Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực phẩm tăng giá đột biến: Hàng bình ổn ở đâu?

Thứ bảy, 07:09 09/07/2011

GiadinhNet - Sự tăng giá đột biến của lương thực, thực phẩm tại Hà Nội những ngày qua hoàn toàn nằm ngoài dự báo của các chuyên gia.

Diễn biến bất thường này, một lần nữa cho thấy sự bất ổn trong việc thực hiện “bình ổn giá” của Hà Nội. Hàng trăm tỷ đồng “bình ổn giá” bỏ ra, nhưng lại chỉ một nhóm nhỏ người dân được hưởng lợi!
 

Giá thực phẩm tại Hà Nội tăng mạnh một cách bất thường. Ảnh: Chí Cường

 
Đột biến về giá

Trong tất cả dự báo của các chuyên gia thì thời điểm cuối tháng 6, chỉ số giá đều được nhận định là “đang có xu hướng giảm”.
 
Ngay tại buổi họp báo ngày 29/6 công bố các số liệu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và dự báo về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cũng không thể ngờ đến diễn biến này. Khi đó, ông Đỗ Thức - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - tỏ ra lạc quan cho rằng, diễn biến chỉ số giá phụ thuộc vào điều hành của Chính phủ, không loại trừ khả năng, chỉ số giá 6 tháng cuối năm chỉ dừng ở mức 1 - 2%, tức là vẫn đảm mục tiêu 15% như đã xảy ra với năm 2008.

Những ngày đầu tháng 7, không có một biến động mạnh nào về vĩ mô của nền kinh tế, không có những đột biến về tiền lương, giá vàng, ngoại tệ hay đầu tư. Những ngày này cũng không có thêm đợt tăng giá nào của các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu hay điện nước, không có cả những đột biến về thiên tai, khí hậu. Thế nhưng, giá thực phẩm lại đột biến tăng mạnh tại Hà Nội.
 
Theo khảo sát của phóng viên báo Gia đình&Xã hội, tăng giá mạnh nhất là các loại rau, củ, quả. Rau tăng giá gấp đôi, gấp 3 mỗi loại, ngang bằng với dịp tăng giá do mưa lớn cuối tháng 6. Đơn cử như rau mồng tơi bán tại chợ Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) đã tăng giá từ 4.000 lên 7.000 đồng/mớ, các loại củ quả khác như cà chua, dưa chuột, su hào... cũng tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Tại nhiều chợ nội thành khác, các loại thịt lợn, bò, gà... cũng đồng loạt tăng với mức từ 5.000 - 10.000 đồng/kg.
 
Nguyên nhân chính của đợt tăng giá này là, do khan hiếm đầu vào. Các chủ hàng đều than không lấy được hàng và bị nâng giá từ đầu mối mà không có lý do cụ thể. Nhiều chủ nhà hàng ở các quận như Long Biên, Hai Bà Trưng thậm chí còn phải tìm đến các cửa hàng rau nhỏ lẻ để lấy lại.
 
Hàng bình ổn giá  khó tìm!
 

Tại Hà Nội, 10 nhóm hàng thiết yếu trong Chương trình Bình ổn giá gồm: Gạo tẻ; thịt lợn; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, cá; thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi; giấy vở học sinh.

Trong tình trạng mặt hàng lương thực thực phẩm tại các chợ truyền thống tăng cao, nhiều người đã nghĩ đến việc tìm các điểm bán hàng bình ổn giá ở Hà Nội. Tuy nhiên, cũng như tình trạng đã được báo GĐ&XH phản ánh từ chương trình Bình ổn giá năm 2010, đa phần các điểm bán hàng bình ổn giá ở Hà Nội, lại nằm trong các siêu thị và trung tâm thương mại lớn, việc tìm kiếm điểm bán hàng bình ổn giá là không dễ.
 
Khi đó, trả lời phỏng vấn báo GĐ&XH (15/11/2010), ông Nguyễn Văn Đồng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã hứa sẽ cho công khai danh sách điểm bán hàng bình ổn trên website chính thức của Sở để người dân dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 7 tháng, danh sách này vẫn chưa thấy xuất hiện?

Cũng cần nói thêm rằng, số tiền Hà Nội chi ra để thực hiện bình ổn giá mỗi năm không hề nhỏ. Năm 2011, dự kiến thành phố sẽ chi khoảng 475 tỷ đồng cho các doanh nghiệp để dự trữ và bán hàng bình ổn giá.
 
Trong tháng 6, thành phố đã trích từ Quỹ dự trữ tài chính thành phố hơn 319 tỷ đồng để phục vụ bình ổn giá trên địa bàn. Trước đó, trong năm 2010, UBND TP Hà Nội cũng đã tạm ứng 400 tỷ đồng, lãi suất 0%, trong 10 tháng để doanh nghiệp dự trữ 9 mặt hàng thiết yếu, thực hiện mục tiêu bình ổn giá.
 
