Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếp bài Sự thật về "ma thuốc độc" ở miền Trung

Thứ ba, 15:44 29/07/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Lẩn khuất đâu đó trong suy nghĩ của những người thiếu hiểu biết vẫn bị ám ảnh về “ma thuốc độc”. Bất cứ một biến thái lạ nào của cơ thể khi tình trạng sức khoẻ xấu đi, người ta cho rằng mình bị dính “ma thuốc độc”.

>> Sự thật về "ma thuốc độc" ở miền Trung

Không chỉ vậy, một số người còn tin rằng “ma thuốc độc” được những người có tâm địa ác độc nuôi, sau đó thả đi hại người. Từ đó mà gây nên bao oan trái.

Nỗi oan xuyên thế kỷ

Mới đây, khoảng đầu tháng 5/2008, ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) người ta lại xì xào về sự oan ức của một gia đình bị nhiều người ruồng bỏ, xa lánh cũng chỉ vì nghi ngờ gia đình đó nuôi “ma thuốc độc”. Đó là chuyện của chị Trần Thị Chúng ở xóm Trường Xuân (Kỳ Hợp, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), người ta “nghi” cho chị có nuôi con “ma thuốc độc” để hãm hại người khác. Vụ việc oan trái này một thời gian đã gây xôn xao dư luận, rùm beng ở một vùng quê vốn xưa nay bình lặng. Đã có lúc, trong một ngày, hàng trăm người dân ở nhiều nơi trong vùng tò mò kéo đến xem.

Chúng tôi đến Kỳ Hợp, Kỳ Anh tìm vào nhà chị Chúng. Ngôi nhà vắng lạnh không một bóng người. Chị Đỗ Thị Hoài, hàng xóm của gia đình chị Chúng cho biết: “Tuy chính quyền địa phương minh oan cho chị Chúng, chị không có tội. Và sự việc đã qua rồi nhưng hậu quả thì vẫn nặng nề lắm. Từ đó đến nay, gia đình chị Chúng, nhất là mấy đứa con đi đâu trong làng đều bị hắt hủi và xa lánh. Nhà chị Chúng cũng thuộc diện khó khăn, làm thêm nghề bánh đa từ lâu nay, vậy mà cái tin con “ma thuốc độc” đã làm chị phải bỏ nghề. Từ ngày bị vập vào nỗi oan rằng nhà chị có nuôi “ma thuốc độc” thì không ai dám đến nhà”.

Khi chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu chuyện này, chị Hoài cho biết: Chị T. là một người trong xã sau khi ăn bánh đa nhà chị Chúng làm thấy trong người tức ngực, khó thở nên người nhà đó cho rằng chị Chúng đã “đầu độc”. Để giải tỏa nghi ngờ, ngay ngày hôm sau, người nhà của chị T. tỏa đi khắp nơi, tìm đến các thầy bói trong huyện nhờ xem tướng số. Không hiểu các thầy bói phán gì, nhưng khi về nhà, gia đình chị T. khẳng định chị Chúng nuôi “ma thuốc độc” rồi bỏ vào bánh đa để làm chị T. đổ bệnh. Rồi người phụ nữ này đã ăn vạ nhà chị Chúng, bắt chị phải săn sóc và giải độc. Chuyện chị Chúng nuôi “ma thuốc độc” và chấp nhận chăm sóc “giải độc” đã được đồn thổi, nhào nặn làm xôn xao cả huyện Kỳ Anh. Chị Hoài kể thêm: “Dư luận và định kiến của làng xã cũng thật oan nghiệt, đích thân ông Đoàn Trọng Dục - Trưởng Công an xã Kỳ Hợp – đã đứng ra làm rõ trắng đen câu chuyện nhưng nhiều người vẫn không tin”.

Bà Phan Thị Thân (72 tuổi), người cùng xóm với chị Chúng nói với chúng tôi: “Ma thuốc độc nào chẳng thấy chỉ thấy gia đình Chúng bị đẩy vào đau khổ và miệt thị. Nó (chị Chúng) khổ lắm, làm nghề tráng bánh đa đã phải nghỉ vì không ai dám ăn, giờ thì đố mà làm được cái nghề ngỗng gì ở đây. Chúng cũng chán, đi đâu suốt ngày, khó gặp lắm”.

Nỗi oan của chị Chúng mới xảy ra nhưng có những nỗi oan “ma thuốc độc” kéo từ đời này qua đời khác. Nỗi oan mà con ma vô hình đổ lên đầu chỉ một người đã thấy đáng thương, nỗi oan mang tính truyền kiếp lại càng bi kịch hơn. Ngay khi về với huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, lân la hỏi chuyện về “ma thuốc độc”, chúng tôi được cụ Lân ở Linh Vượng xã Xuân Liên  tiết lộ: “ở cái làng này có hai nhà bị nghi nuôi "ma thuốc độc”.

