đoạn chiến tranh ác liệt, thương, bệnh binh từ Lào chuyển về đông, Trạm T20 ở Cây Chanh (Anh Sơn) làm nhiệm vụ tiếp nhận, cứu chữa thương bệnh binh nhưng luôn quá tải. Vì vậy, hợp đồng quân dân y giữa T20 với Bệnh viện Anh Sơn được ký kết, nhằm kịp thời cấp cứu thương binh.

Hồi đó, do được học truyền máu, nên mỗi khi binh trạm có ca cấp cứu, tôi thường có mặt hỗ trợ cho các thầy thuốc. Vào một buổi chiều năm 1972, được tin binh trạm T20 vừa tiếp nhận 3 bệnh nhân, tôi khoác túi thương đi ngay. Cuốc bộ đến nơi thì trời đã xẩm tối, tôi được biết ba bệnh nhân là bộ đội Pa Thét Lào. Một người bị đau bụng, một người nhảy từ khe núi xuống bị vỡ đầu gối, một người trẻ nhất đã chết do sốt rét ác tính, vừa được đưa vào nhà xác. Tôi chạy ngay vào nhà xác thì thấy một thi thể gầy ốm của người chiến sỹ... Đến tận nơi kiểm tra, thấy cơ thể  anh vẫn còn hơi âm ấm, đồng tử chưa giãn hết. Tôi nghĩ, mình phải cấp cứu cho anh ấy. Nếu không được, cõng trả lại nhà xác cũng không sao!

Tôi cõng anh về phòng cấp cứu. Sau khi được đắp chăn bông, tiêm một mũi thuốc B1, xoa bóp nhẹ nhàng... người lính trẻ bỗng mấp máy đôi môi đã khô nứt nẻ. Tôi cắt quả chanh mang theo trong túi, xin một ít đường hòa vào ca rồi kê đầu người lính Pa Thét lên đùi mình, bón từng thìa nước. Đến 3 giờ sáng thì anh chiến sỹ đã dần hồi lại và tôi biết tên anh là Khăm Xỉ...”.

Sau khi cứu sống bệnh binh, chị Ngọc bàn giao Khăm Xỉ lại cho T20. Ba ngày sau chị trở lại thăm, mọi người nói với Khăm Xỉ: “Nếu không có chị Ngọc tóc dài kia cứu thì anh đã chết rồi”. Lúc đó, Khăm Xỉ mới biết ân nhân của mình. Nhưng trong tâm thức chàng trai 19 tuổi, chỉ nặng 36 kg lúc bấy giờ chỉ biết hai từ: Chị Ngọc, mà không nghĩ gì đến mai sau.

Chiến tranh ác liệt, Khăm Xỉ được về an dưỡng ở Viện 4 ở Thanh Chương, rồi lại đi tiếp.  Còn chị Ngọc, sau khi rời bệnh viện Anh Sơn, đã chuyển về công tác tại Trại điều dưỡng Cửa Lò. Những năm bao cấp, cuộc sống quá khó khăn, chị đã xin về nghỉ mất sức năm 1986 để có điều kiện chăm sóc gia đình. 

“Không thể nào quên”

Dù nặng nghĩa với ân nhân, nhưng do công tác nên Khăm Xỉ chưa thể đi tìm chị Ngọc, bởi khi trở về Lào, ông đi học ở Liên Xô (cũ), rồi Hà Nội nên không có thời gian nhưng trong ông vẫn đau đáu nỗi niềm tìm lại người con gái Việt đã cứu mình năm xưa...
 

Chị Ngọc và kỷ vật của ông Khăm Xỉ tặng.


Nhiều năm sau, Khăm Xỉ bắt đầu đi tìm chị Ngọc. Đã hàng chục lần sang Việt Nam để tìm, nhưng mỗi lần đi là một lần thất vọng trở về. T20 đã giải thể, trong khi đó người cũ của bệnh viện hầu như không còn ai để hỏi tìm. Có lần, từ Vinh, ông tự lái xe lên Anh Sơn, người ta cho ông gặp một cụ già người dân tộc Thổ, nguyên Trạm phó Trạm T20,  nhưng cụ đã lẫn nhiều. Những thông tin cụ cho ông biết rất ít ỏi: y tá Ngọc đã về xuôi, công tác ở một trại điều dưỡng vùng biển nhưng ở huyện nào cũng không rõ lắm. 
 
Nhưng Nghệ An có tới 4 huyện có biển. Ông tìm về Diễn Châu, tìm được một chị tên là Ngọc, cũng làm y tá, nhưng không phải là chị Ngọc ông  tìm. Chị Ngọc có thân hình nhỏ, đôi mắt to và rất tình cảm, không thể lẫn với người khác. Không nản chí, ông tiếp tục sang Việt Nam. Nhà khách Bưu điện tỉnh là nơi ông lui tới để tìm ân nhân. Ông nhờ Đài TH Nghệ An đăng thông báo tìm chị Ngọc. Đó là khoảng thời gian vào tháng 3 năm 2001. Nhưng thông tin đã không đến được với chị, bởi gia cảnh quá nghèo, nhà có 1 tivi đen trắng, tín hiệu rất chập chờn...
 
