Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vận động không cho tiền "cái bang" - người Sài Gòn nghĩ gì?

Thứ năm, 10:37 25/12/2014 | Xã hội

GiadinhNet – TP.HCM là nơi đến của người ăn xin, người lang thang từ mọi nẻo đường đất nước, kể cả đến từ Đà Nẵng. Vì vậy, tuy mô hình giống nhau nhưng quy mô khác nhau hoàn toàn...

Chính quyền TP.HCM đang nỗ lực đưa người ăn xin, người sinh sống nơi công cộng hoặc lang thang vào các trung tâm bảo trợ xã hội. Quyết tâm này nhận được khá nhiều đồng thuận từ trong dân. Tuy nhiên, ngân sách, sức chứa và phương thức thực hiện kế hoạch này vẫn còn gây nhiều băn khoăn.

Hôm 18/12, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận ký quyết định số 49 về việc quản lý người ăn xin, người sinh sống nơi công cộng không nơi cư trú, bao gồm cả người ăn xin “không chính thức” bởi núp bóng bán vé số, bánh kẹo…

Trung tâm hỗ trợ xã hội, Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần trực thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM được giao làm đầu mối tiếp nhận tất cả đối tượng nói trên, những người sẽ được cơ quan chức năng tiến hành tập trung từ hôm 28/12 tới.

Người ăn xin, người lang thang sẽ được chính quyền TP.HCM tập trung và nuôi dưỡng.

Người ăn xin, người lang thang sẽ được chính quyền TP.HCM tập trung và nuôi dưỡng từ 28/12 tới.

Tại Trung tâm hỗ trợ xã hội, người ăn xin, người sinh sống nơi công cộng hoặc lang thang sẽ được tái xác định nhân thân, phân diện chính sách và xử lý theo hai hướng, hoặc đưa về gia đình nếu có, hoặc đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội phù hợp.

Riêng với người khuyết tật về thần kinh, tâm thần hay có dấu hiệu mắc các bệnh về thần kinh, Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần tiếp nhận và xử lý cũng theo hai hướng, hồi gia nếu có hoặc giữ lại nuôi dưỡng nếu vô gia cư.

Được ủng hộ

Ngay khi truyền thông loan tải chủ trương nói trên của chính quyền TP.HCM, cư dân địa phương này gồm nhiều giới đã tỏ rõ sự ủng hộ.

"Đến nay TP.HCM mới quyết liệt ra quân đưa người ăn xin, người lang thang vào các cơ sở bảo trợ xã hội. Các cơ quan chức năng TP.HCM đã đặt vấn đề này từ nhiều năm trước nhưng lúng túng, không đưa ra được cơ sở pháp lý vững chắc. Nay thực hiện cũng đã trễ nhưng còn hơn không…", ông T.T. Tú, một giáo viên tại Q.4 lên tiếng.

“Đà Nẵng đã giải quyết tình trạng người ăn xin, người lang thang rất hiệu quả. Cuộc sống của những người này khi vào các cơ sở bảo trợ xã hội rất tốt. Mô hình này khá ổn và có thể áp dụng được tại TP.HCM”, ông Nguyễn Chương, một người gốc TP.HCM hiện đang sống tại Đà Nẵng chia sẻ.

Trước sự ủng hộ của dư luận và cơ sở pháp lý vững chắc, ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH cho hay địa phương này đặt mục tiêu trước Tết âm lịch sẽ cơ bản không còn người ăn xin, người lang thang trên phố.

“Gặp nhau làm ngơ”

Mặc dù dư luận khá đồng tình với nỗ lực mới của TP.HCM, song vẫn còn đó không ít băn khoăn của một số cư dân và cả người trong cuộc về phương thức thực hiện và công tác chuẩn bị.

“Vận động người dân không cho tiền người ăn xin, người lang thang có vẻ không ổn. Sao có thể vận động người dân vô cảm, quay lưng với đồng loại đang gặp điều bất hạnh được. Rồi anh sẽ dạy con thế nào nếu anh nói không với người ăn xin”.

“Hoa Kỳ là quốc gia phát triển và hùng mạnh là thế, vẫn để đường phố cho người kém may mắn xin được bữa ăn qua ngày cơ mà”, ông Huỳnh Hiền, một cư dân quận Thủ Đức đặt ngược vấn đề.

