Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Những trận đánh bạt vía Ngụy quân

Thứ sáu, 09:49 30/04/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều người biết ông qua thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975, qua những cuộc tranh cãi về tác giả của bức thư đầu hàng nổi tiếng mà Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh đọc trên đài Phát thanh Sài Gòn, nhưng những hình ảnh, phút giây cam go đời lính chiến trong những trận đánh cận kề ngày lịch sử, ông chưa một lần thổ lộ. Trung tướng Phạm Xuân Thệ sẽ đưa độc giả Báo GĐ&XH về những trận chiến ác liệt ấy.

Chọc thủng "mắt ngọc"

Khoảng tháng 6-7/1974, Trung đoàn 66, Sư 304 nhận được lệnh từ BTL Quân đoàn 2 vào mặt trận Quảng Đà, cùng các đơn vị thuộc Quân khu 5 tiến đánh và giải phóng quận lỵ Thượng Đức ở phía Tây TP Đà Nẵng (nay là huyện Đại Lộc, Quảng Nam - PV). Theo lời kể của Trung tướng Phạm Xuân Thệ, quận lỵ Thượng Đức được Tỉnh trưởng Quảng Nam mệnh là "Cánh cửa thép" của Đà Nẵng, còn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì rêu rao căn cứ này với cụm từ hoa mĩ là "Mắt ngọc của đầu rồng".
 
Chúng càng thổi phồng lên khi 2 năm 1969, 1970 quân ta tiến đánh vào đây nhưng không đạt kết quả. Trấn yểm cửa ngõ phía Tây TP Đà Nẵng, quận lỵ Thượng Đức được bao quanh bởi núi cao hiểm trở, đối diện là hợp điểm của 2 dòng sông Côn, sông Vu Gia. Để đánh vào đây, quân ta chỉ có hướng Tây là hướng tấn công duy nhất. Dựa vào thế hiểm trở, Ngụy quân đã biến cánh cửa phía Tây thành tử điểm "bất khả xâm phạm" bằng cách bố trí hoả lực mạnh, nhiều tầng, nhiều vòng. Mọi hoạt động tác chiến của địch đều diễn ra trong lòng đất nhờ sự bao bọc của hệ thống hầm ngầm bê tông cốt thép hai tầng, hàng trăm ụ súng bán nổi và hệ thống trên 30 lô cốt lớn.
 
Ngoài ra, căn cứ này còn được các trận địa pháo ở động Hà Sống, Núi Lở, Ba Khe hỗ trợ khi cần thiết. Cùng đó, hệ thống hàng chục pháo cơ động, pháo tầm xa và không quân từ sân bay Đà Nẵng sẵn sàng nhả đạn, chi viện. Bên cạnh hoả lực mạnh, súng ống trang thiết bị tối tân, quân địch tại đây được đánh giá rất ngoan cố với gần 1,6 vạn quân.
 
u Ông Phạm Xuân Thệ (ngoài cùng bên phải) trong đoàn dẫn Tổng thống ngụy từ Dinh Độc lập đến Đài phát thanh Sài Gòn (tư liệu).

Mờ sáng 28/7/1974, quân ta gồm Sư đoàn 324, Sư đoàn 304, Trung đoàn 3, Tiểu đoàn 10 Quảng Đà nã pháo cấp tập vào cứ điểm Thượng Đức. Ngày 31/7, ông Thệ trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 9 hỗ trợ đánh vào căn cứ này. Cuộc chiến ngày càng quyết liệt, quân ta tổn thất không nhỏ. Theo dòng hồi ức về trận Thượng Đức, tướng Thệ đã khóc khi nhớ lại hình ảnh quả cảm của các chiến sỹ bộc phá: "Vừa chứng kiến cảnh đồng đội bị chôn vùi bởi đạn pháo, các chiến sỹ bộc phá phía sau đã quả cảm xung phong. Mục tiêu cuối cùng là đặt được bộc phá, đánh tung hàng rào địch. Có không ít chiến sỹ bị thương, mắc kẹt trên hàng rào thép gai địch, đồng đội vì lao lên cứu nhau mà chết thảm".

Chứng kiến những hình ảnh tang thương cắt ruột đó, tinh thần chiến đấu của quân ta càng tăng lên gấp bội, quyết chiến để trả thù cho đồng đội. Cùng đó, ta thay đổi chiến thuật bằng cách điều pháo chống tăng 76,2mm, pháo cao xạ 37mm lên đồi cao nhằm các lỗ châu mai địch dội thẳng. Mờ sáng 7/8, các loạt pháo từ xa của ta dội như trút nước xuống đầu địch. Quận trưởng quận lỵ Thượng Đức dính đạn, tự sát chết thảm trong loạt đạn đầu tiên. Tiếp đó, Thiếu tá - Tiểu đoàn trưởng 79 biệt động quân Hà Văn Lầu, quận phó Vũ Trung Tín bị bắt sống.
 