Nhưng  hàng xóm nghe được thông tin đã đến nói với chị: có một người Lào tìm chị, nhưng chị không tin. Hôm sau, có một cán bộ hưu trí đến, mang theo mẩu giấy có ghi cẩn thận thông tin, chị mới tin đó là sự thật. “Mẹ cứ chuẩn bị, mai con đèo xuống Vinh gặp người ta”. Con rể bà Ngọc nói với mẹ: “Ông nớ từ Lào qua đây, chắc phải có chuyện chi cần lắm đó”... Bà Ngọc vẫn phân vân. Chồng bà bàn thêm: “Bà cứ đi đi, chẳng may không đúng người như người ta tìm thì cũng là chuyện thường, có chi mà ngại”.

Nghĩa tình của những người lính 
Hôm sau, anh con rể chở bà Ngọc xuống Vinh xác minh thông tin. Nhưng đến nhà khách bưu điện tỉnh, Khăm Xỉ đã về nước trước đó 1 ngày. Trước lúc trở về Lào,  ông không quên nhờ nhân viên bưu điện tìm hộ và để lại địa chỉ của mình.

Khoảng 1 tuần sau, bà được người hàng xóm gọi sang nghe điện thoại. Trong máy, bà nhận ra giọng của chị nhân viên bưu điện hôm trước, thông báo chiều nay Khăm Xỉ  sẽ đến tìm. 

Chiều hôm đó, có chiếc ô tô đến  đỗ trước nhà, trên xe bước xuống 2 người đàn ông cao lớn. “Chị Ngọc ơi! Ông Khăm Xỉ gọi vang cả nhà- em nhận ra chị rồi!”...

Bà Ngọc bước lên. Ông Khăm Xỉ vừa hỏi vừa rưng rưng nước mắt: “Chị có nhận ra em không?”. “Năm xưa ở binh trạm Cây Chanh (Anh Sơn) tui có gặp 3 người Lào. Một người bị vỡ đầu gối, một người đau bụng và một người thứ 3 bị sốt rét ác tính nặng lắm!!!”. Khăm Xỉ vui mừng reo lên: “Chính em đây, em là Khăm Xỉ, hồi đó bị sốt rét ác tính tưởng chết, may nhờ chị cứu đã được sống lại đây. Hồi đó em gầy quắt queo, vậy mà...”. Khăm Xỉ nói tiếp: “Hồi đó em chỉ 36 kg, còn nay thiếu 3 kg đầy 1 tạ”-  cả nhà cười vang khi nghe Khăm Xỉ nói.

Cuộc hội ngộ sau 29 năm diễn ra đầy xúc động.  Ông Khăm Xỉ xin làm em kết nghĩa với bà Ngọc. Năm 2001, ông đề nghị được xây tặng chị  căn nhà tình nghĩa, trị giá 20 triệu đồng, đồng thời ông tự tay mua sắm cho chị và gia đình nhiều vật dụng cần thiết như tivi màu, chăn màn, quần áo,... chăm lo cho chị từ cái nhỏ nhặt trong cuộc sống, mong bù đắp những thiếu thốn, khó khăn cho chị và gia đình.
 
Đã mấy lần, vợ chồng Khăm Xỉ sang thăm chị, mời chị sang Vientiane và chị đã nhận lời sang chơi 1 tháng với gia đình cậu Khăm Xỉ. Không chỉ tri ân người đã cứu sống mình, Khăm Xỉ còn tặng quà đến các hộ nghèo trong xóm, dù chỉ là yến gạo, cân nếp, gói mỳ chính, quà bánh... Từ đó đến nay, hai bên đi lại thăm hỏi nhau, coi nhau như người thân trong một nhà.
 
Từ một chiến sỹ của bộ đội Pa Thét Lào, hết chiến tranh, ông Khăm Xỉ đã học hành, trở thành một cán bộ cao cấp của quân đội Lào. Ông là Thiếu tướng, từng giữ chức vụ Cục trưởng Cục đối ngoại - Bộ Quốc phòng Lào, hiện là Giám đốc Công ty Xăng dầu Quân đội Lào. Trao đổi qua điện thoại với Khăm Xỉ, ông nói bằng tiếng Việt rất chuẩn: “Sau nhiều năm lặn lội tìm lại ân nhân, tôi may mắn được gặp lại chị Ngọc. Tôi không thể nào quên những tình cảm nhân dân Việt Nam nói chung và chị Ngọc nói riêng đã dành cho tôi trong những năm tháng chiến tranh. Chị Ngọc đã hồi sinh cho tôi để tôi có được ngày hôm nay”...

Hồ Hà

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 39 phút trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 3 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 3 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 3 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 3 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Top