Cụ dẫn tôi đến một căn nhà cuối xóm, đó là một căn nhà gỗ nhưng hoang lạnh đến lạ thường. Cụ Lân tiếp chuyện: “Bỏ đi cả nhà rồi. Không sống được ở đất ni (này) vì mọi người xa lánh. Ngôi nhà này ngày trước là của gia đình anh Phan Trọng T. Cũng chỉ vì mọi người trong làng cho rằng nhà T. nhiều đời nay nuôi thuốc độc cho nên không ai dám đến gần. Bị xa lánh đến mức cả nhà phải chuyển đi nơi khác sinh sống. Đi đâu không ai biết. Ở lại đất ni thì T. sống trong kỳ thị. Vợ con trồng cái rau, làm cái bánh ra chợ kiếm sống, nào có ai màng đến mua. Sợ dính độc. Rồi con cái đi học thì bạn bè xa lánh. Mà thực hư chuyện ni cũng không ai rõ. Chỉ nghe truyền lại là gia đình T. từ đời trước “bắt ma thuốc độc” ở dân tộc nào đó trên miền núi về nuôi. Cha truyền con nối, không đầu độc được ai thì không thể ngóc đầu lên mà sống được, vì thế người ta sợ. Từ sợ vô hình dẫn đến kỳ thị xa lánh. Đến đỉnh điểm, 3 năm trước T. đã chuyển nhà, nghe nói là vào Nam trồng cà phê. T. bỏ lại căn nhà đó cũng chả ai dám mò đến, huống chi là ở”.

Dễ mắc bệnh từ... thuốc trị “ma thuốc độc”

Quay lại chuyện về lang y Hùng Dũng ở Hương Khê. Sau khi “mua” được một thang thuốc trị ma qua việc xét nghiệm cái áo, quay ra Hà Nội, chúng tôi mang theo mấy thang thuốc trừ “ma thuốc độc” gửi ngay cho Tiến sỹ, dược sỹ Đặng Mậu Thiệu - Phó Chủ tịch hội Đông y Hà Nội, một chuyên gia có thâm niên về đông y có tiếng để kiểm nghiệm mấy loại thuốc này.

Tiến sỹ Thiệu cho biết, trong thang thuốc này hầu hết đều là những thứ dược thảo thông thường như: Bạch nhĩ, bạch thược, táo tàu, cây huyết, thiên niên kiện. Duy nhất có một gói thuốc mà Tiến sỹ Thiệu nói rằng là chưa gặp bao giờ cho nên không thể xác định được. Ông cảnh báo rằng, không được uống vì hầu hết các thứ thuốc ấy đều sao tẩm qua loa và mất vệ sinh, một số đã bị mốc, hậu quả khôn lường.

Tiến sỹ Đặng Mậu Thiệu: “sao tẩm qua loa và mất vệ sinh, một số đã bị mốc meo, hậu quả không biết thế nào mà lường”.

Chuyên gia đông y này cũng nói rằng, trong khoa học hiện đại và cả y học cổ truyền không có bệnh nào là bệnh ma ám cả.

Nhưng hiện nay, đang rất có nhiều bệnh nhân lui tới nhà thầy lang Dũng để chữa thứ bệnh mà không có trong y bạ từ trước tới nay. Chúng tôi đã hỏi nhiều chuyên gia về dược, kể cả mang đến Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai về 9 vị thuốc của ông lang Khang cũng đều nhận được những câu trả lời giống nhau: “Đó là những dược liệu thông thường, không có gì đặc biệt cả”.

Thực hư về ông thầy lang và căn bệnh chỉ mình ông nghĩ ra và chỉ mình ông chữa được này là thế nào? Dù sao cũng mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để có kết luận làm rõ ràng vấn đề này.

“Ma thuốc độc” chỉ là chuyện đồn đại, lừa đảo

Để tìm rõ ngọn ngành thực hư, chúng tôi đã liên lạc với ông Bùi Văn Bốn - Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề “ma thuốc độc” ông Bùi Văn Bốn khẳng định đó chỉ là “lời đồn đại, không hề có thật. Về mặt khoa học, cũng không có bằng chứng nào chứng minh có căn bệnh này”.

