Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao Hoàng Sa – Trường Sa luôn là của Việt Nam?

Thứ ba, 11:56 09/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Ngay từ 1490, vua Lê Thánh Tông đã cho hoàn thành bộ “Hồng Đức bản đồ” gồm 13 xứ thừa tuyên có vùng duyên hải chạy dài đến núi Thạch Bi và biển, đảo tỏa khắp Đông Hải.

Sáng nay (9/7), tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức buổi họp báo công bố chương trình triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử”. Triển lãm diễn ra ngay sau đó thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. 
 
- Theo ông Lê Văn Nghiêm – Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT), tư liệu đã có từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên được tập hợp đầy đủ, quy mô, có chú giải chi tiết nhất, rõ ràng bằng cả tiếng Việt và 2 ngôn ngữ Anh, Trung. Sự kiện này cũng là điểm nhấn của quá trình sưu tầm và công bố tư liệu. Sau đó, các địa phương trong cả nước sẽ có kế hoạch triển lãm tương tự.
- Triển lãm diễn ra từ 9/7 đến 18/7.
Tại buổi họp báo, đại diện Bộ TT&TT, Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) và các sử gia, những người góp công lớn trong việc sưu tâm tư liệu quý giá về Hoàng Sa – Trường Sa đã giới thiệu những chứng cứ lịch sử lâu đời minh chứng chủ quyền không thể xâm phạm của Việt Nam đối với hai quần đảo ngoài Biển Đông.
 
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Chủ tịch hội đồng giám định toàn bộ tư liệu cho hay, ngay từ năm 1490, vua Lê Thành Tông đã cho hoàn thành bộ “Hồng Đức bản đồ” gồm 13 xứ thừa tuyên, có vùng duyên hải chạy dài đến núi Thạch Bi (Khánh Hòa) và biển đảo tỏa ra khắp Đông Hải (Biển Đông). Giữa Biển Đông có một địa danh mới được đánh dấu là Bãi Cát Vàng.
 
Đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng. Đến cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với miền Đông Nam Bộ và tiến ra chiếm lĩnh khu vực nam Biển Đông.
 
Năm 1711, chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho Mặc Cửu tổ chức khảo sát, đo vẽ và quản lý Trường Sa hải chử (tức quần đảo Trường Sa ngày nay).
 
Theo GS.TS Quang Ngọc, như vậy đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. Lúc này, chúa Nguyễn còn đặt thêm đội Bắc Hải để phối hợp khai thác hóa vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên toàn bộ khu vực biển đảo rộng lớn này.
 
Vì sao Hoàng Sa – Trường Sa luôn là của Việt Nam?  1
"Hồng Đức bản đồ" chứng minh Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) thuộc Việt Nam. Ảnh: Việt Nguyễn

 Năm 1816, vua Gia Long thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ, ông cho cắm cột mốc lớn trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Giám mục Jean Louis Taberd xác nhận: “Vào năm 1816, nhà vua đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông ta”.
 
Ông cũng đồng thời xuất bản “An Nam đại quốc họa đồ” đánh dấu một cách tuyệt đối chính xác Paracel hay Bãi Cát Vàng trên bản đồ Việt Nam mà không ai có thể phủ nhận hay xuyên tạc được.
 
Nhà sử học Quang Ngọc nhấn mạnh, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp với đội Thủy quân của triều đình Minh Mạng. “Mỗi chuyến đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tieps quyết định việc có cho thuyền ra khơi hay tạm ngừng lại. Sau khi kết thúc công việc, thuyền phải chạy thằng về kinh đô báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật…”, ông Ngọc nói.
 
Vì sao Hoàng Sa – Trường Sa luôn là của Việt Nam?  2
Nhiều bản đồ, tư liệu của Trung Quốc và phương Tây đều thể hiện Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Việt Nguyễn
 
Bước sang đời Thiệu Trị, Tự Đức, trước tình hình đất nước bị phương Tây xâm lược, hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa – Trường Sa vẫn được duy trì nhưng không được thường xuyên, rồi chìm dần vào trong ký ức khi vương triều và đất nước không còn giữ được nền độc lập.
 
Những người chủ trì họp báo cùng khẳng định, mảng tư liệu của Việt Nam tại buổi triển lãm nhấn mạnh vào các thư tịch, bản đồ và tài liệu có tính chất chính thức của nhà nước như châu bản triều Nguyễn, bác bộ chính sử, địa lý lịch sử, công văn, giấy tờ hay ghi chép khách quan của quan chức trong lịch sử phong kiến
 
Mảng tư liệu của Trung Quốc, ban tổ chức chỉ chọn giới thiệu một số bản đồ và 3 tập atlas khẳng định ranh giới cực nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam… Mảng tư liệu bản đồ và thư tịch cổ của phương Tây, có khoảng vài trăm bản, dù chưa sưu tập hết.
 
Từ 3 nguồn này, nếu đặt cạnh nhau càng dễ dàng kiểm chứng, bổ sung cho nhau, làm tăng thêm đọ chuẩn xác và giá trị của mỗi bản đồ, khẳng định một cách khách quan: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.
 
Triển lãm này trưng bày gần 150 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm, trong đó có nhiều tư liệu quý giá được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sưu tầm và đóng góp. 
 
Việt Nguyễn
vietanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top