Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thiếu thốn đủ bề, hiểm nguy rình rập trong những chuyến tác nghiệp xa

Thứ sáu, 15:00 21/06/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Vùng sâu, vùng xa luôn có sức hấp dẫn, quyến rũ với những ai đã gắn bó với nghề cầm bút. Có lẽ, tự thân nghề nghiệp khiến cho những người làm báo say mê “chủ nghĩa xê dịch”, yêu thích, tìm đến những vùng đất mới lạ để trải nghiệm, để khám phá cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của thiên nhiên, cảnh vật, con người...


Nhà báo Trần Sơn Bách trong chuyến tác nghiệp tại Sapa (Lào Cai). Ảnh: NVCC

Nhà báo Trần Sơn Bách trong chuyến tác nghiệp tại Sapa (Lào Cai). Ảnh: NVCC

Câu chuyện mặn chát…

Nhà báo Trần Sơn Bách (Báo điện tử Vietnam Plus - Thông tấn xã Việt Nam) là một trong những phóng viên như thế. Anh kể, trong chuyến đi vào vùng sâu, vùng xa Mù Cang Chải (Yên Bái) năm 2012 để viết loạt bài “Cân quặng, mạng người”, Sơn Bách đã trực tiếp đi cùng đoàn công tác cứu hộ cứu nạn tại khu mỏ La Pán Tẩn, nơi vừa xảy ra vụ sạt lở khiến 19 người chết và mất tích.

Anh nhớ lại: “Trong suốt quá trình đi dọc lòng sông Tú Lệ tìm kiếm nạn nhân mất tích, thi thoảng lại tìm thấy một mẩu xác người. Những người tìm kiếm dùng que gắp những mẩu xương thịt còn sót lại bỏ vào xô chậu giúp người nhà an táng”.

Tú Lệ khi ấy đỏ ngầu bùn đất. Nước từ trên những triền cao rỉ xuống đỏ ngòm như máu từ vết thương chưa nguôi nỗi đau đang ứa ra. Đoàn người cứ lầm lũi bước đi, nặng nề và lóp ngóp. Đau lòng nhất, trong đoàn tìm kiếm khi ấy mặc dù có cả thân nhân người không may tử nạn, nhưng mỗi lần phát hiện ra những tảng quặng bị vùi lẫn trong bùn đất, họ lại nháo nhào lao tới, đào bới, xịt rửa. Viên quặng óng ánh, xanh biếc được truyền tay nhau trong tiếng bàn tán líu ríu như chim hót của người Mông bản xứ.

Lúc này, hình như với họ, nỗi đau đã tạm bị quên lãng đi. Trước đó, chỉ vì tìm loại quặng này, 19 người đã bất chấp mưa lớn để vào núi đào mà vĩnh viễn nằm lại. Đến lượt các thân nhân đi tìm, quặng đá lại trở thành thứ ám ảnh hơn cả sự sống và cái chết.

“Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là cái đói nghèo. Từ tháng 8, đa phần các gia đình người H’Mông đã hết gạo dự trữ. Cái đói sẽ còn kéo dài đến tháng Mười, lại đúng vào thời điểm lũ quét, quặng trôi dạt từ mỏ ra lộ thiên trên mặt đất, bên cạnh suối. Mặc dù chỉ là bã quặng, trị giá cao nhất khoảng 30.000 đồng/kg, nhưng với người La Pán Tẩn thì mỗi cân cũng đổi được nửa yến thóc cho qua tháng đói nghèo. Cái đói cái nghèo đã đeo đẳng họ nhiều thế hệ dẫn đến tính mạng họ coi như phù du…”, anh rưng rưng kể lại.

8 ngày ròng, cứ mưa xuống, lại nắng lên. Anh cùng đội cứu hộ cứu nạn tại La Pán Tẩn lại lầm lũi, tìm kiếm những thi thể nạn nhân chưa tìm thấy. 8 ngày ròng, mưa xuống, nắng lên, hơi thở lẫn vào sương rừng, quần áo ngả sang màu đất đỏ. Giấc ngủ đêm phảng phất những giật mình ám ảnh về những bức ảnh thi thể xấu số vùi lấp dưới hàng trăm mét đất mà anh gửi về tòa soạn. Những câu chuyện anh kể, lặng lẽ nhưng cũng mặn chát nỗi buồn nơi cuối trời.