Thử hỏi, nếu chỉ hạn chế số các điểm bán hàng nơi các siêu thị, trung tâm thương mại, thì sẽ có bao nhiêu người dân Hà Nội, trong tổng số gần 6,5 triệu dân được hưởng lợi từ số tiền 475 tỷ đồng ngân sách bỏ ra để bình ổn giá?

Trong khi đó, cũng thực hiện bình ổn giá, nhưng TP Hồ Chí Minh lại tỏ ra năng động hơn trong việc triển khai chương trình với các điểm bán hàng lưu động, tại các xã vùng ven, các khu công nghiệp, chế xuất.
 
Theo thống kê, mỗi năm TP Hồ Chí Minh tổ chức được hơn 500 chuyến bán hàng lưu động đến 77 điểm tại các KCN-KCX, khu lưu trú công nhân, khu ký túc xá, các khu vực ngoại thành để phục vụ nhu cầu của bà con nông dân, công nhân, sinh viên. Trong đợt tăng giá đột biến lương thực, thực phẩm mới đây, rõ ràng Hà Nội đã tỏ ra bị động khi không thể tổ chức được các điểm bán hàng bình ổn lưu động như vậy.
 
Đắc Kiên
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mười năm tổ chức 1 lần, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mười năm tổ chức 1 lần, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Câu chuyện văn hóa - 5 phút trước

GĐXH - Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, còn gọi là "Thập niên sự lệ" vừa nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tối 22/4.

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Chuyện vợ chồng - 11 phút trước

Người phụ nữ tốt bụng nên đã cho người bạn gái bị chồng bạo hành ở nhờ nhà mình. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một quyết định sai lầm của cô.

MS 922: Xin cứu giúp người đàn ông đang nguy kịch sau tai nạn bỏng

MS 922: Xin cứu giúp người đàn ông đang nguy kịch sau tai nạn bỏng

Vòng tay nhân ái - 34 phút trước

GĐXH – May mắn giữ được mạng sống sau tai nạn bỏng nhưng do thiếu thốn điều kiện điều trị, anh Hoàng Văn Trọng bị liệt từ ngực trở xuống và mang nhiều vết sẹo trên cơ thể.

Đỗ Thị Hà nói gì về tin đồn sắp làm dâu hào môn?

Đỗ Thị Hà nói gì về tin đồn sắp làm dâu hào môn?

Giải trí - 43 phút trước

GĐXH - "Tôi muốn giữ khoảng trời riêng và bình yên cho câu chuyện cá nhân của tôi", Đỗ Thị Hà chia sẻ về tin đồn hẹn hò thiếu gia tập đoàn lớn.

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Đời sống - 49 phút trước

GĐXH - Hoàng loạt cây xanh tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ gãy, đổ nếu gặp mưa dông và gió to gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hà Nội: Phát hiện cô gái tử vong dưới hồ nước Công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Hà Nội: Phát hiện cô gái tử vong dưới hồ nước Công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Đời sống - 53 phút trước

GĐXH - Sáng 23/4, thi thể cô gái trẻ tử vong dưới hồ nước tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng) đã được lực lượng chức năng vớt lên bờ, nguyên nhân đuối nước nghi do nạn nhân nhảy cầu tự tử.

Lai Châu: Bắt nhóm đối tượng lừa bán vàng giả

Lai Châu: Bắt nhóm đối tượng lừa bán vàng giả

Pháp luật - 55 phút trước

GĐXH - Một nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội để lừa bán vàng giả vừa bị Công an tỉnh Lai Châu bắt giữ.

Qua nhà chị chồng, tôi trở về chỉ muốn ly hôn khi gặp một người ở đó

Qua nhà chị chồng, tôi trở về chỉ muốn ly hôn khi gặp một người ở đó

Tâm sự - 1 giờ trước

GĐXH - Tôi đau khổ đến tuyệt vọng chỉ muốn ly hôn kể từ khi từ nhà chị chồng trở về.

Sau lần đi du lịch cùng nhà chồng, vợ chồng tôi hụt hẫng, quyết chí xây nhà riêng cho bõ ghét

Sau lần đi du lịch cùng nhà chồng, vợ chồng tôi hụt hẫng, quyết chí xây nhà riêng cho bõ ghét

Tâm sự - 1 giờ trước

Định đi du lịch để thắt chặt tình cảm với nhà chồng, tôi không ngờ cái kết đúng quá trêu ngươi.

Bắt đầu kỳ nghỉ lễ: Chính thức kiểm soát chặt hành khách, hành lý người ra vào sân bay

Bắt đầu kỳ nghỉ lễ: Chính thức kiểm soát chặt hành khách, hành lý người ra vào sân bay

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 giờ trước

GĐXH - Trước tình trạng lưu lượng người dân di chuyển trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 01/5 tăng mạnh, Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 01 tại các cảng hàng không, sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.

Top