Về sự xuất hiện của những ông lang vườn tự xưng là chữa được “ma thuốc độc”, ông Bốn cho biết: “Chúng tôi không công nhận, không cấp phép cho những ông lang nào tự cho mình là chữa được cái gọi là “ma thuốc độc” cả. Cũng không ít những ông lang mượn danh bốc thuốc thông thường để chữa “ma thuốc độc”. Ngay từ những năm cuối thập kỷ 90 và đầu những năm 2000 chúng tôi đã tổ chức nhiều đoàn điều tra khắp toàn tỉnh về cách làm ăn của các lang y. Năm nào chúng tôi cũng có văn bản chỉ đạo phòng y tế kiểm tra xem các thầy thuốc đó có hành nghề đúng quy trình hay không. Khi anh em chúng tôi đi kiểm tra đều có sự phối hợp với công an để xử lý các đối tượng hoạt động chui theo quy định. Đặc biệt cách đây không lâu, ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có hẳn cả một đường dây chuyên thông tin đồn đại về “ma thuốc độc” để lừa người dân đã bị dẹp bỏ”.

Xung quanh những bài thuốc “gia truyền” chữa “ma thuốc độc”, ông Bốn cũng cho hay, Sở cũng đã phối hợp với bên kiểm nghiệm thuốc để kiểm tra các bài thuốc này, tất cả không có gì đặc biệt để nói lên rằng nó có thể giải độc được. Nếu nói giải độc là không có căn cứ khoa học. Cho nên, khi có bất cứ một biểu hiện gì khác thường trong cơ thể, tốt nhất là bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được chữa trị.

Ông Bốn cũng nói thêm rằng: “Việc phối hợp với các cơ quan chức năng để đẩy lùi sự đồn thổi gây hoang mang và phi sự thật đã làm nhiều năm nay nhưng rất khó làm triệt để bởi vì “con ma thuốc độc” đã ăn sâu vào tiềm thức một số người từ bao nhiêu đời nay rồi. Bao nhiêu đời giám đốc sở đã vào việc rồi ấy chứ. Vì thế mà để “diệt được con ma” vô hình này không phải một sớm một chiều”.

Truyền thuyết “ma thuốc độc”

Chuyện về “ma thuốc độc” được truyền qua nhiều đời như một truyền thuyết: Có người cho rằng ngày xưa, ở những vùng núi rừng, vùng sâu, vùng xa, ai muốn làm giàu thì bí mật nuôi một con chuột bạch, nhốt trong một chum hay ché bằng sành, giấu nơi thật kín. Cứ một tuần gia chủ làm thịt một con gà cho chuột ăn! Sau ba tháng mười ngày, gia chủ lấy nước bọt của con chuột bí mật mang ra chợ cho vào hoa quả như chuối, mít, dứa, mận, hồng... Hoặc cho vào nước uống, thức ăn mà khách đang ăn! Sau đó chỉ việc “khấn” họ tên, tuổi, quê quán... của người ăn quà... Về nhà, người ăn quà thì bị bệnh... “ma thuốc độc!”? Còn người bỏ thuốc độc thì được giàu to, nuôi heo chóng lớn, nuôi gà, vịt đẻ sai, trồng cây nhiều hoa trái...!

Một số người cao tuổi lại được lý giải theo một cách khác: “Nghe các cụ đời trước kể lại thì thuốc độc được một số người lấy ở trên dân tộc về. Khi đã mang về “nuôi” trong nhà thì phải truyền lại cho con. Nếu mà thất truyền thì cả nhà phải chết như một sự bắt buộc. Người ta nói rằng những người nuôi thuốc độc trong nhà thì gia đình sống không có hậu, sau này đời con đời cháu không khá lên được. Cách chế “thuốc độc” xa xưa nhất được đồn thổi, rồi kể lại cho nhau là lên núi giết hổ rồi lấy râu nó cắm vào cây măng rồi làm một số thủ thuật khác. Còn hiện nay khi hổ báo gì đã hiếm, người ta lại cho là thuốc được chế từ con chuột bạch và rắn độc. Vì thế mà người dân người ta xa lánh, đề phòng những nhà có nuôi chuột và rắn độc.

Quang Thành

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ giảm mưa trời nắng, nhiệt độ trong ngày tăng nhanh. Trong khi Nam Bộ tiếp tục chuỗi ngày nắng nóng kéo dài.

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ngoài việc được tăng lương tối thiểu vùng, nhiều lao động có thể được tăng lương thêm do điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo vùng kể từ 1/7; Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm...

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đời sống - 2 giờ trước

Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm nồng độ cồn, ma túy, chở hàng quá tải trọng, chạy quá tốc độ, vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Thời sự - 2 giờ trước

Camera giám sát ghi lại hình ảnh xe máy phi như tên bắn ở làn 120km/h trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hiện chưa xác định được người điều khiển phương tiện.

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

Giáo dục - 2 giờ trước

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của năm 2024 (tổ chức trong tháng 3 và 4), đã có 15 thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế.

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 12 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 13 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Top