Trước đó, hôm 22/12, trả lời phỏng vấn giới truyền thông, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận nói địa phương này sẽ tăng cường thông tin, vận động người dân không cho tiền trực tiếp người ăn xin, người lang thang trên phố. Chính thông tin này làm dấy lên những phản ứng không đồng tình, tương tự phản ứng của ông Hiền.

Tuy nhiên, ông Thuận, trong phần trả lời ký giả báo Tuổi Trẻ, cũng nêu rõ rằng chính quyền sẽ vận động người dân có lòng hảo tâm đóng góp, hỗ trợ thông qua các tổ chức, đoàn thể từ thiện-xã hội của TP.HCM.

Dù vậy, những ý kiến không đồng tình vẫn còn đó, với lập luận “giúp người theo kiểu nào là chuyện của mỗi cá nhân”. Xét cho cùng, vận động là chuyện của chính quyền, còn hưởng ứng hay không là chuyện của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, nếu cuộc vận động này được nhiều người hưởng ứng thì rõ ràng người ăn xin, người lang thang khó mà sống được ngoài đường phố. “Đến lúc đó, ca khúc “gặp nhau làm ngơ” sẽ được nhiều người hát. Nói cách khác là sự vô cảm cũng vì thế mà gia tăng”, ông Hiền bày tỏ lo ngại.

Bé Trịnh Nguyễn Thành Đức được nhiều người biết đến hồi tháng 11/ 2013 trong vụ cậu và bà ngoại bạo hành dữ dội buộc đi ăn xin. Nay vào Làng thiếu niên Thủ Đức sống hạnh phúc, vui vẻ.

Chị Võ Thị Tươi, Trưởng phòng quản lý nuôi dưỡng-giáo dục và bé Trịnh Nguyễn Thành Đức, vốn được nhiều người biết đến hồi tháng 11/ 2013 trong vụ cậu và bà ngoại bạo hành dữ dội buộc đi ăn xin ở Q.4, TP.HCM, nay vào Làng thiếu niên Thủ Đức sống hạnh phúc, vui vẻ.

Không đủ người, không đủ tiền

Như ông Chương chia sẻ, Đà Nẵng từng thành công với mô hình tập trung người ăn xin, người lang thang vào cơ sở bảo trợ xã hội và đến nay vẫn đang giữ được kết quả. Tuy nhiên, số lượng người ăn xin, người lang thang ở Đà Nẵng và TP.HCM chính là khác biệt cơ bản.

Mặc dù chưa có thống kê cụ thể về số lượng người ăn xin, người lang thang tại Đà Nẵng và TP.HCM, song không khó để nhận ra rằng Đà Nẵng cùng lắm chỉ là nơi đến của người ăn xin, người lang thang của những tỉnh lân cận.

Trong khi đó, TP.HCM là nơi đến của người ăn xin, người lang thang từ mọi nẻo đường đất nước, kể cả đến từ Đà Nẵng. Vì vậy, tuy mô hình giống nhau nhưng quy mô khác nhau hoàn toàn, dẫn đến việc huy động nguồn lực thực hiện mô hình này tại TP.HCM là không đơn giản.

Chiều 24/12, PV Báo Gia đình & Xã hội đến thăm một cơ sở dự kiến nằm trong nhóm các đơn vị tiếp nhận người ăn xin, lang thang theo Quyết định 49 của TP.CM: Làng thiếu niên Thủ Đức trực thuộc Sở LĐ-TB-XH.

Từ trước đến nay, cơ sở này chuyên tiếp nhận, nuôi dưỡng bất kỳ trẻ sơ sinh và vị thành niên dưới 18 tuổi nào bị bỏ rơi hay vô gia cư, miễn là có quyết định chuyển giao từ Sở LĐ-TB-XH.TP.HCM.

Trẻ được nuôi dạy tại đây cực kỳ tươm tất, ấm áp tinh thần và chu đáo trách nhiệm. Có 3 mô hình chăm sóc trẻ: Sơ sinh (dưới 3 tuổi), gia đình (3-12 tuổi) và lưu xá nam (trẻ nam từ 13-18 tuổi).

