Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tỉnh Lào Cai lên tiếng về việc chậm di dời dân trong cơn bão số 2

Thứ tư, 07:52 10/08/2016 | Xã hội

GiadinhNet - “Người Dao thích sống ven khe suối. Người Mông thì sống lưng chừng núi và thích sống riêng lẽ nên khi vận động họ kiên quyết không đi. Với tâm lý chủ quan nên kể cả chính quyền cảnh báo đôi lúc họ cũng không sợ”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho hay.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, trước thời điểm xảy ra cơn bão số 1 và số 2, tỉnh Lào Cai mới di dời được 72 hộ dân. Con số này chỉ bằng 1/5 so với kế hoạch phải di dời tổng cộng 391 hộ dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Hậu quả của việc này cho thấy, sau cơn bão số 2, nhiều ngồi nhà đã bị sập đổ, cuốn trôi và hư hỏng. Đau xót hơn, trường hợp gia đình anh Hồ Văn Quy và chị Đinh Thị Tới ở xã Cốc San, huyện Bát Xát đã mất đi cả 3 con nhỏ do đất đá sạt xuống nhà.


Anh Hồ Văn Quy (thôn Luổng Giang, xã Cốc San, huyện Bát Xát) bàng hoàng trước cảnh bão lũ cướp đi cả 3 người con. Ảnh: Cao Tuân

Anh Hồ Văn Quy (thôn Luổng Giang, xã Cốc San, huyện Bát Xát) bàng hoàng trước cảnh bão lũ cướp đi cả 3 người con. Ảnh: Cao Tuân

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, gia đình anh Hồ Văn Quy thuộc diện di dời và đã có quyết định cưỡng chế nhưng vợ chồng anh chị vẫn không đi.

Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội về lý do chậm trễ di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm, ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Sở NN&PTTN kiêm Phó Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai thừa nhận có nguyên nhân do “quyết liệt của chính quyền chưa cao”. Lý do khác được chỉ ra là nguồn ngân sách còn eo hẹp cộng với tập quán, nếp sống của bà con đồng bào vùng cao.


Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Sở NN&PTTN kiêm Phó Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai lý giải về tập quán của người dân vùng cao. Ảnh: Cao Tuân

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Sở NN&PTTN kiêm Phó Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai lý giải về tập quán của người dân vùng cao. Ảnh: Cao Tuân

“Người Dao thích sống ven khe suối. Người Mông thì sống lưng chừng núi và thích sống riêng rẽ nên khi vận động họ kiên quyết không đi. Bên cạnh đó người dân ở khu vực này nhận thức chưa cao, cũng có tâm lý chủ quan là sống ở đây bao năm không đi nên nghe cảnh báo họ cũng không sợ”, ông Tuấn chia sẻ.

Còn về kinh phí hỗ trợ di dời, ông Tuấn cho hay, đây là một bài toán khó mà địa phương vẫn loay hoay suốt bấy lâu nay mà chưa tìm được lời giải. Bởi theo chương trình sắp xếp dân cư của Thủ tướng Chính phủ, (trong đó có sắp dân cư khỏi vùng nguy khiểm), Lào Cai lập 76 dự án với tổng kinh phí 878 tỉ đồng. Thế nhưng cho đến nay thì Trung Ương mới chỉ cấp 40% vốn nên Lào Cai mới sắp xếp được 2043 hộ trong khi đó nhu cầu là 5241 hộ.


Bên những tảng đá, bãi bùn, người phụ nữ dân tộc Dao đỏ (xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát) gào khóc khi người thân, nhà cửa bị lũ cuốn trôi rạng sáng 5/8. Ảnh: Nguyễn Nam

Bên những tảng đá, bãi bùn, người phụ nữ dân tộc Dao đỏ (xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát) gào khóc khi người thân, nhà cửa bị lũ cuốn trôi rạng sáng 5/8. Ảnh: Nguyễn Nam

Ông Tuấn cũng cho biết: “Bây giờ định mức hỗ trợ mỗi hộ chỉ có 20 triệu đồng đi ra hẳn khỏi vùng nguy hiểm. Nếu ở phân tán thì phải tự tìm đất dựng nhà và canh tác thì đất ở đâu ra? Tiền ấy làm được cái gì? Còn nếu thành lập cả một khu định cư riêng thì rất tốn kém bởi còn liên quan đến hạ tầng rồi điện nước… đến 30-40 tỉ đồng/khu. Cho nên không phải tỉnh không quan tâm, trước mùa mưa bão lúc nào cũng có công điện, đưa cán bộ xuống tận nơi, lúc nào cũng đôn đốc đấy nhưng có làm được đâu. Chúng tôi đang rất khó khăn trong công tác này…”.

“Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong thời gian tới Lào Cai sẽ cương quyết đưa người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, bằng mọi biện pháp. Những nơi bức bách sẽ di chuyển trước. Với những hộ chưa di dời được ngay bây giờ thì yêu cầu cứ mưa bão là phải sơ tán hết. Dứt khoát là phải như thế. Cứ đêm là sơ tán hết chứ không cho họ ở đó nữa”, Phó Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhấn mạnh.


Nhiều vùng bị lũ cô lập. Ảnh: Trần Quý

Nhiều vùng bị lũ cô lập. Ảnh: Trần Quý

Thống kê sơ bộ cho thấy, Lào Cai là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 2 với 13 người chết và mất tích, 969 nhà bị sập đổ, cuốn trôi, hư hỏng nặng, sản xuất bị ảnh hưởng nặng với 10.150 ha lúa, 1.054 ha hoa màu bị ngập úng, vùi lấp, trên 1.127 ha ao nuôi thủy sản bị đập vỡ.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Lào Cai đã đề xuất xin Trung ương hỗ trợ để nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống người dân. Theo đó, trước mắt, Lào Cai cần kinh phí khôi phục 969 căn nhà bị cơn bão phá hủy, với số tiền 1.145 triệu đồng. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ 200 tấn gạo, hỗ trợ từ 3-6 tháng cho 557 hộ với 2.686 khẩu thuộc địa bàn 4 huyện Bát Xát, Sa Pa, Si Ma Cai và Bắc Hà.


Cảnh tan hoang sau cơn bão số 2 tại Bát Xát, Lào Cai. Ảnh: Cao Tuân

Cảnh tan hoang sau cơn bão số 2 tại Bát Xát, Lào Cai. Ảnh: Cao Tuân

Về khôi phục hệ thống đường giao thông, cần kinh phí khắc phục bước 1 khoảng 87 tỉ đồng, giai đoạn 2 trên 218 tỉ đồng. Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cũng cho rằng, địa phương đang cần xây dựng ngay khu tái định cư với kinh phí khoảng 30 tỉ đồng cho người dân.

Về lâu dài, để ứng phó với tình hình mưa bão trong thời gian tới, Lào Cai cũng có những kiến nghị Chính phủ hỗ trợ việc di dời khoảng 200 hộ dân sống trong vùng không đảm bảo an toàn.

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cũng “ngỏ lời” xin Chính phủ hỗ trợ 1.600 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA để xây dựng tuyến đường lên Sapa, xây dựng thêm các trạm quan trắc để kịp thời dự báo, cảnh báo tình hình lũ quét trên địa bàn…

12 người chết và mất tích sau bão số 2 ở Lào Cai vì chậm di dân? 12 người chết và mất tích sau bão số 2 ở Lào Cai vì chậm di dân?

GiadinhNet - Trước thời điểm bão đổ bộ vào tỉnh Lào Cai, địa phương này mới di dời được 72/391 hộ dân khỏi vùng ảnh hưởng.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Top