Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ lật thuyền chở 10 người tại Lai Châu: Mất mạng vì “mặc áo phao sợ bị cười”

Thứ năm, 11:00 19/07/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Mặc dù quy định không mặc áo phao khi đi đò sẽ bị xử phạt được ban hành cách đây 2 năm, tuy nhiên thực tế tại hầu hết các địa phương, việc này vẫn còn buông lỏng, tiềm ẩn nhiều hiểm họa khi mùa mưa lũ đang về.


Hành khách không mặc áo phao và không mang theo dụng cụ nổi cứu sinh khi đi lưu thông qua bến đò Cổ Phúc (Yên Bái). Ảnh: C.T

Hành khách không mặc áo phao và không mang theo dụng cụ nổi cứu sinh khi đi lưu thông qua bến đò Cổ Phúc (Yên Bái). Ảnh: C.T

“Mất bò vẫn chưa lo làm chuồng”

Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại trong vụ lật thuyền trên sông Đà. Qua xác minh, chiều 13/7, chiếc thuyền gỗ tự chế có gắn máy nhãn hiệu Yamaha, 5 mã lực, do anh Sùng Chừ Dính (48 tuổi, trú tại xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, Điện Biên) điều khiển, chở theo 10 người, 2 xe máy cùng nhiều đồ đạc.

Khi đang di chuyển từ bản Háng Mừ Lừ (xã Sá Tổng) ven theo bờ sông Đà lên xã Mường Lay qua cầu Hang Tôm (thuộc địa phận tỉnh Lai Châu) thì thuyền bất ngờ bị nghiêng, rồi lật úp xuống sông. Tất cả số người trên thuyền khi đó đều không mặc áo phao. Rất may một người dân gần đó phát hiện và cứu kịp thời nên 7 người thoát nạn, còn 3 người bị cuốn trôi.

3 nạn nhân mất tích được xác định là Sùng Thị Dia (11 tuổi, con gái lái thuyền), anh Hờ A Dơ (33 tuổi) và Hờ A Chía (22 tuổi). Anh Dơ và anh Chía là 2 chú cháu, cả 3 người cùng trú tại xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, Điện Biên. Thi thể cháu Dia đã được bàn giao cho gia đình từ chiều 16/7, còn thi thể 2 chú cháu Dơ và Chía đến khoảng 10 giờ sáng 17/7 mới được tìm thấy.

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, việc đi lại bằng đường thủy của người dân các tỉnh Tây Bắc diễn ra khá phổ biến. Tại huyện vùng sâu, vùng sa Mường Tè (Lai Châu), đi lại trên sông đã góp phần rút ngắn khoảng cách, giúp việc giao thương của bà con địa phương với các địa phương lân cận. Tuy nhiên, với trên 300km đường sông, lòng hồ thủy điện nhưng đường thủy nội địa Sơn La – Lai Châu hầu như chưa được đầu tư xây dựng, bố trí phao tiêu, biển chỉ dẫn. Trên địa bàn Lai Châu mới có duy nhất 1 cảng chuyên dụng của nhà máy thủy điện Lai Châu, còn lại đều là bến bãi dân sinh tự phát. Với tâm lý chủ quan, nhiều chủ tàu, thuyền chở khách trên sông không có áo phao cứu sinh hay dụng cụ nổi. Mới đây, tại huyện Sìn Hồ đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy khiến một người đuối nước do không mặc áo pháo cứu sinh.

“Muốn mặc nhưng sợ mọi người cười nên thôi”

Tại một số địa phương khác, tình trạng người dân không mặc áo phao khi đi đò vẫn diễn ra tràn lan dù quy định xử phạt đã được ban hành từ ngày 1/7/2016. Theo ghi nhận tại bến đò Mom (xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), hầu hết hành khách trên đò đều không sử dụng áo phao dù trên đò có đủ áo phao cứu sinh được treo hai bên mạn đò. Khi được hỏi, lái đò cho biết, áo phao có sẵn nhưng chỉ khách nào có nhu cầu mới đưa chứ không chủ động nhắc hoặc phát cho khách sử dụng(?).