Sau gần 4 giờ chiến đấu, đến khoảng 9h sáng 7/8, "Cánh cửa thép" của tỉnh trưởng Quảng Nam, "Mắt ngọc đầu rồng" của Tổng thống Thiệu bị chọc thủng. Thượng Đức hoàn toàn giải phóng. Địch điên cuồng tái chiếm nhưng thất bại. Sau trận này, Thượng uý Phạm Xuân Thệ được phong hàm Đại uý, giữ chức Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304. Từ tháng 8/1974 đến tháng 3/1975, ông tham gia chiến đấu trên mặt trận Đà Nẵng. 29/3/1975, ông chỉ huy tiểu đoàn 8 đánh vào cổng phía Tây của TP Đà Nẵng. Sau khi giải phóng Đà Nẵng tiếp tục củng cố lực lượng, ngày 10/4 đơn vị ông được lệnh hành quân vào Nam bằng xe cơ giới, nhiệm vụ chính là "gặp đâu đánh đó". Lúc này ông cũng chưa biết đang tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

"Khuấy đục" Nước Trong

Ngày 21/4, đến thị xã Hàm Tân, tỉnh Bình Tuy (nay là tỉnh Bình Thuận - PV), địch đang chiếm giữ cho dù bên trong Quân đoàn 4 đã chiếm được Xuân Lộc. Thị xã Hàm Tân án ngữ trên trục đường 1, cửa ngõ phía Đông Sài Gòn. Trung đoàn 66 được lệnh đánh chiếm cứ điểm này. Đêm 21/4, đại uý Thệ trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn 8, đánh cầu Bình Tuy thọc vào thị xã Hàm Tân. Sau 2 giờ nổ súng (từ 19h đến 21h) quân ta làm chủ thị xã. Đêm 22/4 tiếp tục hành quân, sáng 23/4 đến đồn điền cao su Ông Quế cách Sài Gòn 60km. Lúc này họp chỉ huy Trung đoàn, đại uý Thệ mới được biết đang tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Đêm 23/4, ngày 24/4 một số đơn vị được lệnh đi trinh sát địch ở Tổng kho Long Bình và căn cứ Nước Trong.
 

Đại gia đình Trung tướng Phạm Xuân Thệ.


Theo tính toán, để tiến đánh Sài Gòn từ phía Đông, Quân đoàn 2 cần thành lập một binh đoàn thọc sâu. Lúc này, Trung đoàn 66 cùng các đơn vị tiến đánh căn cứ Nước Trong và tổng kho Long Bình. Khi các Trung đoàn 9, 24 đánh xong trận Nước Trong, một phần tổng kho Long Bình thì cùng Trung đoàn 66 tiến thẳng vào nội đô TP Sài Gòn. Đích cuối cùng là Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hoà và Dinh Độc lập.

Căn cứ Nước Trong vốn là trường sỹ quan thiết giáp nên bố trí cực kỳ vững chãi. Bên trong, địch dễ dàng quan sát ta, xe tăng của chúng được bảo vệ bởi các ụ súng nên hoả lực rất mạnh. Bao quanh, địch đào hào sâu, cài vô số bãi mìn để chống xe tăng tiến đánh. Quân ta chỉ tiến đánh theo đường cổng chính nên địch tập trung tối đa hoả lực mạnh nhất vào đây. Hai bên nổ súng từ cuối ngày 26/4, lực lượng Trung đoàn 9 tổn thất lớn. Trận chiến luôn trong tư thế giằng co. Ta tiến vào, địch tập trung hoả lực mạnh đẩy ra. Mỗi bước tiến đều thẫm đấm máu của các chiến sỹ anh hùng.
 
Trước tình hình đó, quân ta dùng bộ binh kết hợp với xe tăng, dùng pháo bắn thẳng nhằm hạ các ụ súng lô cốt bên trong. Đồng thời dùng pháo xe tăng bắn cháy xe tăng địch, dùng pháo lớn bắn trùm lên đội hình địch, ngăn không cho địch quan sát để bộ binh tràn vào. Cùng đó, huy động bộ binh, xe tăng đi vòng, tiến đánh từ cửa sau. Chiều 27/4, đại uý Thệ chỉ huy Tiểu đoàn 9 bộ binh lên tăng cường cho Trung đoàn 9 tiếp tục đánh chiếm căn cứ Nước Trong. Đến trưa 28/4 quân ta hoàn toàn làm chủ căn cứ Nước Trong. Khi địch ở căn cứ Nước Trong bỏ chạy thì địch ở tổng kho Long Bình nháo nhác bỏ trận địa.

Đây là các trận đánh quan trọng góp phần đưa các binh đoàn của ta triệt tiêu sinh lực địch, áp sát Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn. Tiếp đó, ngày 29/4, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 gồm Trung đoàn 66, Lữ đoàn xe tăng 203, pháo binh, công binh, đặc công và các binh chủng phục vụ củng cố lực lượng, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để tiến đánh vào Sài Gòn. 17h ngày 29/4, 400 xe của binh đoàn hành quân vào nội đô. Sáng 30/4, binh đoàn thọc sâu chiến đấu một trận ác liệt tại cầu Sài Gòn, cửa ngõ của nội đô. 11h30 phút, cờ giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc lập.
 
Trung tướng Phạm Xuân Thệ, sinh năm 1947 tại Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam. Lập gia đình năm 1973, hiện vợ chồng ông sống tại 89 Nguyễn Hoàng Tôn, Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội). Ông nhập ngũ năm 1967. Trong những năm kháng chiến, chức vụ, quân hàm cao nhất của ông là Đại úy, Trung đoàn phó Trung đoàn 66. Năm 1991, ông giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304. Năm 1995, ông mang quân hàm Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 2. Năm 2002, ông mang quân hàm Trung tướng, giữ chức Tư lệnh Quân khu 1, đến tháng 1/2008 ông nghỉ hưu. Trung tướng Phạm Xuân Thệ được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý như Huân chương Chiến công Giải phóng hạng 3, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, Huy chương Quân kỳ Quyết thắng…
 
 
Công Tâm
vietanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 13 phút trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 40 phút trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 46 phút trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 49 phút trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 52 phút trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 2 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 3 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Tin sáng 19/4: Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng vi phạm pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Tin sáng 19/4: Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng vi phạm pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Những ngày qua cư dân mạng dựng hàng loạt clip về việc bà Trương Mỹ Lan giấu kho báu 673.000 tỉ đồng ở biển khơi. Dù biết là đùa giỡn theo trend nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật.

Top