Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thường Xuân, Thanh Hóa: Bản nghèo Hón Cánh “khát” một cây cầu

Thứ tư, 11:28 16/12/2015 | Xã hội

GiadinhNet - 16 hộ dân với 72 nhân khẩu trong đó có 20 em học sinh các cấp tại bản Hón Cánh, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân hàng ngày phải lội qua sông đi làm, đi học. Cuộc sống khó khăn, giao thông chia cắt, mỗi khi mùa mưa bão về bản nghèo như một ốc đảo cô lập hoàn toàn.

 

Một số hình ảnh hàng ngày, người già cũng như trẻ nhỏ Hón Cánh phải lội qua sông Đạt để đưa con tới trường, tới trung tâm văn hoá xã. Ảnh: PV
Một số hình ảnh hàng ngày, người già cũng như trẻ nhỏ Hón Cánh phải lội qua sông Đạt để đưa con tới trường, tới trung tâm văn hoá xã. Ảnh: PV

 

Học sinh ngày 2 lần lội sông đi học

Để vào bản Hón Cánh, chỉ có một con đường “độc đạo” là lội qua sông. Qua sông Đạt hung dữ là con đường mòn chạy dọc suối Cánh, hai bên bờ suối là những thửa ruộng mấp mô vừa được bà con thu gặt. Những khi mùa mưa bão về, nước trên thượng nguồn cuồn cuộn đổ xuống, hoặc trời rét buốt không thể qua sông, khiến cho cuộc sống nơi đây đã khó khăn lại càng vất vả hơn.

Nơi chúng tôi lội qua, sông Đạt như một con thuỷ quái dị hình nơi phình, nơi thắt, tiếng gầm thét phát ra từ dòng nước liên hồi như thách thức những vị khách lạ. Trưởng bản Hón Cánh, anh Nguyễn Văn Bình thì cho rằng, sống mãi thành quen, chỗ nào nông, sâu, chỗ nào có thể đặt chân lội vào là thuộc như đếm. Anh Bình tâm sự: Mỗi khi mùa lũ tới, nước sông to, không một ai dám mạo hiểm đương đầu với lũ. Những khi ấy, 16 hộ dân Hón Cánh gần như bị cô lập, lạc lõng nơi ốc đảo không điện, không đường, không trường, không trạm… trẻ tới trường ở bán trú thì cuối tuần không thể về với gia đình, số em đi học buổi thì phải nghỉ học ở nhà chờ nước lũ qua đi. Việc học bị ảnh hưởng, nên số học sinh theo học hết cấp 3 ở đây chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trưởng bản Bình bảo: Dù khó khăn nhưng bà con ở đây không phải lúc nào cũng chỉ trông chờ vào chính sách của Đảng, Nhà nước. Năm 2010, từng có một con đường thanh niên tình nguyện dẫn vào bản do Huyện đoàn  Thường Xuân cùng với UBND xã Vạn Xuân phối hợp làm. Tuy nhiên, do nhiều bất cập nên đến nay con đường trên đã bỏ hoang, đất đồi núi sạt lở vùi lấp. Cứ tháng 10 hằng năm vào mùa đông không còn lụt nữa là bà con lại cùng nhau làm một cây cầu, dạng cầu khỉ, có thể dắt xe máy qua lại với chi phí khoảng 3 triệu đồng tiền mua vật dụng. Cầu làm xong, ai ai cũng hớn hở, vui mừng vì được qua sông sang bên kia mà người không bị ướt sũng, con cháu được đến trường an toàn, đều đặn hơn... Nói đến đây, giọng Trưởng bản Bình bỗng chậm lại, thở dài: “Cây cầu tre góp làm của bà con không đủ kiên cố, đến tháng 6, tháng 7 năm sau nó lại bị lũ cuốn trôi”.