Hình ảnh những đứa trẻ không cha mẹ, tự nuôi nhau ở huyện Simacai, tỉnh Lào Cai qua ống kính của Nhà báo Sơn Bách.

Hình ảnh những đứa trẻ không cha mẹ, tự nuôi nhau ở huyện Simacai, tỉnh Lào Cai qua ống kính của Nhà báo Sơn Bách.

Trong tất cả hành trình về tận sau này lên Tây Bắc, anh luôn bị ám ảnh bởi cái đói nghèo dai dẳng ấy. Đó là khi anh cùng đồng nghiệp đi tìm gặp những đứa trẻ bị bỏ rơi trên vùng cao Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái...

Do ruộng nương quá cằn cỗi, lại không có nghề phụ tại địa phương, nên trong nhiều năm qua, tình trạng người Mông di cư qua biên giới Trung Quốc làm việc ngày càng trở nên phổ biến hơn. Những cuộc tha hương cầu thực ấy đã để lại những bản làng vắng mẹ; những đứa trẻ buộc phải tự gồng mình lớn lên, trở thành trụ cột chính của cả gia đình.

Nhóm của anh Bách đã phải rớt nước mắt khi chứng kiến cảnh cậu bé Giàng Seo Páo (ở xã Sán Chải, Si Ma Cai, Lào Cai) đóng vai “ông bố nhí” bất đắc dĩ ở tuổi 11. Bố mẹ bỏ sang đất bạn mưu sinh, Páo cũng bỏ học, líu ríu kéo theo 2 đứa em nheo nhóc lên ruộng nương ngày ngày. Căn nhà tuềnh toàng của anh em Páo lổn nhổn bát đũa đã mốc meo và túi cá khô đã lúc nhúc đầy giòi bọ… Anh Bách bảo, cứ mỗi khi nhớ đến hình ảnh này, anh lại day dứt mãi không thôi.

Những kỷ niệm khó quên


Phóng viên chia nhau phần nước uống dự trữ trong những chuyến đi vùng sâu, vùng xa.

Phóng viên chia nhau phần nước uống dự trữ trong những chuyến đi vùng sâu, vùng xa.

Sơn Bách kể về chuyến đi đến vùng lũ Trạm Tấu (Yên Bái), khi chạy đến thị xã Nghĩa Lộ xe máy hỏng. Anh nghĩ nếu ở lại đây thì không kịp thời gian nên buộc phải dắt bộ tìm quán sửa xe của người dân để nhờ giúp. Sửa xe xong cũng gần 7h tối, đường vào Trạm Tấu thì bé, men theo vách núi, một bên là vực, sau mưa nên đường càng lầy lội. Có những đoạn có suối ngầm chảy qua, nước đã xói mòn mất nửa đường, anh lái xe vừa đi vừa dò đường chứ không dám phóng nhanh.

Hay như năm ngoái trong chuyến đi Hà Giang, anh cũng bị ngã xe do đường trơn. “Rất may không bị rơi xuống vực. Nói chung những hiểm nguy luôn rình rập trên đường tác nghiệp. Vì thế nếu không muốn phải bỏ mạng, chúng tôi phải tự học lấy những kỹ năng, kinh nghiệm từ người đi trước khi đối diện những tình huống hiểm nghèo”, Sơn Bách tâm sự.

Nhà báo Sơn Bách có một thói quen rất đặc biệt là viết bài ngay trên… điện thoại. Dường như không cần phải dừng lại một phút nào để nghĩ, bởi ngay từ khi tiếp cận một vụ việc nóng anh đã hình dung luôn trong đầu bố cục, nội dung bài báo. Câu chữ cứ thế tuôn chảy, có khi chỉ cần rời khỏi hiện trường, nửa tiếng sau là anh đã hoàn thành xong bài viết đầy đặn 2.000 chữ.