Tương tự, tại bến đò Cung Kiệm (xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) tình trạng hành khách không mặc áo phao cũng xảy ra. “Tôi đã đi lại bằng đò gần 10 năm nay nhưng chưa khi nào được chủ đò yêu cầu mặc áo phao. Còn về xử phạt hành chính lỗi vi phạm này thì đã biết từ lâu nhưng không thấy cảnh sát giao thông hay lực lượng chức năng nào nhắc nhở, kiểm tra hay xử lý, nên kệ”, một người thường xuyên qua lại bến đò Cung Kiệm cho hay.

Tại bến phà ngang Phù Sa thuộc địa phận thôn Chi Lăng, xã Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Để lên phà, mỗi hành khách phải trả 4.000 đồng/người, 4.000 đồng/xe máy, riêng xe tải phải bỏ ra 35.000 đồng/xe, xe ôtô con là 30.000 đồng cho một lượt đi. Tại đây, chỉ có duy nhất một người đàn ông xưng là máy trưởng, còn không có thêm nhân viên nào phục vụ trên phà. Dù phà chật cứng người, xe, nhưng chỉ có vài chiếc áo phao đã cũ nát, rách bươm được mắc trên thành phà. Trên phà, không một hành khách nào mặc áo phao, máy trưởng cũng không hướng dẫn hoặc nhắc nhở gì hành khách.

Ông Thắng, người dân xã Đại Tập cho biết: “Tôi hay qua lại bến phà này, lượng khách thường rất đông và có nhiều ô tô mặc dù bến chưa đủ điều kiện vận tải ô tô qua sông. Biết là sẽ rất nguy hiểm nhưng vẫn phải đi vì nếu có chờ thì chuyến nào cũng như nhau. Việc mặc áo phao thì chưa thấy ai kiểm tra, cũng không thấy chủ phà nhắc hay phát cho hành khách. Như tôi, đôi lúc cũng muốn mặc nhưng sợ mọi người… cười nên thôi”.

Tại bến đò Cổ Phúc nối Thị trấn Cổ Phúc và xã Y Can (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), hầu hết người đi đò qua sông ở đây đều không mặc áo phao theo quy định của Luật giao thông đường thủy. Chủ đò tại đây cho biết, thường đò hoạt động từ 5h sáng đến 19h30 tối, ngày nào có phiên chợ thì đò chạy sớm hơn để phục vụ nhu cầu của người dân. Tại các bến đò mỗi ngày có khoảng 25-30 chuyến đò đưa khách qua sông với khoảng 500-600 lượt khách.

Trong giao thông thủy, áo phao và phao nổi cầm tay là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn cho hành khách. Tuy nhiên, số lượng phao mà chủ phương tiện có lại rất ít. Cả chiếc đò lớn chở hàng chục người mỗi lượt lại chỉ có 6 chiếc phao gắn “hờ hững” ở hai bên sườn đò. Thậm chí, một số chuyến đò mà phóng viên có mặt dường như những chiếc phao còn chưa từng tồn tại bởi tìm “mỏi mắt” cũng không thấy.

Ông Phạm Ngọc Phương – Phó Trưởng Ban An toàn Giao thông tỉnh Lai Châu cho biết: “Chúng tôi đang triển khai phát miễn phí hàng trăm phao cứu hộ, dụng cụ nổi cho các hộ dân tham gia giao thông thủy nội địa. Với người dân vùng cao, đây là một trong những giải pháp trước mắt nhằm giảm thiểu nguy cơ, hậu quả khi xảy ra các vụ tai nạn trên sông nước”.

Thượng tá Đồng Văn Thắng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Yên Bái cũng chia sẻ, mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền nhắc nhở nhưng chủ phương tiện và hành khách vẫn chưa chấp hành nghiêm quy định mặc áo phao, dùng dụng cụ nổi cầm tay khi đi đò. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông, thấy quãng đường di chuyển ngắn, việc mặc áo phao mất thời gian.

“Ngoài ra, các chủ đò thường thiếu quan tâm trong việc bảo quản áo phao, vứt quăng quật trên nền đò hay treo lủng lẳng ở hai bên mạn đò khiến áo phao bị bẩn, ẩm mốc, phai màu dẫn tới tình trạng hành khách chê bẩn không mặc”, Thượng tá Thắng nói và cho biết, để tiện lợi hơn cho hành khách khi đi đò, Ban ATGT tỉnh đã cấp phát cho các bến đò trên địa bàn dụng cụ nổi cứu sinh để đảm bảo an toàn.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top