Còn thầy Lê Công Bắc, Hiệu trưởng Trường tiểu học xã Vạn Xuân thì rõ như đếm về 4 học trò của mình là 4 trong số khoảng 20 con em Hón Cánh đang phải lội sông đến trường. Thầy Bắc tâm tư: “Với học sinh tiểu học dù sao các bậc cha mẹ cũng bớt lo ngại hơn vì con em họ còn được ở bán trú. Còn các em bậc Trung học phải đi buổi về, vất vả và nguy hiểm hơn nhiều. Trung bình mỗi ngày các em phải lội sông 2 lần đi - về, chưa kể nếu mưa lũ to thì phải nghỉ học ở nhà, có khi vài ba ngày mới được tới lớp”.

Ngóng chờ một cây cầu kiên cố

Lâu nay, cuộc sống bà con Hón Cánh sinh sống tại vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thiếu thốn đủ bề. Từ thiếu điện thắp sáng, đến thiếu đường sá đi. Trường cho con em đi học, trạm y tế khi ốm khi đau nhiều khi có cũng như không vì vào mùa lũ thì muốn đến trường hay trạm cũng không thể. Đau ốm, hay bất kể một chuyện gì từ sinh hoạt văn hoá, đến an ninh trật tự thì bà con Hón Cánh đều phải tự đứng ra giải quyết. Ngày nay, đời sống được nâng lên khi cây keo, cây luồng trên đất rừng, đất núi có giá trị thu nhập, bà con biết đến tầm quan trọng của con chữ, con số nên gia đình nào cũng muốn con cái được đến trường, được bằng bạn bằng bè. Bên cạnh những cố gắng của người dân nơi đây, hàng ngày chính họ và con em họ đang phải đối mặt với những nguy hiểm khi vượt sông.

Căn nhà sàn của gia đình bà Cầm Thị Lan (60 tuổi) nằm ẩn mình trong những tán rừng thâm u thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Vẻ mặt già nua, khắc khổ, bà Lan chia sẻ: “Chúng tôi là thế hệ thứ hai vào khai hoang, lập nghiệp. Năm 1982, vợ chồng tôi dọn về ở với nhau sau khi đã ưng cái bụng, đến nay đã có 6 mặt con (4 trai, 2 gái), và 10 đứa cháu cả nội, lẫn ngoại, đứa lớn thì học lớp 12, đứa nhỏ thì học mầm non… tất cả đều đang ở trong ốc đảo này”.

Nói về cây cầu, bà Lan rầu rĩ: “Cầu tạm cứ làm xong là bị nước lũ cuốn trôi, những lúc như vậy bọn trẻ lại phải chờ hết lũ mới qua sông đi học tiếp. Cứ lũ qua chúng tôi lại góp tiền làm cầu, người dân Hón Cánh sẽ làm cầu cho đến khi Nhà nước cho bà con một cây cầu kiên cố mới thôi”.

Trường hợp vợ chồng anh Lữ Văn Quyền (25 tuổi) - chị Hà Thị Piêng có cháu Lữ Thị Tình (3 tuổi) đang học trường Mầm non ở trung tâm xã. Hằng ngày hai vợ chồng phải dậy thật sớm từ gà gáy chuẩn bị cho con ăn uống rồi lại cõng con qua sông, đi thêm gần 5km nữa để đến trường, rồi về lên nương, đến 5 giờ chiều lại đến trường cõng con lội sông về. Khi có mưa bão thì con nhỏ phải ở nhà. Còn gia đình anh Lữ Văn Khuyên, chị Trần thị Hương (39 tuổi), có cháu Lữ Văn Toàn học lớp 12, Trường THPT Thường Xuân 3 thì ngày 2 lần lội sông đến lớp rồi lại lội sông để trở về nhà. Với mơ ước học hết lớp 12 rồi thi Đại học, thoát khỏi cái nghèo từ đồng đất là thế nhưng việc học của em năm nào cũng bị chậm, bị ảnh hưởng do điều kiện đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ, nhiều khi em phải nghỉ học ở nhà.

Đã bao đời nay người dân Hón Cánh sống với niềm khát khao mong muốn có được cây cầu kiên cố nối đôi bờ sông Đạt để thoát nghèo, để con em họ không bị dang dở giấc mơ cắp sách tới trường… Niềm mong mỏi chính đáng của người dân nơi đây đến bao giờ mới thành hiện thực.

Câu hỏi này chỉ có các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa mới trả lời được.

N.Hưng–T.Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 8 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 9 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top