Rồi có những lần đi vùng sâu vùng xa, cả bản lúc này không ai biết tiếng phổ thông, nhóm phóng viên đều là người Kinh và cũng chỉ biết đúng một câu ngôn ngữ của bà con, phiên âm là “chi pâu”, dịch ra tiếng Việt nghĩa là... “không biết”! Cảm giác lạc lõng như đang ở một…đất nước khác. Rất may trong bản có sóng điện thoại, anh đã nhờ được anh đồng nghiệp là người cùng dân tộc với dân bản làm phiên dịch từ xa. Khi đó cánh báo chí chợt nghĩ ngoại ngữ được học trên giảng đường đại học giờ thành trớ trêu, giá mà ngày đó mình học được tiếng dân tộc…

Trong dòng hồi ức những câu chuyện về nghề, Sơn Bách tâm sự, mỗi chuyến đi của anh là một kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm mà anh nhớ nhất, đó là chuyến ra biển Hoàng Sa năm 2014. Thời điểm ấy, Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, thậm chí các tàu của Trung Quốc còn cố tình gây hấn, đâm va vào các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam.

“Tôi nghĩ làm báo thì chuyến đi này là một cơ hội để được tác nghiệp nơi điểm nóng, góp tiếng nói của mình vào việc bảo vệ biển đảo quê hương. Mình cảm thấy sốt ruột trong những ngày chờ đợi được lên đường”, anh Bách nhớ lại.

Đêm trước ngày lên tàu, Bách thức trắng, không phải vì lo đi lại, say sóng hay thứ gì khác, mà lo sẽ phải làm gì để có thể gửi thông tin, hình ảnh về tòa soạn. Trước đây, các chuyến đi xa bao giờ bố của Bách cũng dặn dò con trai cẩn thận nhưng chuyến đi này, ông không nói nhiều. Ông chỉ bảo: “Giữ gìn sức khoẻ con nhé!”.

Sơn Bách kể rằng, sau chuyến đi ấy, khi trở về đất liền, ấn tượng không bao giờ quên đối với anh là những người cảnh sát biển. “Cánh phóng viên ăn chung, ngủ chung với lực lượng cảnh sát biển. Lúc chia tay về đất liền, anh nào cũng dúi vào tay tờ giấy ghi số điện thoại của gia đình, nhắn nhủ rằng liên lạc với gia đình bảo rằng các anh vẫn bình yên. Lúc này mình càng cảm thấy vừa thương vừa cảm phục họ quá!”, nhà báo Sơn Bách nói.

Được đến những nơi mà không phải ai cũng có thể đến, được gặp gỡ, được chia sẻ, được hiểu những con người, những cuộc đời trên đường tác nghiệp chính là “suối nguồn” đam mê của Sơn Bách. Thấm thía những vất vả, khó khăn và đón nhận tấm chân tình của người dân, của các cán bộ, chiến sỹ đã làm “giàu” thêm tình cảm của anh, thôi thúc anh chuyển tải câu chuyện của mình cho độc giả, cũng là chuyển tải tình cảm, chuyện cả những rung động sôi nổi cuả trái tim mình cho bạn đọc.

Với những nỗ lực không ngừng, nhà báo Trần Sơn Bách và cộng sự đã vinh dự giành Giải B Báo chí Quốc gia năm 2012 với loạt bài “Cân quặng, mạng người”; Giải B Báo chí Quốc gia năm 2015 với loạt bài “Hành trình đứng lên của cô bé chân voi”; Giải C Gương sáng phòng chống tham nhũng năm 2015 với loạt bài “Thâm nhập thế giới lò gach ma ở Sóc Sơn”; Giải Khuyến khích Báo chí đối ngoại năm 2012 với chùm tin, bài về “Cuộc chiến bảo vệ vùng biển Hoàng Sa”; Giải B Báo chí Quốc gia năm 2018 với loạt bài “Ký sự đường sắt Bắc - Nam”.

Nhật Tân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 15 phút trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 1 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 1 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Tin sáng 19/4: Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng vi phạm pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Tin sáng 19/4: Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng vi phạm pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày qua cư dân mạng dựng hàng loạt clip về việc bà Trương Mỹ Lan giấu kho báu 673.000 tỉ đồng ở biển khơi. Dù biết là đùa giỡn theo trend nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật.

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 11 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Top