Hiện Làng thiếu niên Thủ Đức đang nuôi dưỡng 178 trẻ từ sơ sinh đến gần 18 tuổi, Trong số đó có 67 trẻ đang học từ tiểu học đến đại học-cao đẵng-nghề, chưa tính trẻ đang học học mẫu giáo theo tuổi và quy định phổ cập mầm non hiện hành.

Một hộ gia đình 8 con của mẹ Nguyễn Lê Kim Ngân trong làng thiếu niên Thủ Đức. Trong đó, trẻ nhỏ nhất 3 tuổi và lớn nhất là 17 tuổi (trẻ nữ được sống chung với mẹ đến lớn).

Một "hộ gia đình" 8 con của "mẹ" Nguyễn Lê Kim Ngân trong làng thiếu niên Thủ Đức. Trong đó, trẻ nhỏ nhất 3 tuổi và lớn nhất là 17 tuổi (trẻ nữ được sống chung với "mẹ" đến lớn).

“Hiện chúng tôi rất khó khăn về kinh phí bởi bao tiêu toàn bộ chi phí học tập của trẻ, nói thật với anh có nhà trường nào giảm cho các em đồng nào đâu, dù là đối tượng đặc biệt”, cô Võ Thị Tươi, trưởng phòng quản lý nuôi dưỡng-giáo dục thuộc Làng thiếu niên Thủ Đức cho biết.

“Mặc dù cơ sở hạ tầng tại đây có thể tiếp nhận đến 350 trẻ, song nếu thay đổi số lượng trẻ hiện tại theo hướng tăng lên, chúng tôi buộc phải gia tăng nhân lực, tăng nguồn kinh phí mới kham nổi”, cô Tươi chia sẻ thêm.

Tuyển dụng nhân lực tại Làng thiếu niên Thủ Đức không hề là vấn đề đơn giản, ngoài chuyên môn phù hợp (sư phạm, điều dưỡng, công tác xã hội) còn là vấn đề thời gian làm việc. Tại khu vực “gia đình”, một người thủ vai “mẹ” phải quản 80-10 đứa con, ăn ngủ tại chỗ 24/24 tháng này năm nọ trong một căn nhà hai tầng rộng khoảng 40m2 (cả làng có 24 căn nhà).

Điều đáng nói, dù nay không còn buộc phải thệ ước giữ độc thân ít nhất 10 năm để dành hết tình yêu thương cho trẻ như quy ước cách đây 10 năm tại Làng thiếu niên Thủ Đức, song “luật” ấy đã “bất thành văn” và tất cả “mẹ” ở đây điều độc thân.

Nguy cơ không đủ cơ sở

Theo danh sách được thống kê từ năm 2013 bởi Cục bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ-TB-XH, TP.HCM có 61 cơ sở bảo trợ xã hội. Trong đó 15 cơ sở công lập thuộc Sở LĐ-TB-XH với 4.746 đối tượng bảo trợ. Số cơ sở còn lại là ngoài công lập.

Trong quá khứ cách đây 10 năm, tất cả cơ sở bảo trợ xã hội tại TP.HCM đồng loạt lên tiếng báo động quá tải. Nguyên nhân là do bất thình lình tiếp nhận người ăn xin, người lang thang bởi chính quyền địa phương tập trung tương tự chủ trương sắp thực hiện hôm 28/12 tới.

Vào thời điểm các cơ sở bảo trợ xã hội quá tải, có tổng cộng 5.900 đối tượng bảo trợ mà toàn bộ cơ sở phải chăm lo. Trong đó 3.000 người già ăn xin, lang thang, bệnh tật, hơn 1.000 trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ và hơn 1.000 người tâm thần.

Số liệu từ 10 năm về trước đã phác thảo “bức tranh” tập trung người ăn xin, người lang thang mà TP.HCM sắp thực hiện. Lẽ dĩ nhiên, “bức tranh” này sẽ dần hiện rõ ngay khi triển khai mô hình, song không khó để nhận ra rằng với số lượng 4.746 đối tượng bảo trợ hiện tại mà phải gánh thêm từng ấy người ăn xin, người lang thang thì kịch bản quá tải lại tiếp tục xảy ra.

Đỗ Bá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top